So sánh mật độ động vật đáy ở các tiểu vùng sinh thái năm 2007

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự suy thoái và khả năng phục hồi hệ sinh thái đầm phá tam giang cầu hai, tỉnh thừa thiên huế 20 (Trang 50)

0 100 200 300 400 500 600 700 Th¸ng 4 Th¸ng 5 Th¸ng 8 Tháng 11 Mn - l N-c l L - nht N-ớc nhạt Mật độ con/m2

3.1.2.4. Rong, cỏ biển Rong biển:

Tại vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đã phát hiện đƣợc 48 loài rong biển thuộc 4 ngành (rong Lam, rong Đỏ, rong Nâu và rong Lục). Trong đó, rong Lục (Chlorophyta) có số lồi nhiều nhất, 24 lồi; rong Lam (Cyanophyta) có 15 lồi, rong Đỏ (Rhodophyta) có 7 lồi và rong Nâu (Phaecophyta) có 2 lồi. Tỉ lệ lồi trong các ngành rong đƣợc thể hiện trên hình 3.14 [23].

Hình 3.14. Tỉ lệ thành phần lồi trong các ngành rong biển

(Nguồn: số liệu từ đề tài KC08.25/11-15) [23]

Sự phân bố rộng của các loài tại các địa điểm nghiên cứu rất khác nhau. Trong số 48 loài, số loài tại các điểm khảo sát dao động trong khoảng từ 6 loài (điểm 14) đến 21 loài (điểm 10 và 17) và trung bình khoảng 16 lồi/điểm [34].

Kết quả khảo sát cho thấy, có 25 loài xuất hiện trong cả mùa mƣa và mùa khô (chiếm 52%). Riêng mùa mƣa chỉ 03 loài (Oscillatorianigro viridis; Entero

flexuosa và Cladophoragracilis, chiếm 6,5% tổng số loài) và chỉ mùa khơ là 16 lồi

(Lyngbya majuscule; Padina australis; Ulva clathrate,…) chiếm 33,3%. Loài rong câu cƣớc Gracilaria bailinea lần đầu tiên đƣợc phát hiện tại hệ đầm phá (có thể do di nhập trƣớc đó).

Trong số các loài rong biển kể trên, có 43 lồi phân bố ở vùng triều và 28 loài phân bố ở vùng dƣới triều (trong đó có 25 lồi phân bố ở cả vùng triều và dƣới triều).

Trữ lƣợng rong biển tự nhiên tức thời tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là khá lớn (tổng trữ lƣợng khoảng 500 tấn tƣơi) tập trung chủ yếu vào nhóm rong Tóc, rong Bún và rong Câu. Trong đó, chỉ có nhóm rong Câu (Gracilaria spp.) đang đƣợc khai thác tự phát (hình 3.15), nhóm rong Tóc và rong Bún gần nhƣ bỏ hoang (tập trung chủ yếu tại đầm Cầu Hai).

Hình 3.15. Khai thác rong biển trên đầm Thủy Tú

(Ảnh: Đỗ Văn Mƣời, tháng 8/2015)

Cỏ biển

Đã xác định đƣợc 6 loài cỏ biển tại đầm phá thuộc về 3 họ và 3 chi (bảng 3.3). Ƣu thế lần lƣợt là cỏ Lƣơn Nhật Zostera japonica, cỏ Nàn Halophila beccarii, cỏ Hẹ

tròn Halodule pinifolia, cỏ Xoan Halophila ovalis. Tại các trạm MC5, MC7 MC10 cỏ biển phân bố đơn loài (cỏ Lƣơn Nhật Z. Japonica). Đa số các trạm còn lại là các bãi cỏ biển hỗn hợp, với quần xã từ 2 – 4 loài. Sự phân bố các thảm cỏ biển đƣợc thể hiện trên hình 3.16.

