CẤU TRÚC KIẾN TẠO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thạch học và môi trường trầm tích mesozoi khu vực trung tâm trũng an châu (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.4. CẤU TRÚC KIẾN TẠO

Vào cuối Paleozoi đến Kainozoi sớm, hoạt động kiến tạo tích cực diễn ra mạnh mẽ với sự phân dị phức tạp, tạo nên các đai tạo núi va chạm giữa các khu liên hợp Đông Dương, Sibumasu, Việt- Trung, cũng như các trũng chồng gối nội lục trên các móng lục địa không đồng nhất cổ hơn. Hệ rift nội lục Permi- Mesozoi An Châu được hình thành trong thời gian này.

Rift An Châu có dạng phức nếp lõm khá đối xứng dạng chữ “v” hình cung, đầu mút là dãy núi Tam Đảo giáp Sơn Dương kéo dài theo hướng đông đơng nam, xịe rộng dần theo hướng đông bắc qua Lạng Sơn, bắc Quảng Ninh, dài trên 250km và nơi rộng nhất từ Đồng Đăng, Lạng Sơn đến Bình Liêu, Móng Cái khoảng 100km, nằm giữa các đới đứt gãy Sơng Thương phía tây bắc và n Tử- Tấn Mài phía đơng nam.

Tổ hợp thạch- kiến tạo rift nội lục trầm tích và núi lửa- pluton Permi muộn- Trias

Trầm tích Permi thượng chủ yếu là đá vôi phân lớp thuộc hệ tầng Đồng Đăng có bề dày ≈150- 200m chứa các vỉa bauxite ở đáy, nằm không chỉnh hợp trên mặt bào mịn của đá vơi karst Carbon- Permi trung phân bố ở rìa bắc rift An Châu ở vùng Chi Lăng, Lạng Sơn. Nằm chỉnh hợp hoặc chỉnh hợp giả trên trầm tích Permi thượng là đá phiến sét, bột kết, cát kết phân nhịp dạng flysh chuyển lên sét vôi, lớp mỏng đá vôi sét xen bột kết, có bề dày khoảng 150- 260m được xếp vào hệ tầng Lạng Sơn tạo thành những nếp uốn rộng với các cánh tương đối thoải lộ ra dọc Lạng Sơn, Cao Lộc, Đồng Mỏ,…

Dãy trầm tích Trias kiểu biển tiến bắt đầu bằng cuội- sạn kết hỗn tạp, ryolit, ryodacit, tuf, có bề dày từ vài chục đến vài trăm mét, chuyển lên cát- bột kết, đá phiến sét vôi xen kẽ những tập mỏng đá vôi phân lớp vừa được xếp vào hệ tầng Khơn Làng,

Lân Pảng, n Bình (T2a) nằm khơng chỉnh hợp góc rõ ràng trên các trầm tích Trias hạ, Cacbon- Permi và cả Devon. Loạt núi lửa felsic (T2a) phổ biến tướng phun trào, phân bố nhiều nơi ở Lạng Sơn, Bình Liêu thuộc loạt cao kali (K2O ≈4.45) có dị thường âm của Nb, Ta, P, Sr, dị thường dương của Sb, Th, Zr và giàu các nguyên tố đất hiếm, đặc biệt là nhóm nhẹ cũng như các biểu đồ tương quan đều gần gũi với magma nội mảng, có thành phần gần gũi với loạt felsic ở phần dưới của hệ tầng Sông Hiến.

Tổ hợp molas á lục địa, lục địa Trias giữa- muộn

Từ cuối Trias giữa, quá trình nâng lên tạo núi nội lục và bào mịn diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi Việt Bắc rộng lớn. Tuy nhiên các dãy trầm tích Mesozoi trung- thượng vẫn tiếp tục lắng đọng rất dày, chuyển dần từ tướng biển nông sang tướng lục địa trên rift An Châu, được phân chia ra nhiều dãy khác nhau. Dãy đá phiến sét xen với những lớp đá vôi chứa Trùng lỗ tuổi Asini muộn thuộc hệ tầng Điềm He chuyển đá phiến sét, bột kết, xen với cát- bột kết, đá phiến sét vôi, cát kết chứa phong phú Hai mảnh vỏ thuộc hệ tầng Nà Khuất, lộ ra ở hai cánh Thái Nguyên- Lạng Sơn ở phía tây bắc và Đa Phúc- Bình Liêu ở phía đơng nam của rift An Châu. Nằm chỉnh hợp bên trên là dãy trầm tích tướng đầm- hồ, vụng, gồm cát kết hạt thô, phân lớp dày xen kẽ không đều với cát bột kết và những lớp mỏng đá phiến sét, bột kết, thấu kính sỏi- sạn kết thường có màu nâu đỏ, được xếp vào hệ tầng Mẫu Sơn (T3c) có bề dày thay đổi từ khoảng 800m tăng dần vào trung tâm của rift ở các vùng Sơn Động, Mẫu Sơn, Đình Lập lên đến 1800- 2000m đặc trưng cho molas á lục địa, tạo thành những nếp uốn đoản dạng oval hoặc hình hộp rộng, bằng ở đỉnh và khá dốc ở hai cánh.

Tổ hợp molas Nori- Jura trung gồm các trầm tích lục nguyên chứa than paralic thuộc hệ tầng Văn Lãng (T3n-r) có bề dày 1200- 2000m chuyển lên trầm tích Jura hạ- trung tướng lục địa vụn thơ gồm cuội kết màu đỏ có bề dày khoảng 800- 1100m phân bố dọc phần trục nếp lõm kéo dài từ Bắc Giang- Sơn Động qua bắc Đình Lập với thế nằm khá thoải. Trên chúng là là cuội kết hỗn tạp xen kẽ cát kết màu đỏ Creta, dày khoảng 400- 600m thuộc hệ tầng Bản Hang, tạo thành các trũng Đình Lập, Lộc Bình và phân bố hạn chế ở một vài nơi khác. Ngoài ra ở vùng Tam Lung còn gặp loạt ryodacit, ryolit porphyr dày ≈ 250m thuộc tướng á núi lửa phun nổ, họng núi lửa có tuổi Jura muộn, có lẽ thuộc loạt núi lửa- pluton trong bối cảnh căng giãn sau cùng của rìa lục địa tích cực phổ biến ở đông nam Trung Quốc và xuất hiện rải rác ở đông bắc Bắc Bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thạch học và môi trường trầm tích mesozoi khu vực trung tâm trũng an châu (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)