Biểu đồ so sánh Coliform trong nước thải chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường nước của hoạt động chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 61 - 83)

3.3.5. Chất lượng nước thải của các trang trại chăn ni bị Nước thải trang trại chăn ni bị thịt

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 03 trang trại chăn ni bị với quy mô công nghiệp. trong đó có trang trại chăn ni bị thịt ở xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc. Ở trang trại này lượng nước thải ít, hầu như khơng có nước thải thốt ra ngoài chuồng. Nước thải chủ yếu là nước tiểu của bò, ngấm vào phân chuồng. Hàng tuần trang trại vệ sinh chuồng bò bằng cách dùng máy cào phân để thu gom phân về nhà ủ phân.

Chuồng trại được lợp kín bằng tơn nên khơng có nước mưa lẫn vào nước thải. Xung quanh trang trại được láng bê tơng, có rãnh thu gom nước mưa.

Trong quá trình điều tra, khơng lấy được nước thải để phân tích đánh giá chất lượng nước thải của trang trại chăn ni bị thịt.

Nước thải trang trại chăn ni bị sữa.

Đối với các trang trại chăn ni bị sữa thì lượng nước thải tương đối lớn do nước thải phát sinh từ q trình tắm rửa cho bị và vệ sinh chuồng trại là rất lớn.

Vì các trang trại này đều sử dụng nước thải sau xử lý để tưới cho cỏ nên trong luận văn này sử dụng quy chuẩn 39:2011/BTNMT để đánh giá. Các chỉ tiêu đánh giá gồm có: pH, DO, TSS, Cl-, SO42-, Hg, Cu, Zn. Đối với các trang trại có hệ

C o li fo rm ( tb / L ) N5 N4 N3 N2 N1 80000 70000 60000 50000 40000 30000 20000 10000 0 QCVN 40:2011/BTNMT cột B

thống xử lý thì các chỉ tiêu này đều nằm trong giới hạn cho phép tại cột B quy chuẩn QCVN 39:2011/BTNMT. Riêng đối với cụm trang trại đang xây dựng hệ thống xử lý, nước thải đang được vận chuyển và xử lý cùng với phân chồng.

3.4. Thực trạng công tác quản lý về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An

3.4.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An đã làm tốt việc thực hiện các chính sách chăn ni, các chính sách tạo giống bị, chăn ni lợn ngoại, trợ giá giống gốc chăn nuôi được triển khai đồng bộ và nâng cao chất lượng ngành chăn ni; các chương trình dự án, mơ hình phát huy tốt hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức của người chăn ni, kỹ năng, tay nghề ni có tác động đến hiệu quả chung của ngành chăn nuôi.

Nhờ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mà ngành chăn nuôi ở Nghệ An đã phát triển mạnh. Nhiều trang trại chăn nuôi lớn ở các huyện Nghĩa Đàn, Qùy Hợp, Nam Đàn, Nghi Lộc, Đô Lương…. được hình thành theo quy mơ tập trung, chuồng trại được đầu tư đạt tiêu chuẩn. Thơng qua mơ hình trang trại này, các tiến bộ khoa học-kỹ thuật chăn nuôi đã được chuyển giao và áp dụng. Chuồng trại được xây dựng cách xa khu dân cư theo quy trình cơng nghiệp, có lồng, sàn, van uống nước tự động, có hệ thống xử lý chất thải...

Cơng tác phịng chống dịch bệnh, kiểm dịch động vật có nhiều chuyển biến tiến bộ, nhất là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền huyện, xã.

Công tác phân công và phối kết hợp trong quản lý môi trường

Phân công thực hiện:

+ Sở Tài nguyên và môi trường là đơn vị chịu trách nhiệm chung về thực hiện công tác quản lý BVMT đối các trang trại chăn ni có quy mơ tương ứng với đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

+ UBND cấp huyện thực hiện xác nhận bản cam kết môi trường; Kiểm tra giám sát công tác BVMT đối với những cơ sở có quy mơ dưới 500 đầu gia súc đối

với trâu, bò, dưới 1.000 con đối với gia súc khác.

+ Sở Nông nghiệp và phát triển nơng thơn là đơn vị có nhiệm vụ xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển chăn nuôi, các văn bản pháp lý nhà nước về Chăn nuôi - Thú y trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành Chăn ni - Thú y đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Phối kết hợp:

+ Trong thời gian qua Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã chủ trì phối hợp với Sở Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan triển khai các hoạt động kiểm tra, giám sát công tác BVMT tại một số trang trại chăn ni có quy mơ trên 500 đầu gia súc đối với trâu, bò, từ 1.000 con đối với gia súc khác.