Bảng 3.3. Thành phần loài cỏ biển đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 2013 - 2014 TT Tên khoa học Tên Việt Nam TT Tên khoa học Tên Việt Nam

Họ Ruppiaceae

Chi Ruppia Linnaeus

1 Ruppia maritima Linnaeus cỏ Kim

Họ Cymodoceaceae

Chi Halodule Endlicher, 1841

2 Halodule pinifolia (Miki) den Hartog, 1964 cỏ Hẹ tròn 3 H. uninervis (Forsk.) Ascherson, 1882 cỏ Hẹ 3 răng

Họ Hydrocharitaceae

Chi Halophila Du petit Thouars, 1806

4 Halophila beccarii Ascherson, 1871 cỏ Nàn 5 H. ovalis (R. Br.) Hooker, 1858 cỏ Xoan

Họ Zosteraceae

Chi Zostera Linnaeus, 1868

6 Zostera japonica Asch. & Graehn, 1907 cỏ Lƣơn Nhật (Theo Nguyễn Văn Tiến, 2004)[37]

Trong các loài cỏ biển, loài cỏ Nàn Halophila beccarii là loài rất hiếm trong các thảm cỏ biển ở các nƣớc Đơng Nam Á, và có trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 (phụ lục 2) [2,23].

Hình 3.16. Lƣợc đồ phân bố các lồi cỏ biển ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

(Nguồn: đề tài KC.08.25/11-15)[23]

3.1.2.5. Cá biển

Trong kết quả thống kê và định danh các loài cá tại Tam Giang - Cầu Hai, dự án IMOLA (2006) đã xác định đƣợc 215 - 230 lồi cá có mặt tại đây. Vào mùa khơ, ngồi những lồi cá có nguồn gốc từ biển, có khoảng 20 lồi cá nƣớc ngọt điển hình trong họ cá Chép (Cyprindae), cá Chạch (Cobitidae), cá Lăng (Bagridae), cá Trê (Clarridae), cá Thát lát (Notopteridae). Những loài cá nƣớc ngọt rất hiếm gặp trong các đầm phá vào mùa khơ (trừ một số lồi có khả năng thích nghi tốt với nhiệt độ, độ muối xuống thấp nhƣ cá ngạnh (Aoria sp). Các lồi có giá trị kinh tế tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai khơng nhiều, có khoảng 20 lồi. Những lồi thƣờng gặp và có số lƣợng lớn, làm cơ sở cho nghề cá đầm phá là cá đối (Mugil cephalus, Valamugil

cunnesius), cá căng bốn sọc (Pelates quadrilineatus), cá bống thệ (Oxyurichthys tentacularis), cá bống cấu (Butis butis), cá bống cát (Glossogobius giuris), cá đục

(Silago sihama, S. maclatus), cá tráp (Sparus latus), cá sạo (Pomadasys maculatus), cá dìa (Siganus oramin, S. guttatus), cá mú điển gai (Epinephelus malabaricus), cá mú gio (E. owoara),… [44].

Kết quả phân tích mẫu vật và tƣ liệu trong 2 năm 2013 - 2014 đã xác định đƣợc khu hệ cá đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có 230 lồi, trong 112 giống, 61 họ thuộc 21 bộ (phụ lục 3). Trong đó bộ cá Vƣợc (Perciformes) có số lƣợng lồi cao nhất với 127 loài, chiếm 55,22% tổng số lồi; bộ cá Trích (Clupeiformes) 18 loài (7,83%), bộ cá Bơn (Pleuronectiformes) 15 loài (6,52%), bộ cá Chình (Anguilliformes) và bộ cá Nóc (Tetraodontiformes) mỗi bộ có 11 lồi (4,78%), bộ cá Đối (Mugiliformes) 9 loài (3,91%), bộ cá Nheo (Siluriformes) 6 lồi (2,61%). Các bộ cịn lại có số lƣợng loài từ 1 – 4 loài. Trong 230 lồi cá, có 150 lồi có giá trị kinh tế, 6 lồi cá q hiếm có trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) - phụ lục 2 [2].

Quần xã cá hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đƣợc chia thành 4 nhóm thích nghi với điều kiện sinh thái khác nhau:

- Nhóm cá nƣớc lợ: Có số lồi đơng nhất và là nhóm chủ yếu của khu hệ cá đầm phá. Đại diện nhóm này gồm các lồi cá thuộc các họ: Clupeidae, Engraulidae (bộ Clupeiformes), Atherinidae (bộ Atheriniformes), Hemirhamphidae (bộ Beloniformes), Mugi1idae (bộ Muguiliformes), Theraponidae, Leiognathidae, Gobiidae, Siganidae (bộ Perciformes).

