STT Mẫu Hệ số BĐTS (I) Mức độ BĐTS 1 AC 55 0.72 Hậu sinh 2 AC 68 0.75 Hậu sinh 3 H02 0.83 Biến sinh 4 H11 0.77 Biến sinh 5 AC 9B 0.8 Biến sinh 6 LK 1 (56.2) 0.79 Biến sinh 7 LK 4 (59.0) 0.81 Biến sinh 4.5. HỆ TẦNG VĂN LÃNG
Đa số là cát kết hạt mịn đến trung có độ chọn lọc trung bình đến tốt, được hình thành trong môi trường đê cát ven bờ cộng sinh với tướng đầm lầy ven biển. Nền gắn kết kiểu lấp đầy và ít hơn là cơ sở, hàm lượng từ 14,8- 22,6%. Đá trong hệ tầng Văn Lãng có mức độ biến đổi thứ sinh thấp, hệ số biến đổi thứ sinh từ 0,55- 0,81. Các yếu tố trên cho thấy tiềm năng chứa của đá cát kết hệ tầng này có khả năng tốt hơn các hệ tầng cổ hơn. Tuy nhiên, các kết quả phân tích lỗ rỗng bằng lát mỏng thạch học lại cho thấy không gian rỗng khơng vượt q 4,4%; trong khi đó, lỗ rỗng giữa hạt được xác định duy nhất tại mẫu hào H21, có giá trị 2,4%.
Bảng 4.3. Mức độ biến đổi thứ sinh (BĐTS) của đá cát kết hệ tầng Văn Lãng STT Mẫu Hệ số BĐTS (I) Mức độ BĐTS STT Mẫu Hệ số BĐTS (I) Mức độ BĐTS
1 AC15B 0.55 Hậu sinh
2 AC46 0.61 Hậu sinh
3 AC47 0.63 Hậu sinh
4 AC18B 0.71 Hậu sinh
5 H18 0.71 Hậu sinh
6 H21 0.74 Hậu sinh
Hình 4.12. Không gian rỗng (màu xanh) thấp, gồm lỗ rỗng giữa hạt, lỗ rỗng vi hang hốc (V) và rất ít lỗ rỗng trong hạt. 4.6. HỆ TẦNG HÀ CỐI
Cát kết hạt mịn ở khu vực trung tâm võng An Châu có mức độ biến đổi thứ sinh rất cao (I= 0,86). Các hạt vụn thạch anh trong đá có dạng đơn tinh và đa tinh tắt làn sóng rất mạnh, rìa hạt bị gặm mịn dạng eo vịnh, tiếp xúc hạt dạng răng cưa và đường cong. Thạch anh kết tinh thành hạt nhỏ lấp đầy khơng gian rỗng. Đá có độ chọn lọc trung bình đến kém. Các yếu tố này khiến cho không gian rỗng giữa đá giảm đáng kể, khơng có khả năng chứa.
Hình 4.13. Cát kết hạt mịn hệ tầng Hà Cối chọn lọc trung bình – kém, biến đổi thứ sinh mạnh làm giảm đáng kể độ rỗng giữa hạt.
Tại khu vực lỗ khoan LK10 và LK12 (Đình Lập, Lạng Sơn) gặp phổ biến cát kết hạt mịn, bột kết và sét vơi. Đá cát kết có độ chọn lọc tốt, mức độ biến đổi thứ sinh thấp. Tuy nhiên, hàm lượng xi măng gắn kết khá cao (26,4- 26,8%) thuộc kiểu cơ sở với thành phần chủ yếu của xi măng là canxit thứ sinh (hình 4.14), tạo thành các mạch, lấp đầy khơng gian rỗng của đá. Vì vậy, chất lượng colecto thấp, độ rỗng dưới 1%.
Hình 4.14. Cát kết hạt nhỏ hệ tầng Hà Cối xi măng canxit thứ sinh lấp đầy không gian rỗng giữa hạt làm cho đá khơng cịn khả năng chứa.
Tại khu vực Quảng Hà (Quảng Ninh), các mẫu hào và vết lộ cho thấy đá của hệ tầng Hà Cối chỉ mới trải qua giai đoạn thành đá muộn đến hậu sinh sớm, hệ số biến đổi thứ sinh dao động trong khoảng 0,43- 0,78. (bảng 4.4)