CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.6. Tổng quan về phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng môi trƣờng trên thế
giới và Việt Nam bằng chỉ tiêu tổng hợp
1.6.1. Tổng quan về phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng môi trƣờng nƣớc trên thế giới và Việt Nam
a. Tổng quan nghiên cứu
Hiện nay một số nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang ứng dụng phương pháp đánh giá chất lượng nước (CLN) bằng chỉ số tổng hợp sử dụng các chỉ số chất lượng nước (WQI) theo 2 cách tiếp cận chủ yếu sau: [11;15]
- Cách tiếp cận 1: Chỉ số chất lượng nước (WQI) khơng có trọng số
- Cách tiếp cận 2: Chỉ số chất lượng nước (WQI) có tính đến trọng số của từng thơng số khảo sát
Các chỉ số WQI theo 2 cách tiếp cận trên được tổng hợp (xem phụ lục 2).
b. Áp dụng phƣơng pháp của GS. Phạm Ngọc Hồ
GS. Phạm Ngọc Hồ (2014) đã cải tiến chỉ số chất lượng nước WQI thành chỉ
số chất lượng nước tương đối dạng tổng quát (ReWQI) để xây dựng chỉ số chất lượng nước cho việc đánh giá bằng chỉ số tổng hợp đối với các loại nước khác nhau (nước mặt, nước ngầm, nước biển ven bờ,v.v.). [15]
- Phương pháp có thể áp dụng để tính tốn theo số liệu quan trắc tự động hoặc định kì;
- Số thơng số quan trắc n không hạn định dựa vào TCMT/QCMT của mỗi quốc gia;
- Thang phân cấp đánh giá không cố định và tự quy định, nghĩa là ngưỡng đánh giá phụ thuộc vào số thông số khảo sát n;
- Không xảy ra hiệu ứng che khuất vì khơng lấy trung bình cộng hoặc trung bình nhân;
- Trọng số Wi của mỗi thơng số được tính tốn từ cơng thức lí thuyết dựa vào TC/QC, không tự cho điểm theo ý kiến chuyên gia như các phương pháp khác;
- Công thức ReWQI và thang phân cấp phụ thuộc n đều được thiết lập bằng lí thuyết dựa trên các điều kiện tốn học bao gồm: giá trị bé nhất, giá trị lớn nhất, giá trị cực tiểu, giá trị cực đại, giá trị trung vị và giá trị trung bình, nên có cơ sở khoa học;
- Thuận lợi trong việc đánh giá tích hợp các loại nước (A1, A2, B1, B2 hoặc A & B) theo TC/QC);
- Có thể ứng dụng ReWQI để phân vùng đánh giá chất lượng môi trường khu vực nghiên cứu được biểu diễn dưới dạng bản đồ GIS;
- Chỉ số ReWQI được tính tốn theo TCCP của các TC/QC của mỗi nước, không phải xây dựng các giá trị dưới và giá trị trên theo phương pháp tuyến tính hóa đường cong phân đoạn để lập các giản đồ tra cứu cho từng thông số như các chỉ số WQI khác, đặc biệt khi mở rộng các thông số khảo sát lại phải xây dựng bổ sung các giản đồ tra cứu, nên không thuận lợi cho áp dụng vào thực tế.
1.6.2. Tổng quan về phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng mơi trƣờng khơng khí trên thế giới và Việt Nam
a. Tổng quan nghiên cứu
Hiện nay một số nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang ứng dụng phương pháp đánh giá chất lượng khơng khí (CLKK) và phương pháp đánh giá ơ
nhiễm khơng khí bằng chỉ số tổng hợp sử dụng các chỉ số chất lượng/ ơ nhiễm khơng khí (AQI, API) theo 2 cách tiếp cận chủ yếu sau: [14,15,38]
- Cách tiếp cận 1: Chỉ số chất lượng khơng khí (AQI) khơng có trọng số, có
tính đến trọng số của từng thông số khảo sát
- Cách tiếp cận 2: Chỉ số ơ nhiễm khơng khí (API) khơng có trọng số, có tính
đến trọng số của từng thơng số khảo sát
Các chỉ số API, AQI theo 2 cách tiếp cận trên được tổng hợp (xem phụ lục 2)
b. Áp dụng phƣơng pháp của GS. Phạm Ngọc Hồ
GS.Phạm Ngọc Hồ (2014) đã cải tiến chỉ số ô nhiễm khơng khí API thành
chỉ số ơ nhiễm khơng khí tương đối (RAPI) để xây dựng chỉ số chất lượng khơng khí
cho việc đánh giá bằng chỉ số tổng hợp đối với chất lượng khơng khí khu vực. [11,14]
Cụ thể chỉ số RAPI có những ưu điểm sau:
- Phương pháp có thể áp dụng để tính tốn theo số liệu quan trắc tự động hoặc định kì;
- Số thông số quan trắc n không hạn định dựa vào TCMT/QCMT của mỗi quốc gia;
- Thang phân cấp đánh giá không cố định và tự quy định, nghĩa là ngưỡng đánh giá phụ thuộc vào số thông số khảo sát n;
- Khơng xảy ra hiệu ứng che khuất vì khơng lấy trung bình cộng hoặc trung bình nhân;
- Trọng số Wi của mỗi thơng số được tính tốn từ cơng thức lí thuyết dựa vào TC/QC, khơng tự cho điểm theo ý kiến chuyên gia như các phương pháp khác;
- Công thức RAPI và thang phân cấp phụ thuộc n đều được thiết lập bằng lí thuyết dựa trên các điều kiện toán học bao gồm: giá trị bé nhất, giá trị lớn nhất, giá trị cực tiểu, giá trị cực đại, giá trị trung vị và giá trị trung bình, nên có cơ sở khoa học;
- Có thể ứng dụng RAPI để phân vùng đánh giá mức độ ơ nhiễm khơng khí khu vực nghiên cứu được biểu diễn dưới dạng bản đồ GIS;
- Chỉ số RAPI được tính tốn theo TCCP của các TC/QC của mỗi nước, không phải xây dựng các giá trị dưới và giá trị trên theo phương pháp tuyến tính hóa đường cong phân đoạn để lập các giản đồ tra cứu cho từng thông số như các chỉ số AQI, API khác, đặc biệt khi mở rộng các thông số khảo sát lại phải xây dựng bổ sung các giản đồ tra cứu, nên không thuận lợi cho áp dụng vào thực tế.