Khí thải từ hệ thống biogas được đốt liên tục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường nước của hoạt động chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 44)

Hầu hết các hệ thống xử lý nước thải bằng biogas đều tạo ra khí thải, một phần được các trang trại tận dụng làm nhiên liệu đun nấu, phần khác được tách là đốt liên tục để giảm áp lực cho các túi biogas.

3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải trong chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An

3.3.1. Phân nhóm trang trại chăn ni gia súc tập trung

Việc phân nhóm các trang trại chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An có thể phân theo quy mơ trang trại được phân cấp theo quy định của văn bản pháp luật và cách thức xử lý nước thải của các trang trại.

- Về quy mô: Theo quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá mơi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ mơi trường thì các dự án chăn ni gia súc có quy mơ từ 500 đầu gia súc trở lên đối với trâu, bò; từ 1.000 đầu gia súc trở lên đối với các gia súc khác phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, các trang trại có quy mơ nhỏ hơn phải lập bản cam kết bảo vệ mơi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận.

- Về hiện trạng hệ thống xử lý: dựa vào kết quả điều tra có thể chia thành các nhóm trang trại khơng xử lý nước thải, các trang trại có xử lý nước thải trước khi tách phân, các trang trại có xử lý nước thải nhưng khơng tách phân trước khi xử lý.

Trong số các trang trại điều tra, dựa vào các tiêu chí trên để chia thành các loại hình đánh giá như sau:

- Trang trại chăn nuôi lợn dưới 1000 con, không xử lý nước thải (I)

- Trang trại chăn nuôi lợn dưới 1000 con, xử lý nước thải có tách phân (II) - Trang trại chăn nuôi dưới 1000 con xử lý nước thải không tách phân trước khi trước khi xử lý (III)

- Trang trại chăn nuôi trên 1000 con xử lý nước thải có tách phân (IV) - Trang trại chăn nuôi trên 1000 con xử lý nước thải không tách phân (V)

- Trang trại chăn ni bị (VI)

3.3.2. Đánh giá sơ bộ đối với từng nhóm trang trại

3.3.2.1. Trang trại chăn nuôi lợn dưới 1000 con, khơng xử lý nước thải (I)

Loại hình này trên địa bàn tỉnh Nghệ An gồm có 07 trang trại được phân bố ở các huyện: Đô Lương (01 trang trại), Nam Đàn (03 trang trại), Quỳnh Lưu (02 trang trại) và Thị xã Thái Hòa (01 trang trại).

Các trang trại có quy mơ hộ gia đình, tổng đàn từ 100 đến 300 con, có kết hợp với ni trồng thủy sản. Các chủ trang trại trực tiếp chăm sóc cho lợn, hầu như khơng có trang trại nào th cơng nhân. Lợn giống ở trang trại này là lợn giống tự cấp, có nghĩa là trang trại có ni lợn nái, lợn con sinh ra được chăm sóc và là nguồn lợn hậu bị cung cấp cho trang trại. Các trang trại này thường xuyên có lợn xuất chuồng.

Chuồng trại của các trang trại này hầu hết được xây dựng theo kiểu cải tiến, có phân lơ theo từng tuổi của lợn để dễ chăm sóc ; có hệ thống thu gom chất thải riêng. Hầu hết các trang trại này đều được bố trí xa khu dân cư, có diện tích rộng, gần khu vực thốt nước để thuận tiện cho việc nuôi trồng thủy sản kết hợp.

Phân và nước tiểu của chăn nuôi lợn là nguồn thức ăn cho cá. Hàng ngày, chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ, chất thải từ q trình chăn ni được xả trực tiếp xuống các ao nuôi cá. Theo điều tra, nguồn thu nhập của các chủ trang trại này chủ yếu là từ nguồn lợi của việc nuôi cá, việc chăn ni lợn chỉ với mục đích tận dụng chất thải chăn ni để phát triển thủy sản.