- Nhóm cá nguồn gốc biển: Đa số thuộc bộ cá vƣợc sống ở vùng biển nhiệt đới và có số lƣợng nhiều. Tuy nhiên, nhiều lồi thuộc cá hẹp muối nên thƣờng xuất hiện trong đầm phá vào mùa khơ.

- Nhóm cá nƣớc ngọt: Nhóm sinh thái này có thành phần lồi hạn chế, phân bố chủ yếu ven bờ Tây Nam (nơi có nƣớc sơng đổ vào). Trong mùa mƣa lũ với độ mặn thấp (5-10‰) thƣờng gặp tới 30 loài của các họ: Cyprinidae (bộ Cypriniformes), Notopteridae (bộ Osteoglossiformes), Clariidae (bộ Siluriformes), Symbranchidae (bộ Symbranchiformes), Anabantidae, Ophiocephalidae (bộ Perciformes).

- Nhóm cá di cƣ: Tùy thuộc giai đoạn sinh trƣởng của cá thể, một số loài di cƣ đến các thủy vực khác vào từng thời gian nhất định hàng năm. Phần lớn các loài di cƣ vào đầm phá để kiếm mồi hoặc sinh sản nhƣ cá mòi cờ, cá đối lá, cá cơm biển... Một số khác thuộc cá nƣớc ngọt nhƣ chình hoa sống ở khe suối miền đồi núi, cá đối mục, cá mú, cá dìa sống trong đầm phá lại di cƣ ra biển để đẻ trứng [20].

3.1.2.6. Thảm thực vật ngập mặn

Rừng ngập mặn phân bố ở các cửa sơng Ơ Lâu, sơng Bù Lu và xã Hƣơng Phong (thị xã Hƣơng Trà), khu du lịch Tân Mỹ (cửa sông Hƣơng),… nhƣng với diện tích hẹp so với tổng thể hệ đầm phá. Điển hình là rừng ngập mặn Rú Chá đƣợc nghiên cứu với nhiều cơng trình (hình 3.17).

Hình 3.17. Thảm TVNM ở xã Hƣơng Phong, thị xã Hƣơng Trà

(Ảnh: Đỗ Văn Mƣời, tháng 5/2015)

Kết quả nghiên cứu đã xác định đƣợc 27 loài TVNM (phụ lục 1), ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) chỉ có 1 họ và 1 lồi (chiếm 4,5% tổng số họ và 3,7% tổng số loài); ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) chiếm ƣu thế với 21 họ, 25 chi và 26 loài (chiếm 95,5% tổng số họ và 96,3% tổng số loài). Trong ngành Ngọc Lan, số lƣợng các taxon trong lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) chiến ƣu thế với 17 họ, 21 chi và 21 loài; lớp Loa kèn (Liliopsida) ít hơn với 4 họ, 4 chi và 5 loài (bảng 3.4). Trong số 27 loài TVNM ở Rú Chá, có 10 lồi cây ngập mặn chính thức (MS) (chiếm 37,0% tổng số loài) và 17 loài cây tham gia ngập mặn (MAS) (chiếm 63,0% tổng số loài). Theo Phan Nguyên Hồng (1999), ở Việt Nam có 34 lồi cây ngập mặn thực sự và trên 40 loài cây tham gia vào rừng ngập mặn [13]. Nhƣ vậy, số loài cây

