Mức độ biến đổi thứ sinh (BĐTS) của đá cát kết hệ tầng Nà Khuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thạch học và môi trường trầm tích mesozoi khu vực trung tâm trũng an châu (Trang 75 - 77)

STT Mẫu Hệ số BĐTS (I) Mức độ BĐTS

1 H10 0.76 biến sinh

2 H28 0.80 biến sinh

3 H33 0.79 biến sinh

4 AC 43 0.71 hậu sinh

5 AC 54A 0.67 hậu sinh

Đá cát kết trong hệ tầng Nà Khuất chiếm khối lượng lớn trong bề dày mặt cắt của tồn hệ tầng. Đá có độ chọn lọc tốt, được hình thành trong mơi trường biển nên không gian phân bố với quy mô lớn là những tiền đề thuận lợi đối với tầng chứa. Tuy nhiên, các đá ở đây đã trải qua giai đoạn biến sinh, đá đã bị biến đổi. Các mẫu hào và vết lộ cho thấy đá cát kết có khả năng chứa ở mức trung bình đến kém. Tuy nhiên, phân tích mẫu trong lỗ khoan LK11, đá lại có kích thước hạt mịn đến rất mịn, hàm lượng xi măng cao và phổ biến là xi măng canxit thứ sinh, đôi khi ở dạng khảm nên khơng có khả năng chứa.

4.4. HỆ TẦNG MẪU SƠN

Các đá cát kết bắt gặp trong hào và vết lộ cũng đã bị biến đổi hậu sinh từ giai đoạn hậu sinh đến biến sinh.

Các mẫu đá cát kết trong các lỗ khoan thường có kiểu nền cơ sở với hàm lượng nền rất cao, từ 27,4- 38,2%, trung bình là 30,9%; phổ biến là xi măng canxit và khoáng vật sét làm cho đá gần như khơng có khơng gian rỗng giữa hạt, giá trị độ rỗng cao nhất chỉ đạt 2,4%.

Trong khi đó, xi măng trong các mẫu đá lấy trong hào và vết lộ lại có kiểu nền lấp đầy, hàm lượng xi măng thấp, chỉ từ 13,3- 24,8%, trung bình là 17,5%, và khơng thấy xuất hiện xi măng canxit thứ sinh. Chính vì vậy, độ rỗng giữa hạt trong các mẫu cát kết đạt từ 2,6%- 4,0%. Ngồi ra, cịn có lỗ rỗng thứ sinh dạng hang hốc và trong hạt (4,2- 7,0%) do hịa tan các khống vật kém bền vững. Điều này có thể được lý giải là do các đá thuộc hệ tầng Mẫu Sơn phân bố gần bề mặt nên thường có mức độ phong hóa rất mạnh, đá rất mềm bở. Đa số bị phủ bởi lớp vỏ phong hóa dày, thực vật phát triển.

Hình 4.11. Khơng gian rỗng trong cát kết hệ tầng Mẫu Sơn, mẫu H11. Lỗ rỗng giữa hạt (I), vi hang hốc (V) và vi khe nứt (mũi tên).

Ở sườn bắc núi Mẫu Sơn phát hiện các tập đá cát kết dày thuộc phần phân hệ tầng dưới, tuy nhiên, đá đã bị biến đổi hậu sinh mạnh, dạng quarzit. Các khu vực còn lại, các tập đá cát kết có chiều dày khơng đáng kể. Như vậy, các đá của hệ tầng Mẫu Sơn có tiềm năng chứa kém.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thạch học và môi trường trầm tích mesozoi khu vực trung tâm trũng an châu (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)