3.3.2.2. Trang trại chăn nuôi lợn dưới 1000 con, xử lý nước thải có tách phân (II)

Trong số cac trang trại điều tra, chỉ có 02 trang trại thuộc loại hình này, trong đó có 01 trang trại thuộc diện cơ sở gây ô nhiễm môi trường được Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An đưa vào danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, do thời gian trước trang trại này không tách phân trước khi xử lý nước thải nên mức độ ô nhiễm cao. Đó là trang trại chăn ni lợn nái siêu nạc Công ty Cổ phần sản xuất và dịch vụ Thành Đô (xã Tiến Thành, huyện Yên Thành). Trang trại hoạt động từ đầu năm 2011, tuy nhiên đến cuối năm 2011, Trang trại đã phát sinh tình trạng ơ

nhiễm do hoạt động hết công suất là 600 lợn nái, 20 con lợn đực. Trong khi hệ thống xử lý nước thải chưa được hoàn thiện đúng theo nội dung cam kết tại Bản cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận. Đã có nhiều đơn thư phản ánh tình trạng ơ nhiễm của Trang trại. Sở Tài nguyên và Môi trường đã kiểm tra và yêu cầu Chủ đầu tư khắc phục tình trạng ơ nhiễm. Ngày 23/9/2013, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 4265/QĐ-UBND phê duyệt danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2013. Ngày 24/12/2013, trang trại đã bị xử lý vi phạm hành chính về việc khơng thực hiện đầy đủ các nội dung cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.

Trang trại đã đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải như sau: Nước phát sinh từ q trình chăn ni và vệ sinh chuồng trại được thu gom về hầm biogas khoảng 5.000 m3; Nước thải sau Biogas chảy về hệ thống hồ điều hịa, bể sục khí và các hồ sinh học; nước sau xử lý được tái sử dụng cho hoạt động làm mát, vệ sinh chuồng trại.

Ngoài ra, đến thời điểm hiện nay, Trang trại đã tách phân khô trước khi xử lý nước thải. Do vậy, vấn đề về ô nhiễm môi trường cũng được cải thiện.

3.3.2.3. Trang trại chăn nuôi dưới 1000 con xử lý nước thải không tách phân trước khi trước khi xử lý (III)

Đây là nhóm thuộc diện quản lý của cấp huyện. Các trang trại này có hệ thống xử lý nước thải nhưng không tách phân trước khi xử lý nước thải. Nhóm này có 04 trang trại, phân bố trên địa bàn các huyện: Nam Đàn (01 trang trại), thị xã Thái Hòa (01 trang trại); huyện Thanh Chương (01 trang trại); huyện Diễn Châu (01 trang trại).

Các trang trại này có quy mơ từ 120 đến 800 con, được bố trí cách xa khu dân cư khoảng trên 1.000m.

Các trang trại này được vệ sinh hàng ngày; nước thải và phân chuồng được thu gom đó theo mương dẫn về bể biogas, sau đó được đưa về hồ chứa nước thải. Nước thải của trang trại được dùng cho hoạt động tưới cây hoặc thải ra mơi trường ngồi.

Trong các trang trại này có 01 trang trại có thu gom phân để bán cho người dân, tuy nhiên lượng phân không được thu gom triệt để, một phần vẫn đi vào nước thải.

Ngồi ra, có 01 trang trại thuộc danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường đã được Ủy ban nhân dân tỉnh đưa vào danh mục. Đó là trang trại chăn ni lợn thịt Cơng ty TNHH Bình Minh (tại xóm 15, xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu). Trang trại này được xác nhận bản cam kết với có quy mơ 980 con đi vào hoạt động từ tháng 1/2013. Tuy nhiên, đến đầu năm 2014 trang trại nâng tổng đàn lên 1700 con, vượt 720 con so với nội dung tại bản cam kết BVMT đã được xác nhận. Phân chuồng không được thu gom mà cho vào xử lý cùng nước thải. Nước thải được thu gom và xử lý bằng hệ thống biogas thể tích 4000m3. Sau khi qua ao lắng được cho vào hố sục khí, rồi thải ra 3 ao lắng với thể tích khoảng 16.000m3. Nước thải của trang trại chảy vào đồng ruộng của người dân, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và cuộc sống của người dân. Ngày 23/9/2013, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 4265/QĐ-UBND phê duyệt danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2013. Trang trại lợn siêu nạc Bình Minh thuộc diện cơ sở gây ơ nhiễm môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND huyện Diễn Châu chỉ đạo khắc phục ô nhiễm tại trang trại này. Hiện nay, trang trại đã giảm tổng đàn xuống dưới 1000 con và hoàn thiện thêm các hạng mục hệ thống xử lý nước thải.