Việt Nam. Các loài cây tham gia và di cƣ vào vùng rừng ngập mặn ở Rú Chá tƣơng đối nhiều, có 17 lồi thuộc 16 chi, 12 họ có đại diện ở nơi đây, chiếm tới 42,5% tổng số loài của rừng ngập mặn. Các loài cây này thƣờng gặp ở những nơi tiếp giáp với rừng ngập mặn, gần mép nƣớc, ven bờ [22]. Bảng 3.4. Số lƣợng và tỉ lệ các taxon thực vật ngập mặn ở Rú Chá Ngành thực vật Họ Chi Loài Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Ngành Dƣơng xỉ - Polypodiophyta 1 4,5 1 3,8 1 3,7 Ngành Ngọc lan - Magnoliophyta 21 95,5 25 96,2 26 96,3 Lớp Ngọc Lan - Magnoliopsida 17 77,3 21 80,8 21 77,8 Lớp Loa Kèn - Liliopsida 4 18,2 4 15,4 5 18,5 Tổng 22 100,0 26 100,0 27 100,0

(Nguồn: Trần Hiếu Quang, Nguyễn Khoa Lân, Trần Thị Tú, 2013) [22] Dựa theo tiêu chuẩn đánh giá và quan trắc rừng ngập mặn của Phạm Nhật và cộng sự (2003) và FAO (2007), tính đa dạng của rừng ngập mặn thấp khi rừng có từ 1- 3 lồi, trên 10 lồi tính đa dạng của rừng cao, thì TVNM ở Rú Chá có độ đa dạng lồi cao [38]. Trong đó, Rú Chá có 5 lồi TVNM chủ yếu (Giá (Excoecaria

agallocha L.), Quao nƣớc (Dolichandrone spathacea (L.f.) Schum.), Tra hoa vàng (Hibicus tiliaceus L.), Ngọc nữ biển (Clerodendrum inerme (L.) Gaertn.) và Ơ rơ trắng (Acanthus ebracteatus (L.) Vahl.)), thuộc 5 họ khác nhau đã có từ trƣớc, trong đó có 3 lồi thân gỗ, hai lồi cây bụi. Ở đây, Giá (Excoecaria agallocha L.) đƣợc coi là loài cây ngập mặn tiên phong trong quá trình lấn biển. Ngoài ra, ba loài TVNM đƣợc trồng từ năm 2003 là Đƣớc vòi, Vẹt dù và Sú. Theo các tài liệu của những tác giả nhƣ Phạm Minh Thƣ (2003), Nguyễn Khoa Lân (2003), Hồng Cơng Tín (2008, 2012) và Dự án IMOLA II (2010) những loài này đƣợc chọn giống tại xã Phú Tân, huyện Phú Vang và Cồn Tè, xã Hƣơng Phong. Thơng qua các chƣơng trình nghiên cứu và dự án hỗ trợ từ các tổ chức IMOLA, Hội Khoa học kỹ thuật

Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế và Trung tâm CORENAM, một số loài TVNM mặn nhƣ Đƣớc vòi, Vẹt dù, Bần chua,… đã đƣợc nhân giống và trồng thêm xung quanh các vùng ven bờ ao nuôi trồng thủy sản từ năm 2011 đến nay [14,15].

So với danh lục thành phần loài của các tài liệu trƣớc đây nhƣ Hồng Cơng Tín (2008, 2012) và Dự án IMOLA II (2010), thì kết quả nghiên cứu lần này đã bổ sung 8 loài mới [22,36]. Đó là lồi Mƣớp sát (Cerbera manghas L.), Dừa nƣớc (Nypa fruticans Wurmb.), Bời lời nhớt (Litsea glutinosa (Lour.) C.B. Rob.), Lim sét (Peltophorum pterocarpum (DC.) Back), Bánh dầy (Pongamia pinnata (L.) Merr.), Bôm bà (Scolopia macrophylla (Wight & Arn.) Clos), Cỏ lác (Cyperus malaccensis Lam.) và Cỏ ống (Panicum repens L.). Mƣớp sát chỉ xuất hiện vài cá thể tập trung ở phạm vi hẹp của Rú Chính, cây có độ tuổi từ 3 - 7 năm. Bánh dầy, Bôm bà lại thấy phân bố xen kẽ và khá nhiều ở cả Rú chính và Rú dƣới nhƣng cây thấp nhỏ, thuộc dạng cây bụi nên có thể chƣa đƣợc quan tâm và phát hiện trong những nghiên cứu trƣớc đây. Bời lời nhớt thì xuất hiện vài cây ở khu vực Rú chính và Cồn Miếu, Lim sét chỉ hiện diện ở Cồn Miếu. Cỏ lác và Cỏ ống xuất hiện dọc theo các tuyến đƣờng đi vào các rú, nhƣng cũng chƣa đƣợc ghi nhận trong các nghiên cứu trƣớc đó. Dừa nƣớc là lồi mới đƣợc trồng ở khu vực đất ngập nƣớc ven bờ xung quanh các ao nuôi trồng thủy sản từ năm 2012 - 2013.

