CHƢƠNG 2 : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa
Điều tra, khảo sát thực tế tại khu vực nghiên cứu để thu thập và bổ sung số liệu về các loại hình cụm cơng nghiệp, nguồn thải gây ô nhiễm môi trường, hiện trạng công nghệ sản xuất và công nghệ giảm thiểu tác động, cũng như các vấn đề liên quan khác nhằm bổ sung thêm cơ sở cho các lý giải trong kết quả nghiên cứu.
Điều tra trực tiếp về điều kiện thực tế tại khu vực CCN, sức khỏe người lao động, điều kiện môi trường nhà xưởng,... ghi nhận được bởi cá nhân trong các lần khảo sát, của các nhà nghiên cứu, cơ quan ban ngành và cư dân địa phương.
Điều tra xã hội học:
Phỏng vấn trực tiếp: Được sử dụng để trao đổi với các nhà đầu tư trong KCN, các cán bộ quản lý của cơng ty Cổ phần Tập đồn kinh tế Hạ Long, các cán bộ quản lý ở các sở, ban, ngành, thành phố Hạ Long, nơi có CCN để thu thập các thơng tin về các hoạt động phát triển và công tác quản lý môi trường tại cụm công nghiệp. Phỏng vấn trực tiếp cán bộ: thu thập thông tin cơ bản về cán bộ cơng tác tại cụm cơng nghiệp, tình trạng sức khỏe, kinh nghiệm, hiểu biết, nhận định, đánh giá về môi trường lao động, công tác bảo vệ môi trường...
Xây dựng và phát phiếu điều tra cho người lao động trong các cơ sở sản xuất để thu thập thông tin về mơi trường làm việc, mức độ an tồn lao động, tình hình sức khoẻ,..và các thơng tin liên quan khác. Trong khn khổ luận văn, tác giả cùng nhóm nghiên cứu thực hiện điều tra phỏng vấn 50 người lao động tại các cơ sở sản xuất trong CCN.