3.3.2.4. Trang trại chăn ni trên 1000 con xử lý nước thải có tách phân (IV)

Đây là nhóm thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Các trang trại này đều có tách phân trước khi xử lý nước thải. Phân được ủ để sản xuất phân bón. Nhóm này có 05 trang trại, phân bố trên địa bàn các huyện: Đô Lương (01 trang trại), Nam Đàn (03 trang trại), Nghi Lộc (01 trang trại).

Các trang trại này có quy mơ tổng đàn từ 1200 con đến 5000 con. Với quy mơ lớn nên diện tích trang trại của các trang trại này cũng lớn, hầu hết các trang trại đều được bố trí ở giữa đồng ruộng.

Công tác bảo vệ môi trường của hầu hết trang trại được thực hiện như sau: Phân được thu gom, đóng bao cho vào nhà chứa phân, sau đó bán cho người dân.

Nước thải, bao gồm nước tiểu, nước tắm cho lợn, nước vệ sinh chuồng trại được thu gom về hệ thống hầm biogas có thể tích phù hợp với quy mơ tổng đàn của các trang trại. Sau đó, nước thải chảy qua các hồ lắng và hệ thống vật liệu lọc. Sau đó nước thải được đưa về hồ lưu giữ và được tái sử dụng lại để vệ sinh chuồng và tắm cho lợn.

Trong các trang trại thuộc nhóm này, có 01 trang trại có sử dụng hệ thống sục khí để xử lý nước thải.

Ngồi ra, trong nhóm này có 01 trang trại được Ủy ban nhân dân tỉnh đưa vào danh mục các cơ sở gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng. Đó là trang trại của Công ty TNHH giống lợn Thái Dương (Xã Đại Sơn, huyện Đô Lương):

Trang trại nuôi lợn Thái Dương là trang trại gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân, xảy ra vụ việc tranh chấp giữa nhân dân xã Đại Sơn và Trang trại dẫn đến xung đột, gây ra các thiệt hại. Đây là vụ việc nghiêm trọng, nên tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các cấp, ngành, các cơ quan liên quan kịp thời giải quyết để ổn định tình hình.

Trại lợn Thái Dương đi vào hạt động từ năm 2005, với công suất thiết kế là 5.000 con. Trong quá trình hoạt động, Trang trại đã nâng tổng đàn lên đến 19.000 con. Trong khi đó, các hạng mục bảo vệ mơi trường không được đầu tư đầy đủ, hệ thống xử lý nước thải không đúng cam kết. Các cơ quan chức năng đã vào cuộc nhiều lần nhưng trang trại vẫn không khắc phục một cách triệt để. Sự việc bắt đầu phức tạp vào ngày 12/6/2010, do ô nhiễm môi trường kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân, nên một số công dân xã Đại Sơn đã tự phát tụ tập, có nhiều hành động q khích như đập phá, biểu tình u cầu Trang trại chấm dứt tình trạng gây ơ nhiễm mơi trường.

Tại thời điểm đó, Trang trại chỉ xây dựng các bể lắng để xử lý nước thải sau đó chuyển ra 05 hồ sinh học.

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2730/QĐ-UBND.ĐC ngày 23/7/2012 về việc phê duyệt danh mục các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm mơi trường nghiêm trọng năm 2011 trong đó Trại lợn giống ngoại Thái Dương thuộc danh sách các cơ sở gây ô nhiễm mơi trường nghiêm trọng. Đồng thời có quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường.

Trước tình trạng đó, UBND tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc họp và thành lập Ban chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan đến Trại lợn Thái Dương, Định kỳ kiểm tra, lấy mẫu và báo cáo về Chủ tịch UBND tỉnh được biết diễn biến khắc phục của Trang trại. Các cấp ngành đã vào cuộc, nhiều cuộc họp, buổi làm việc và bố trí cán bộ phụ trách trực tiếp đến việc giám sát thi công các hạng mục cơng trình xử lý mơi trường, đặc biệt là cơng trình xử lý nước thải. Trong q trình đó, đã có 27 văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh và Bộ; 77 văn bản của Sở, ngành; 32 văn bản chỉ đạo của huyện xã và 17 báo cáo của công ty.