3.2. Đánh giá biến động, nguồn lợi hệ sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 3.2.1. Biến động ở cấp độ hệ sinh thái 3.2.1. Biến động ở cấp độ hệ sinh thái

3.2.1.1. Đánh giá mức độ biến động diện tích và sự suy thoái hệ sinh thái cỏ biển đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

Biến động thành phần loài cỏ biển

Thành phần loài cỏ biển đầm phá Tam Giang - Cầu Hai gồm 6 loài (theo Nguyễn Văn Tiến, 2001). Kết quả khảo sát kiểm tra năm 2009 - 2010 và 2013 - 2014 chỉ cịn lại 5 lồi, khơng thấy sự xuất hiện lồi cỏ Halophila minor. Đặc biệt lƣu ý khi vẫn thấy sự phân bố khá rộng rãi của loài cỏ Nàn Halophila becarii ở đầm phá trong khi nó đang bị suy giảm rất nhanh ở các nƣớc Đơng Nam Á [34]. Có thể

Các thảm cỏ biển ở các khu vực khảo sát có sự thay đổi khác nhau. Mặt cắt MC6, MC7 là nơi có thảm cỏ biển rộng nhất với khoảng 280 ha, tiếp đến là MC20 có khoảng 50 ha, MC9 và MC17 lần lƣợt có 25 ha và 20 ha với các thảm cỏ hỗn hợp từ 2 – 3 loài. Độ phủ của thảm cỏ biển cũng thay đổi theo diện tích phân bố. Độ phủ của cỏ Lƣơn Zostera japonica thay đổi từ 50% tại MC9 đến 95% tại MC20, trung bình độ phủ cỏ lƣơn tồn vùng đạt 70%.

So sánh diện tích và độ phủ các bãi cỏ biển giữa 2 đợt khảo sát cho thấy diện tích thảm cỏ biển có sự thay đổi rõ rệt. Cũng tại MC6, MC7 mùa mƣa năm 2013, tổng diện tích các bãi cỏ biển đo đƣợc ở các mặt cắt nghiên cứu ƣớc tính khoảng 110 ha, nhƣng đến mùa khơ năm 2014 thì diện tích lại tăng với 280 ha. Vào mùa mƣa, đa phần các bãi cỏ bị tàn lụi vì nƣớc ngọt do các sông, suối đổ ra, độ đục do phù sa từ tác động của dòng chảy tăng cao khiến nền đáy bị xáo trộn.

Biến động diện tích phân bố các bãi cỏ biển chủ yếu ở Tam Giang - Cầu Hai trong các thời kì đƣợc thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Biến động theo mùa về diện tích và độ phủ cỏ biển Mặt cắt Mùa khô Mùa mƣa Mặt cắt Mùa khơ Mùa mƣa

Diện tích (ha) Độ phủ (%) Diện tích (ha) Độ phủ (%)

MC3,4 3 75 1 10 MC5 3 75 1 75 MC6,7 280 95 110 75 MC8 10 85 5 75 MC9,10 30 75 26 25 MC17 25 75 20 50 MC 19,20 100 95 50 75 (Nguồn: đề tài KC.08.25/11-15)[23]

Bảng 3.6. Diện tích một số bãi cỏ biển chủ yếu tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai qua một số giai đoạn

