Nhận xét: Hầu hết các trang trại có tách phân trước khi xử lý thì hiệu quả xử lý COD trong thải cao hơn đối với các trang trại không tách phân trước khi xử lý.
Thông số Nitơ tổng trong nước thải
C O D ( m g O 2 / L ) N5 N4 N3 N2 N1 400 350 300 250 200 150 100 QCVN 40:2011 cột B
Trong nước thải, các hợp chất của Nitơ tồn tại dưới 3 dạng: các hợp chất hữu cơ, amoni và các hợp chất dạng oxy hóa (Nitrit và Nitrat). Các hợp chất Nitơ là các chất dinh dưỡng, chúng luôn vận động trong tự nhiên, chủ yếu là nhờ q trình sinh hóa. Hợp chất hữu cơ có chứa Nitơ là một phần cấu thành phân tử protein hoặc là thành phần phân hủy protein như là các peptít, axít amin, urê. Trong nước thải chăn nuôi hàm lượng amoniắc chiếm tỷ lệ cao. Trong điều kiện yếm khí amoniắc cũng có thể hình thành từ nitrat do các quá trình khử Nitrat của vi khuẩn. Sự có mặt của Nitơ trong nước thải có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng.
Theo kết quả phân tích chỉ tiêu Nitơ tổng số thì hầu hết các trang trại 15/19 trang trại có chỉ tiêu Nitơ vượt giá trị B tại QCVN 40:2011/BTNMT. Nhìn chung các trang trại chăn nuôi xử lý nước thải chăn ni chưa đạt u cầu. So sánh tại các nhóm ta nhận thấy như sau:
Đối với nhóm I: chỉ số Nitơ tổng số dao động từ 40 đến 132 mg/l. Giá trị cao nhất vượt 3,3 lần so với giá trị B tại QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp.
Đối với nhóm II: chỉ số Nitơ ở dưới mức cho phép so với giá trị B tại QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn quốc gia về nước thải cơng nghiệp.
Đối với nhóm III: chỉ số Nitơ dao động từ 41 đến 155 mg/l. Tất cả các trang trại đều có nồng độ Nitơ tổng số lớn hơn quy chuẩn cho phép. Giá trị Nitơ tổng số cao nhất vượt gần 4 lần so với giá trị B tại QCVN 40:2011/BTNMT.
Nhóm IV: Giá trị Nitơ tổng số dao động từ 39 đến 59,3 mg/l. Đa số nước thải tại các trang trại thuộc nhóm này đều vượt giá trị cột B tại QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp. Tuy nhiên mức độ vượt không đáng kể, cao nhất vượt 1,5 lần.
Hình 3.13: Biểu đồ so sánh N tổng trong nước thải chăn nuôi
Nhận xét: Hàm lượng Nitơ tổng số trong nước thải chăn nuôi đối với các trang trại chăn nuôi gia súc có xử lý nước thải giảm hơn so với những trang trại không xử lý nước thải. Như vậy, có thể xử lý Nitơ trong nước thải chăn nuôi gia súc bằng phương pháp biogas nhưng để đạt quy chuẩn cho phép thì các cơng nghệ hiện có của các trang trại chưa đáp ứng được yêu cầu. Các trang trại xử lý đạt Nitơ là các trang trại thuộc nhóm II, IV là các trang trại có tách phân trước khi xử lý. Tuy nhiên, hiệu quả xử lý Nitơ vẫn chưa cao.
Thông số chất thải rắn lơ lửng (TSS)
Chất rắn lơ lửng là các hạn nhỏ (hữu cơ hoặc vô cơ) trong nước thải. Khi vận tốc của dòng chảy bị giảm xuống, phần lớn các chất rắn lơ lửng sẽ bị lắng xuống đáy; những hạt không được lắng sẽ tạo thành độ đục của nước. Các chất lơ lững hữu cơ sẽ tiêu thụ oxy để phân hủy làm giảm DO của nước; chất rắn lơ lửng là nguyên nhân làm giảm tầm nhìn của các sinh vật trong nước; chất rắn lơ lửng cao cũng là giảm chất lượng nước cấp cho các mục đích khác nhau, làm tăng chi phí xử lý nước cấp cho sinh hoạt…
Chất rắn lơ lửng trong nươc thải chăn ni lợn có hàm lượng từ 50 đến 165 mg/l. So với COD, BOD và Nitơ thì với TSS, tỷ lệ các trang trại có chất lượng nước
N to t (m g N / L ) N5 N4 N3 N2 N1 175 150 125 100 75 50 QCVN 40:2011/BTNMT cột B
thải đạt cột B tại QCVN 40:2011/BTNMT tương đối lớn. 10/19 trang trại có chất lượng nước thải vượt quy chuẩn cột B tại QCVN 40:2011/BTNMT, tuy nhiên tỷ lệ vượt khơng đáng kể. Các trang trại có chất lượng nước thải vượt quy chuẩn chủ yếu là các trang trại thuộc nhóm I, III và V.