+ Với nhiệm vụ quản lý chung về chăn nuôi, hàng năm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành phối hợp với chính quyền cấp huyện; UBND cấp xã tiến hành kiểm tra điều kiện chăn nuôi của các cơ sở chăn nuôi gia súc tập trung trong đó có hạng mục kiểm tra hệ thống xử lý chất thải của cơ sở.

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn đã chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện công tác xây dựng đề án quy hoạch đàn trâu, bò và đàn lợn từ năm 2009.

Hầu hết các trang trại có quy mơ lớn đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải thay vì thải trực tiếp ra mơi trường hoặc sử dụng phân tươi.

- Trong hai năm gần đây, công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường ở các trang trại được đẩy mạnh, đặc biệt là các trang trại có quy mô lớn. Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo sát sao việc kiểm sốt cơng tác bảo vệ môi trường tại các trang trại từ cấp xã đến cấp tỉnh. Do vậy không phát sinh các điểm ô nhiễm môi trường cũng như hiệu quả khắc phục hệ thống xử lý của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng được cải thiện.

3.4.2. Những khó khăn trong cơng tác quản lý môi trường tại các trang trại chăn nuôi gia súc tập trung

3.4.2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước

- Phân công về quản lý công tác bảo vệ môi trường.

Theo phân công tại điều 46 Luật Bảo vệ mơi trường năm 2005 thì Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn chủ trì phối hợp với Bộ Tài ngun và Mơi trường, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, chăn ni. Theo đó, UBND tỉnh Nghệ An cũng ban hành quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong đó giao trách nhiệm chủ trì tham mưu, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tuy nhiên, để kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn các chủ trang trại thực hiện đúng theo yêu cầu tại điểm 4, điều 46 không phải là vấn đề dễ, nhất là yêu cầu về xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không phải là cơ quan chuyên môi trong lĩnh vực môi trường nên việc giám sát, kiểm tra công tác bảo vệ mơi trường gặp nhiều khó khăn.

Do đó, trong những năm gần đây đã có một số trang trại gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo ngành Tài nguyên và Môi trường tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc do trang trại gây ra cũng như kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường từ các vấn đề này.

Về vấn đề chế tài xử phạt khi gây ô nhiễm mơi trường cũng gặp nhiều khó khăn. Từ khi luật Bảo vệ mơi trường năm 2005 có hiệu lực đến nay đã có 03 Nghị định hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường. Ban đầu mức phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ mơi trường khơng cao. Vì vậy, chưa răn đe được các chủ trang trại thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, đặc biệt là xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Mức độ xử phạt dần dần cũng được nâng lên. Cùng với việc tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn của cơ

quan quản lý nhà nước thì ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường cũng được nâng lên.

- Công tác phối kết hợp chưa được thực hiện thường xuyên và đồng bộ, nhất là đối với cấp huyện cần đẩy mạnh công tác phối kết hợp với các cơ quan chuyên ngành để tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường tại các cơ sở thuộc địa phương quản lý.

- Số lượng cán bộ công tác tại cấp huyện, xã còn mỏng. Theo quy định thì mỗi huyện chỉ có 01 cán bộ phụ trách về mơi trường, ở cấp xã cán bộ phụ trách địa chính kiêm thực hiện các nhiệm vụ về môi trường. Do kiêm nhiễm nhiều nhiệm vụ nên hiệu quả giám sát, xử lý các vấn đề phát sinh về ô nhiễm môi trường trên địa bàn nói chung và cơng tác bảo vệ môi trường đối với trang trại chăn ni gia súc nói riêng cịn hạn chế.

- Việc quy hoạch chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh đã có từ năm 2009 dựa trên các trang trại đã có, đồng thời quy hoạch thêm các điểm mới. Tuy nhiên, việc triển khai các quy hoạch cũng gặp một số khó khăn do khi lựa chọn các địa điểm đầu tư còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác.

- Phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải được quy định tại Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003, hiện nay đã thay thế bởi Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 quy định về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Tuy nhiên, sau hơn 11 năm thực hiện, phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Theo NĐ 67/2003/NĐ-CP, Nghị định số 25/2013/NĐ-CP tính phí chung cho tất cả các loại hình sản xuất với các chỉ tiêu thu phí chỉ có Hg, Pb, Cd, As và COD nên không thu được nhiều. Hơn nữa nhiều đối tượng là trang trại chăn nuôi tập trung chưa được triển khai thu phí.

- Cơng tác quản lý nhà nước của các địa phương trang trại đối với các dự án chăn ni tập trung cịn lỏng lẻo nên các nhà đầu tư tự ý nâng tổng đàn lên quá mức quy định, công tác xử lý ô nhiễm môi trường tại các dự án chăn ni tập trung vì vậy gặp rất nhiều khó khăn.