STT Địa điểm Diện tích (ha) Trƣớc năm 2000 * Năm 2006 ** Năm 2009- 2010*** Năm 2013 - 2014 1 Quảng Thành 50 20 10 8 2 Cồn Đâu 15 5 3 3 3 Hải Dƣơng 50 35 20 20 4 Cồn Tè 20 8 5 5 5 Hải Tiến 30 7 5 5 6 Hợp Châu 54 30 17 20 7 Cồn Dài - Cồn Nổi 297 300 280 280 8 Cồn Thờ 133 25 15 15 9 Phú Xuân 250 200 100 80 10 Phú Thuận 222 180 100 100 11 Phú Hải 150 120 68 70 12 Phú Diên 62 50 28 25 13 Vinh Xuân 100 80 45 25 14 Vinh Thanh 124 100 57 50 15 Vinh Giang 80 150 40 40 16 Ba Cồn 224 200 112 100 17 Lộc Bình 50 35 20 25 18 Cồn Lậy 28 25 10 20 Tổng 1939 1570 935 891

* Nguyễn Văn Tiến, 2000 , ** Nguyễn Văn Tiến, 2006, *** Cao Văn Lương, 2011.

* Suy giảm diện tích phân bố và độ phủ các thảm cỏ biển

Từ các số liệu thu đƣợc qua các giai đoạn ở 18 vị trí nghiên cứu cho ta đồ thị biến động diện tích cỏ biển (hình 3. 18), nếu nhƣ thời kỳ 1999 - 2000 tổng diện tích các bãi cỏ biển Tam Giang - Cầu Hai là 1.939 ha [37], năm 2006 - 2007 cịn 1.570 ha (mất đi 19% diện tích), đến năm 2009 - 2010 chỉ còn gần 1.000 ha (mất đi khoảng 40% diện tích)[42]. Tốc độ suy giảm các thảm cỏ biển ở Tam Giang - Cầu Hai từ 2009 tới 2014 đã giảm đáng kể so với 10 năm trƣớc (chỉ giảm khoảng 5%). Một số bãi cỏ ở các khu vực đã và đang thực hiện các mơ hình sắp xếp và giải tỏa nị sảo nhƣ Cồn Dài - Cồn Thờ, Phú Thuận - Phú Hải và Lộc Bình các thảm cỏ đã có sự phục hồi nhất định. Riêng khu vực Lộc Bình thảm cỏ biển đã phục hồi 25% so với năm 2009 đạt tốc độ phục hồi 5%/năm. Các khu vực khác không bị suy giảm hoặc phục hồi với xấp xỉ 1 - 2 %/năm. Kết quả giải đoán ảnh vệ tinh năm 2014 cho thấy toàn đầm phá có hơn 1200 ha thảm cỏ biển.

Hình 3.18. Biến động diện tích các thảm cỏ biển đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tại các điểm khảo sát qua một số giai đoạn

(Nguồn: số liệu của các đề tài KC.09.26/06-10 và KC.08.25/11-15)[23,42]

* Suy giảm thành phần loài và số lượng động vật sống trong thảm cỏ biển.

Kết quả nghiên cứu nguồn giống tôm cá tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai cho thấy mật độ giống tôm, cá đã giảm 2 - 3 lần so với 1999 - 2000. Mặt khác, tỉ lệ các

loài cá kinh tế chỉ thị cho nguồn lợi cá trên thảm cỏ biển nhƣ cá hồng, cá hè và cá dìa cịn rất thấp, trung bình chƣa tới 1%.

Nguyên nhân gây suy thoái hệ sinh thái các thảm cỏ biển

* Do biến đổi các tác động từ môi trường tự nhiên

Biến động từ môi trƣờng tự nhiên gây ra nhƣ hạn hán, lụt lội và bão lớn đã làm thay đổi mối tƣơng tác sông - biển đồng nghĩa làm tăng quá trình kết keo huyền phù làm tăng độ đục trong nƣớc, tăng lƣợng vật chất lơ lửng ngay tại các vùng nƣớc cửa sông, đầm phá đã góp phần làm giảm cƣờng độ quang hợp và tốc độ sinh trƣởng của cỏ biển. Bên cạnh đó việc ngọt hóa đột ngột do lũ tăng cao, việc mặn hóa do khơ hạn kéo dài cũng tác động và làm suy giảm các thảm cỏ trong các đầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự suy thoái và khả năng phục hồi hệ sinh thái đầm phá tam giang cầu hai, tỉnh thừa thiên huế 20 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)