Trang trại đã khắc phục hệ thống xử lý và giảm tổng đàn khoảng 5000 con. Hệ thống xử lý đã được xây dựng theo phương pháp biogas (02 hầm 10.000 m3, qua hồ hiếu khí có máy sục khí hoạt động liên tục, sau đó nước thải qua các hồ sinh học, qua hệ thống dàn mưa và qua hệ thống lọc. Đối với Trại lợn Thái Dương là một điểm nóng, dẫn đến xung đột giữa người dân trong vùng và doanh nghiệp. Để đảm bảo lợi ích cho cả 2 bên, UBND tỉnh Nghệ An đã hộ trợ một phần kinh phí di dời các hộ dân xung quanh nhằm bảm bảo về mặt dân sinh cho người dân.

3.3.2.5. Trang trại chăn nuôi trên 1000 con xử lý nước thải không tách phân (V)

Đa phần các trang trại ở quy mô trên 1000 con đều có tách phân để xử lý. Riêng có 01 trang trại không tách phân trước khi xử lý đó là trang trại của Bà Nguyễn Thị Lan (tại xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương)

Trang trại chăn nuôi lợn thịt với tổng đàn là 2.000 con. Trang trại nằm cách khu dân cư khoảng 1.500m. Công tác bảo vệ môi trường của trang trại được thực hiện như sau:

Nước thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi lợn gồm nước tiểu kéo theo phân lợn, nước vệ sinh chuồng trại hiện tại đã được thu gom bằng hệ thống mương kín, hệ thống đường ống, cống dẫn kín tới hầm biogas để xử lý. Sau đó được dẫn bằng hệ thống mương xây kín (40x40cm), dài 100m tới hệ thống 03 hồ sinh học để xử lý trước khi sử dụng để tưới cây công nghiệp trong khu vực trang trại. Hệ thống các hồ sinh học được đắp bờ đất chưa được kè hay phủ bạt chống thấm, chống các sự cố sạt lở cũng như vỡ bờ.

3.3.2.6. Trang trại chăn ni bị (VI)

Trên địa bàn tỉnh có 03 trang trại ni bị, gồm 02 trang trại chăn ni bò sữa và 01 trang trại chăn ni bị thịt. Các trang trại này đều có quy mơ lớn, thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá tác động mơi trường, có hệ thống xử lý chất thải.

- Trang trại chăn ni bị thịt: Trang trại chăn ni bị thịt quy mơ 3.500 con tại xóm 4, xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc đã đi vào hoạt động từ tháng 04/2014. Trang trại cách khu dân cư gần nhất khoảng 500m. Công tác bảo vệ môi trường tại trang trại như sau:

Phân thải ra từ chuồng trại đang được máy cào phân, thu gom và chở bằng xe ô tô về khu vực sân chứa phân để chứa và bán lại cho dân sản xuất nông nghiệp hoặc cấp miễn phí cho người dân hợp đồng trồng nguyên liệu làm thức ăn cho bò của trang trại.

Nước thải phát sinh từ hoạt động chăn ni bị thịt gồm nước tiểu thường ngấm vào phân và được vệ sinh cùng với phân chuồng. Những lúc trời mưa có thể có phát sinh lượng nước mưa chảy tràn có kéo theo phân bị được thu gom bằng hệ thống mương kín, hệ thống đường ống kín tới hầm biogas để xử lý. Tuy nhiên, tại thời điểm khảo sát khơng quan sát thấy có nước thải ra từ hầm biogas.

Gồm có 02 trang trại ni bị sữa với số lượng lần lượt tại các trang trại là 2.700 con và 27.000 con.

Phân bò tại các chuồng cùng nước tiểu được thu gom về hệ thống mương có nắp đậy đặt chính giữa chuồng bằng máy cào phân tự động rồi dẫn về bể chứa tạm đặt âm dưới đất sau đó được bơm về bể chứa tại hệ thống xử lý tập trung. Tại đây phân được tách ra bằng máy tách phân rồi đưa về nhà chứa phân. Phân bò được ủ để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường nước của hoạt động chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)