3.4.2.2. Đối với chủ trang trại

- Người chủ các trang trại chăn ni gia súc tập trung chưa có ý thức bảo vệ môi trường, việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường chưa cao. Hầu hết các chủ trang trại đều coi trọng phát triển kinh tế nhưng xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường. Một số trang trại tận dụng chất thải chăn nuôi để phát triển thủy sản hoặc phục vụ cho việc trồng cây.

- Người dân là rất coi trọng tình làng nghĩa xóm, mặc dù các trang trại chăn ni ít nhiều đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nhưng họ vẫn chấp nhận. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi và cũng là nguyên nhân tạo điều kiện cho người chăn nuôi gây ô nhiễm mơi trường.

3.4.2.3. Khó khăn trong Áp dụng khoa học – kỹ thuật

Khoa học công nghệ được ứng dụng trong chăn nuôi ở Nghệ An, đặc biệt chăn ni gia súc tập trung cịn hạn chế. Công nghệ hiện tại chưa đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của ngành chăn nuôi. Để chăn nuôi phát triển bền vững việc áp dụng khoa học công nghệ áp dụng từ việc chọn giống vật nuôi, xây dựng trang trại và quy trình ni, quy trình xử lý chất thải chăn ni.

Các quy trình xử lý hiện nay được áp dụng là ủ phân để làm phân bón, sử dụng hầm biogas để xử lý phân (nước sau biogas được dùng nuôi cá, tưới cỏ hoặc xả thẳng ra môi trường) hoặc sử dụng trực tiếp phân gia súc làm thức ăn cho cá ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi, gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

3.4.2.4. Huy động vốn

- Nguồn tài chính để đảm bảo cho một cở sở chăn nuôi tiếp cận được những công nghệ chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường là rất lớn. Trong khi vẫn chưa có nhiều chính sách khuyến khích để các chủ trang trại chăn nuôi gia súc tập trung phát triển gắn với bảo vệ môi trường, di dời các trang trại chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, xây dựng các hệ thống xử lý chất thải chăn ni. Chủ trang trại có ý thức được việc bảo vệ mơi trường trang trại chăn ni của mình đảm bảo lợi ích cho chính bản thân mình và cộng đồng nhưng kinh phí khơng đủ để họ đầu tư xây dựng các cơng trình xử lý chất thải.

- Lợi nhuận thu được ngành chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh vẫn chưa cao, chủ trang trại vẫn phải tận dụng chất thải để đầu tư nuôi trồng thủy sản để tăng thu nhập. Tính rủi ro của ngành chăn ni vẫn cịn cao do cịn có những yếu kém trong cơng tác phịng chống dịch bệnh, lựa chọn con giống, công tác bảo vệ môi trường.

3.5. Đề xuất giải pháp quản lý trong thời gian tới

3.5.1. Ban hành và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật

- Kịp thời triển khai thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường đến các ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp và cộng đồng để biết và chấp hành. Tập trung rà soát các văn bản, quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường trong chăn nuôi đã ban hành để đề xuất bãi bỏ những văn bản không phù hợp; kiến nghị Trung ương bổ sung, điều chỉnh các quy định còn thiếu, chưa phù hợp.

- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong đó quy định rõ trách nhiệm của địa phương, các ngành liên quan đến hoạt động chăn nuôi gia súc tập trung.

- Ban hành và thực hiện quy chế phối hợp quản lý bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh phối hợp giữa các ngành, các cấp trong các nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo trách nhiệm quản lý đã được phân công, phân cấp.

- Xây dựng và đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn ni gia súc tập trung, chú trọng đến cơng tác bảo vệ mơi trường; chính sách hỗ trợ các cơ sở nằm trong khu dân cư di dời ra khu chăn ni tập trung; chính sách hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng trong đó có hỗ trợ về hệ thống xử lý chất thải.

Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 09 năm 2014 về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn ni nông hộ giai đoạn 2015 – 2010. Trong đó, việc hỗ trợ xử lý chất thải lỏng từ chăn ni được mức 50% tổng chi phí xây dựng cơng trình xử lý bằng biogas.

- Khuyến khích phát triển chăn ni tập trung, chăn nuôi trang trại xử lý nước thải, chất thải rắn, quản lý môi trường bằng cho vay ưu đãi hoặc giảm thuế khi thực hiện các giải pháp này.

- Có chính sách khuyến khích xúc tiến thương mại hợp tác quốc tế. Khuyến khích sáng tạo, nhập khẩu ứng dụng hiệu quả các công nghệ chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các trang trại chăn nuôi gia súc tập trung vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, áp dụng công nghệ theo hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường nước của hoạt động chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 61 - 83)