So sánh hiệu quả xử lý của hai hệ thống xử lý nước thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công nghệ của một số hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ở hà nội và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả (Trang 57 - 60)

Thông số/Hiệu suất

xử lý (%)

COD BOD SS Amoni Nitrat Photphat Sunfua

Dầu mỡ ĐTV Coliforms Bệnh viện Phụ sản Hà Nội 52,9 55,0 5 4,78 76,78 32,13 91,09 88,43 99,61 Bệnh viện Việt Đức 67,4 60,4 71,2 54,0 -42,86 96,38 51,4 53,5 99,99

-60 -40 -20 0 20 40 60 80 100 H iệ u su ất x ử lý (% )

COD BOD SS Amoni Nitrat Photphat Sunfua Dầu mỡ

ĐT V

Coliforms

Các thông số nước thải BV Phụ sản HN BV Việt Đức

Hình 3.5. So sánh hiệu suất xử lý của hai hệ thống xử lý

Đối với bệnh viện Phụ sản Hà Nội, hiệu suất xử lý cao nhất là đối với coliforms là 99,61%, tiếp đó là xử lý sunfua với hiệu suất 91,09%, dầu mỡ động thực vật là 88,43%, nitrat là 76,78%. Các thơng số khác, hiệu quả xử lý cịn thấp.

Đối với bệnh viện Việt Đức, các thông số trong nước thải sau xử lý đều đạt được hiệu suất trên 50%, trong đó coliforms đạt được 99,99%, photphat đạt hiệu quả xử lý 96,38%, chất rắn lơ lửng đạt 71,2%, COD 76,4%, BOD 60,4%.

Hiệu suất xử lý của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Việt Đức đối với các thông số hầu hết đều bằng và cao hơn so với hệ thống xử lý của bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Về mặt vi sinh, hiệu suất xử lý là tương đương nhau ở hai bệnh viện (99,61 và 99,99%), về mặt hóa học, hiệu suất xử lý của hệ thống xử lý tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện Việt Đức đối với COD lần lượt là 52,9% và 67,4%, BOD là 55,0% và 60,4%, một số thơng số khác có hiệu suất xử lý cao hơn hẳn, như chất rắn lơ lửng, hiệu suất xử lý của hệ thống xử lý tại bệnh viện Việt Đức đạt đến 71,2% hay amoni đạt hiệu suất xử lý hơn 50% trong khi của bệnh viện Phụ sản Hà Nội chỉ là 5% đối với xử lý chất rắn lơ lửng và 4,78% đối với xử lý amoni. Tuy nhiên, đối với các thông số như nitrat, sunfua hay dầu mỡ động thực vật thì hệ thống xử lý của bệnh viện Phụ sản Hà Nội lại đạt hiệu quả cao hơn so với hệ thống xử lý của bệnh viện Việt Đức.

Theo kết quả nghiên cứu của Từ Hải Bằng (2008), trong 17 hệ thống xử lý nước thải được xây dựng tại các bệnh viện từ tuyến huyện đến trung ương áp dụng phương pháp xử lý aeroten kết hợp với lọc sinh học, sử dụng công nghệ hợp khối thì khơng có hệ thống nào xử lý được tất cả các chỉ tiêu hoá lý và vi sinh thải đạt tiêu chuẩn thải ở cả mức I và chỉ có 1 hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn mức II của TCVN 7382-2004. Hiệu quả xử lý nước thải đối với hoá học chưa cao, hiệu suất xử lý BOD của các hệ thống xử lý dao động từ 1,12 đến 73,54%, COD từ 0,5 đến 72,22%, amoni từ 1,57 đến 70,99%, chất rắn lơ lửng từ 4,07 đến 99,10%. Về vi sinh, với các hệ thống có bộ phận khử trùng thì đạt tiêu chuẩn thải. Các hệ thống xử lý khơng được khử trùng thì coliform cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép [3].

Chương trình quan trắc thường niên do Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường thực hiện năm 2011 tại 17 bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh cho thấy, mặc dù các hệ thống xử lý nước thải của hầu hết các bệnh viện quan trắc đều hoàn chỉnh, nhiều hệ thống xử lý thậm chí mới vận hành như bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An song hầu hết có hiệu quả xử lý khơng cao hoặc khơng có hiệu quả đối với nhiều thành phần ơ nhiễm, dẫn đến nước thải sau khi được xử lý vẫn không đạt tiêu chuẩn thải. Hiệu quả xử lý thấp nhất đối với BOD (khoảng 36%), rồi đến COD (khoảng 37%), amoni (khoảng 46%), sunfua (khoảng 52%) [23].

Về các tiêu chí kỹ thuật khác, các linh kiện thiết bị hệ thống xử lý bao gồm cả thiết bị sản xuất trong nước (vỏ thiết bị, thiết bị đệm, vật liệu sinh học, thiết bị phân dịng, khuếch tán khí, đường ống phụ kiện, van khóa, hóa chất...) và các thiết bị nước ngoài (các máy bơm bùn, bơm nước thải, hệ thống máy thổi khí, hệ thống định lượng hóa chất, tủ điều khiển hệ thống). Các thiết bị nước ngoài chủ yếu nhập từ các nước Ý, Nhật, Đài Loan. Hai hệ thống hoạt động chủ yếu theo chế độ bán tự động. Với công suất thiết kế 900m3/ngày đêm, lưu lượng thải thực tế 600m3/ngày đêm thì hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Việt Đức có khả năng đáp ứng khi lưu lượng nước thải tăng thêm trong khi hệ thống của bệnh viện Phụ sản khó hiện điều này khi công suất thiết kế là 400 m3/ngày đêm và lưu lượng thải thực tế đã là 350m3/ngày đêm.

3.2.3.2. Các tiêu chí về kinh tế

a. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Chi phí điện năng tiêu thụ: Hầu hết các thiết bị máy móc phục vụ cho hệ thống xử lý nước thải hoạt động như máy bơm nước thải, máy sục khí chìm, máy thổi khí cạn, máy khuấy trộn đều tiêu thụ năng lượng điện. Lượng điện tiêu thụ phụ thuộc vào công suất máy, số giờ hoạt động của thiết bị. Mức tiêu thụ điện của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội được tính trong bảng 3.6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công nghệ của một số hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ở hà nội và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả (Trang 57 - 60)