Mức độ biến đổi thứ sinh (BĐTS) của đá cát kết hệ tầng Hà Cối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thạch học và môi trường trầm tích mesozoi khu vực trung tâm trũng an châu (Trang 79 - 83)

STT Mẫu Hệ số BĐTS Mức độ BĐTS 1 AC 29B 0.68 Hậu sinh 2 AC 34 0.79 Biến sinh 3 AC 35 0.78 Biến sinh 4 AC 33A 0.47 Thành đá muộn 5 AC 40 0.46 Thành đá muộn 6 AC 56C 0.5 Thành đá muộn 7 AC 61 0.43 Thành đá muộn 8 H32 0,48 Thành đá muộn

Phân tích mẫu lấy tại hào H32 cho thấy các hạt vụn chủ yếu tiếp xúc dạng điểm và đường thẳng, ít đường cong và răng cưa, thạch anh tắt làn sóng yếu. Mẫu có độ chọn lọc tốt, mài trịn trung bình được hình thành trong mơi trường đê cát, cồn cát

hoặc bãi triều. Xi măng gắn kết kiểu lấp đầy, hàm lượng 12,6% (hình 4.15). Tiềm năng chứa thuộc loại cao.

Hình 4.15. Cát kết chọn lọc tốt hệ tầng Hà Cối có độ rỗng giữa hạt rất cao.

4.7. HỆ TẦNG BẢN HANG

Trầm tích cát kết trong hệ tầng Bản Hang có thành phần đa khống, độ chọn lọc kém, với xi măng kiểu lấp đầy (15%) với thành phần chủ yếu là kaolinit, hydroxit sắt. Đá biến đổi thứ sinh ở mức hậu sinh muộn (I= 0,62). Các đá thuộc phần thấp của hệ tầng Bản Hang là cuội sạn xen cát kết màu nâu đỏ đến hồng nhạt đặc trưng cho môi trường lục địa. Phần trên là bột kết, cát kết nâu đỏ, xám tím chứa kết hạch vơi xen bột kết vơi hình thành trong mơi trường biển nơng. Do số lượng mẫu ít, lại khơng có kết quả phân tích độ rỗng nên chỉ có thể nhận định được rằng khả năng chứa của đá cát kết hệ tầng Bản Hang kém.

KẾT LUẬN

1. Địa tầng Mesozoi khu vực trung tâm trũng An Châu bao gồm 7 hệ tầng, bao gồm: 1) Hệ tầng Lạng Sơn (T1i ls); 2) Hệ tầng Khôn Làng (T2a kl); 3) Hệ tầng Nà

Khuất (T2 nk); 4) Hệ tầng Mẫu Sơn (T3c ms); 5) Hệ tầng Văn Lãng (T3n-r vl); 6) Hệ

tầng Hà Cối (J1-2 hc); 7) Hệ tầng Bản Hang (K bh).

2. Hệ tầng Lạng Sơn chủ yếu các đá lục nguyên hạt trung - mịn (cát kết lithic, bột kết), đá sét kết và đá vơi, cấu tạo xích ma tăng trưởng và phân lớp ngang song song hình thành trong mơi trường châu thổ ngầm (a) và biển nông (am). Hệ tầng Khơn Làng có chứa các tập phun trào ryolit, trầm tích lục nguyên chủ yếu là cuội, sạn, cát kết đa khoáng chọn lọc kém, cấu tạo khối và phân lớp xiên chéo đồng hướng, hình thành trong mơi trường lục địa, gần nguồn xâm thực (a). Hệ tầng Nà Khuất bao gồm các đá cát kết (hạt mịn đến rất mịn chọn lọc trung bình - tốt), bột, sét kết, sét vơi cấu tạo phân lớp ngang song song hình thành trong mơi trường tiền châu thổ và biển ven bờ (a,am). Phân hệ tầng Mẫu Sơn dưới và giữa chủ yếu là trầm tích lục nguyên như cát, bột, sét kết với màu đặc trưng là tím gụ hình thành trong điều kiện khơ nóng và oxi hóa mạnh của lục địa; phân hệ tầng trên chủ yếu là trầm tích hạt mịn chứa vơi sét, sét vơi hình thành trong mơi trường tiền châu thổ và biển vũng vịnh (am,m). Hệ tầng Văn Lãng bao gồm các đá trầm tích từ thơ đến mịn như: cuội sạn kết cấu tạo phân lớp xiên chéo lịng sơng miền núi (a); cát, bột và sét kết màu đen giàu vật chất hữu cơ hình thành trong mơi trường tiền châu thổ và đầm hồ, vũng vịnh ven biển (am,m). Hệ tầng Hà Cối bao gồm các đá sạn, cát và bột kết, ít sét kết. Mơi trường thành tạo thay đổi từ lục địa (vùng Sơn Động, Cẩm Phả và Móng Cái) đến cửa sơng và biển nông (vùng Tiên Yên, Quảng Hà và Đình Lập). Hệ tầng Bản Hang có phần thấp bao gồm cuội, sạn xen cát kết màu nâu đỏ đặc trưng cho môi trường lục địa, phần trên chủ yếu bột kết chứa kết hạch vơi xen bột kết vơi hình thành trong mơi trường biển vũng vịnh.