Hình 3.14. Biểu đồ so sánh TSS trong nước thải tại các trang trại chăn nuôi
Thông số Phốtpho tổng số (Pt)
Tương tự như các thành phần khác Pt ở các nhóm I, III, V đều lớn hơn so với các nhóm II, IV. Tỷ số trang trại có chất lượng nước thải đạt quy chuẩn về Pt là 8/19 trong đó 01 trang trại ở nhóm I và 01 trang trại ở nhóm III cịn lại thuộc nhóm II và IV. T S S ( m g / L ) N5 N4 N3 N2 N1 200 175 150 125 100 75 50 QCVN 40:2011/BTNMT cột B
Hình 3.15: Biểu đồ so sánh Pt trong nước thải chăn nuôi
Thông số Coliform
Đối với Coliform có trong nước thải chăn nuôi ở tất cả các trang trại chăn nuôi lợn đều không đạt quy chuẩn quy định tại B tại QCVN 40:2011/BTNMT. Do hầu hết tất cả các trang trại đều khơng có hệ thống khử trùng hoặc có nhưng chưa đảm bảo xử lý hiệu quả.
P to t (m g P / L ) N5 N4 N3 N2 N1 50 40 30 20 10 0 QCVN 40:2011/BTNMT cột B
Hình 3.16. Biểu đồ so sánh Coliform trong nước thải chăn nuôi
3.3.5. Chất lượng nước thải của các trang trại chăn ni bị Nước thải trang trại chăn ni bị thịt
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 03 trang trại chăn ni bị với quy mô công nghiệp. trong đó có trang trại chăn ni bị thịt ở xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc. Ở trang trại này lượng nước thải ít, hầu như khơng có nước thải thốt ra ngoài chuồng. Nước thải chủ yếu là nước tiểu của bò, ngấm vào phân chuồng. Hàng tuần trang trại vệ sinh chuồng bò bằng cách dùng máy cào phân để thu gom phân về nhà ủ phân.
Chuồng trại được lợp kín bằng tơn nên khơng có nước mưa lẫn vào nước thải. Xung quanh trang trại được láng bê tơng, có rãnh thu gom nước mưa.
Trong quá trình điều tra, khơng lấy được nước thải để phân tích đánh giá chất lượng nước thải của trang trại chăn ni bị thịt.
Nước thải trang trại chăn ni bị sữa.
Đối với các trang trại chăn ni bị sữa thì lượng nước thải tương đối lớn do nước thải phát sinh từ q trình tắm rửa cho bị và vệ sinh chuồng trại là rất lớn.
Vì các trang trại này đều sử dụng nước thải sau xử lý để tưới cho cỏ nên trong luận văn này sử dụng quy chuẩn 39:2011/BTNMT để đánh giá. Các chỉ tiêu đánh giá gồm có: pH, DO, TSS, Cl-, SO42-, Hg, Cu, Zn. Đối với các trang trại có hệ
C o li fo rm ( tb / L ) N5 N4 N3 N2 N1 80000 70000 60000 50000 40000 30000 20000 10000 0 QCVN 40:2011/BTNMT cột B
thống xử lý thì các chỉ tiêu này đều nằm trong giới hạn cho phép tại cột B quy chuẩn QCVN 39:2011/BTNMT. Riêng đối với cụm trang trại đang xây dựng hệ thống xử lý, nước thải đang được vận chuyển và xử lý cùng với phân chồng.
3.4. Thực trạng công tác quản lý về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An
3.4.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An đã làm tốt việc thực hiện các chính sách chăn ni, các chính sách tạo giống bị, chăn ni lợn ngoại, trợ giá giống gốc chăn nuôi được triển khai đồng bộ và nâng cao chất lượng ngành chăn ni; các chương trình dự án, mơ hình phát huy tốt hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức của người chăn ni, kỹ năng, tay nghề ni có tác động đến hiệu quả chung của ngành chăn nuôi.
Nhờ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mà ngành chăn nuôi ở Nghệ An đã phát triển mạnh. Nhiều trang trại chăn nuôi lớn ở các huyện Nghĩa Đàn, Qùy Hợp, Nam Đàn, Nghi Lộc, Đô Lương…. được hình thành theo quy mơ tập trung, chuồng trại được đầu tư đạt tiêu chuẩn. Thơng qua mơ hình trang trại này, các tiến bộ khoa học-kỹ thuật chăn nuôi đã được chuyển giao và áp dụng. Chuồng trại được xây dựng cách xa khu dân cư theo quy trình cơng nghiệp, có lồng, sàn, van uống nước tự động, có hệ thống xử lý chất thải...
Cơng tác phịng chống dịch bệnh, kiểm dịch động vật có nhiều chuyển biến tiến bộ, nhất là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền huyện, xã.
Công tác phân công và phối kết hợp trong quản lý môi trường
Phân công thực hiện:
+ Sở Tài nguyên và môi trường là đơn vị chịu trách nhiệm chung về thực hiện công tác quản lý BVMT đối các trang trại chăn ni có quy mơ tương ứng với đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
+ UBND cấp huyện thực hiện xác nhận bản cam kết môi trường; Kiểm tra giám sát cơng tác BVMT đối với những cơ sở có quy mơ dưới 500 đầu gia súc đối
với trâu, bò, dưới 1.000 con đối với gia súc khác.
