(Nguồn: số liệu của đề tài KC08.25/11-15)
Nhƣ vậy, hai nhóm quan trọng là thân mềm và giáp xác chiếm ƣu thế trong cấu trúc thành phần loài động vật đáy ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Mật độ động vật đáy thuộc loại cao trung bình tồn đầm đạt 485,6 con/m2, tháng 4 (483,9 con/m2), tháng 5 (484,1 con/m2), tháng 8 (392,8 con/m2), tháng 11 (576,3 con/m2). Các trạm có mật độ cao có xu hƣớng tập trung từ mặt cắt Hải Dƣơng đến hết khu vực Cầu Hai. Trạm có mật độ cao nhất có thể đạt đến 1874,9 con/m2; trạm có mật
độ thấp nhất, gồm các trạm tập trung ở gần khu vực cửa Ô Lâu chỉ đạt 143,3 con/m2.
Khảo sát năm 2013 - 2014 đã xác định thành phần động vật đáy trong đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có 178 lồi, phân bố trên các hệ sinh thái thảm cỏ biển, vùng triều ven đầm và các hệ sinh thái đáy mền dƣới triều. Trong các đầm nuôi trồng thủy sản hệ động vật đáy nghèo nàn, số lƣợng cá thể trung bình đạt đạt 370,6 con/m2, với sinh khối trung bình 96 g/m2 và dao động khá lớn từ 16 - 428 g/m2, trong đó sinh khối và mật độ nhóm thân mềm chiếm ƣu thế. Kết quả cho thấy, số loài và mật độ động vật đáy trên các thảm cỏ biển cao gấp 2 - 3 lần so với các khu vực khơng có thảm cỏ biển (Nguyễn Văn Tiến, 2002)[36].
Trên các mặt rộng, mật độ động vật đáy biến đổi theo vùng sinh thái (Đỗ Cơng Thung, 2007). Trung bình 4 đợt khảo sát đại diện cho 4 mùa, khu vực nƣớc lợ có mật độ trung bình cao nhất, biến đổi từ 372 - 649 con/m2, trung bình cả năm 543,9 con/m2, tiếp theo là vùng nƣớc nhạt (sát cửa Ô Lâu), mật độ 442 - 597 con/m
2
và trung bình 507,6 con/m2. Khu vực nƣớc nhạt - lợ có mật độ thấp nhất (214,3 con/m2), dao động từ 151 - 306 con/m2 và khu vực sát cửa Thuận An và Tƣ Hiền (vùng nƣớc mặn - lợ) cũng có mật độ thấp hơn vùng nƣớc nhạt và nƣớc lợ [32]. Mật độ ở đây biến đổi từ 343 - 494 con/m2
và trung bình cả năm đạt 423 con/m2 chỉ đạt mật độ trung bình 377 con/m2 (hình 3.13).