3. Các hệ tầng Khôn Làng, Nà Khuất, Mẫu Sơn phổ biến trầm tích lục nguyên hạt thô đến trung như sạn, cát kết. Tuy nhiên, các đá đã bị biến đổi thứ sinh tương đối mạnh, thường ở giai đoạn hậu sinh muộn đến biến sinh, xi măng gắn kết phổ biến kiểu cơ sở với hàm lượng tương đối cao (trung bình trên 20%). Đặc biệt rất phổ biến xi măng canxit thứ sinh làm giảm khả năng chứa của đá, tiềm năng chứa thuộc loại kém đến rất kém.

Hệ tầng Văn Lãng có mức độ biển đổi thứ sinh thấp hơn. Cát kết hệ tầng Văn Lãng có độ hạt mịn đến trung, độ chọn lọc trung bình - tốt, khu vực trung tâm võng

hình thành trong mơi trường đê cát ven bờ cộng sinh với tướng đầm lầy ven biển, nền gắn kết chủ yếu kiểu lấp đầy cho thấy tiềm năng chứa của cát kết hệ tầng này tương đối tốt. Tuy nhiên, các mẫu phân tích độ rỗng đều lấy ở rìa phía nam của võng An Châu. Do đó, để đánh giá tồn diện hơn khả năng chứa cần phân tích bổ sung độ rỗng của đá ở trung tâm võng An Châu.

Các đá cát kết của hệ tầng Hà Cối phân bố ở các khu vực Quảng Hà (Quảng Ninh), phía đơng huyện Lộc Bình và Đình Lập (Lạng Sơn) có mức độ biến đổi thứ sinh thấp, phần lớn trong giai đoạn thành đá muộn và hậu sinh sớm, chọn lọc tốt, nền gắn kết phổ biến kiểu lấp đầy có tiềm năng chứa thuộc loại tốt. Các tập cát kết thuộc hệ tầng có tổng chiều dày khá lớn, khoảng trên 400m là những tầng chứa tiềm năng. Đồng thời kết quả khảo sát ban đầu theo các lộ trình địa chất cho thấy ở các khu vực này xuất hiện các nếp lồi có thể tạo các bẫy cấu tạo khá tốt.

4. Các kết quả nghiên cứu và nhận định nêu trên chủ yếu trên cơ sở khảo sát bằng các lộ trình và khoan máy nơng (độ sâu <100m). Do đó, để có những nhận định chính xác và toàn diện hơn về tiềm năng dầu khí miền võng An Châu cần thi công thêm các lỗ khoan sâu và triển khai đo địa chấn trong thời gian tới

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam. NXB Khoa học và kỹ thuật, 2007.

2. Địa chất và tài nguyên Việt Nam. NXB Khoa học kỹ thuật, 2010

3. Thuyết minh tóm tắt bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1/200.000 tờ Lạng

Sơn. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 2000.

4. Thuyết minh tóm tắt bản đồ địa chất và khống sản tỷ lệ 1/200.000 tờ Móng

Cái. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 2000.

5. Thuyết minh tóm tắt bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1/200.000 tờ Hạ Long.

Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 2000.

6. Thuyết minh tóm tắt bản đồ địa chất và khống sản tỷ lệ 1/200.000 tờ Hải

Phòng. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 2000.

7. Tống Duy Thanh, 2005. Các phân vị địa tầng Việt Nam. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Trần Nghi, 2012. Trầm tích học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Trần Nghi, 2010. Trầm tích luận trong địa chất biển và dầu khí. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Hồng Đình Tiến, 2006. Địa chất dầu khí và phương pháp tìm kiếm thăm dò,

theo dõi mỏ. NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Knut Bjørlykke. 2010. Petroleum Geoscience: From Sedimentary Environments

to Rock Physics. Springer Press.

12. Nichols Gary, 2009, Sedimentology and Stratigraphy, Second Edition, Wiley- Blackwell.

13. Reading H. G., 1996. Sedimentary Environments: Processes, Facies and

Stratigraphy. Blackwell Science.

14. Roger M. Slatt, 2006. Stratigraphic reservoir charaterization for petroleum

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thạch học và môi trường trầm tích mesozoi khu vực trung tâm trũng an châu (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)