+ Sở Nông nghiệp và phát triển nơng thơn là đơn vị có nhiệm vụ xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển chăn nuôi, các văn bản pháp lý nhà nước về Chăn nuôi - Thú y trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Phối kết hợp:
+ Trong thời gian qua Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã chủ trì phối hợp với Sở Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan triển khai các hoạt động kiểm tra, giám sát công tác BVMT tại một số trang trại chăn ni có quy mơ trên 500 đầu gia súc đối với trâu, bò, từ 1.000 con đối với gia súc khác.
+ Với nhiệm vụ quản lý chung về chăn nuôi, hàng năm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thơn đã tiến hành phối hợp với chính quyền cấp huyện; UBND cấp xã tiến hành kiểm tra điều kiện chăn nuôi của các cơ sở chăn nuôi gia súc tập trung trong đó có hạng mục kiểm tra hệ thống xử lý chất thải của cơ sở.
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn đã chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện công tác xây dựng đề án quy hoạch đàn trâu, bò và đàn lợn từ năm 2009.
Hầu hết các trang trại có quy mơ lớn đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải thay vì thải trực tiếp ra mơi trường hoặc sử dụng phân tươi.
- Trong hai năm gần đây, công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường ở các trang trại được đẩy mạnh, đặc biệt là các trang trại có quy mơ lớn. Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo sát sao việc kiểm sốt cơng tác bảo vệ môi trường tại các trang trại từ cấp xã đến cấp tỉnh. Do vậy không phát sinh các điểm ô nhiễm môi trường cũng như hiệu quả khắc phục hệ thống xử lý của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng được cải thiện.
3.4.2. Những khó khăn trong cơng tác quản lý môi trường tại các trang trại chăn nuôi gia súc tập trung
3.4.2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước
- Phân công về quản lý công tác bảo vệ môi trường.
Theo phân công tại điều 46 Luật Bảo vệ mơi trường năm 2005 thì Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn chủ trì phối hợp với Bộ Tài ngun và Mơi trường, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất nơng nghiệp, chăn ni. Theo đó, UBND tỉnh Nghệ An cũng ban hành quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong đó giao trách nhiệm chủ trì tham mưu, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tuy nhiên, để kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn các chủ trang trại thực hiện đúng theo yêu cầu tại điểm 4, điều 46 không phải là vấn đề dễ, nhất là yêu cầu về xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không phải là cơ quan chuyên môi trong lĩnh vực môi trường nên việc giám sát, kiểm tra công tác bảo vệ mơi trường gặp nhiều khó khăn.
Do đó, trong những năm gần đây đã có một số trang trại gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo ngành Tài nguyên và Môi trường tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc do trang trại gây ra cũng như kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường từ các vấn đề này.
Về vấn đề chế tài xử phạt khi gây ô nhiễm môi trường cũng gặp nhiều khó khăn. Từ khi luật Bảo vệ mơi trường năm 2005 có hiệu lực đến nay đã có 03 Nghị định hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường. Ban đầu mức phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường khơng cao. Vì vậy, chưa răn đe được các chủ trang trại thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, đặc biệt là xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Mức độ xử phạt dần dần cũng được nâng lên. Cùng với việc tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn của cơ
quan quản lý nhà nước thì ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường cũng được nâng lên.
- Công tác phối kết hợp chưa được thực hiện thường xuyên và đồng bộ, nhất là đối với cấp huyện cần đẩy mạnh công tác phối kết hợp với các cơ quan chuyên ngành để tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường tại các cơ sở thuộc địa phương quản lý.
- Số lượng cán bộ công tác tại cấp huyện, xã cịn mỏng. Theo quy định thì mỗi huyện chỉ có 01 cán bộ phụ trách về mơi trường, ở cấp xã cán bộ phụ trách địa chính kiêm thực hiện các nhiệm vụ về môi trường. Do kiêm nhiễm nhiều nhiệm vụ nên hiệu quả giám sát, xử lý các vấn đề phát sinh về ô nhiễm mơi trường trên địa bàn nói chung và cơng tác bảo vệ môi trường đối với trang trại chăn ni gia súc nói riêng cịn hạn chế.
- Việc quy hoạch chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh đã có từ năm 2009 dựa trên các trang trại đã có, đồng thời quy hoạch thêm các điểm mới. Tuy nhiên, việc triển khai các quy hoạch cũng gặp một số khó khăn do khi lựa chọn các địa điểm đầu tư còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác.
- Phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải được quy định tại Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003, hiện nay đã thay thế bởi Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 quy định về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Tuy nhiên, sau hơn 11 năm thực hiện, phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Theo NĐ 67/2003/NĐ-CP, Nghị định số 25/2013/NĐ-CP tính phí chung cho tất cả các loại hình sản xuất với các chỉ tiêu thu phí chỉ có Hg, Pb, Cd, As và COD nên không thu được nhiều. Hơn nữa nhiều đối