So sánh hiệu quả xử lý trước và sau khi bổ sung chế phẩm vi sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công nghệ của một số hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ở hà nội và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả (Trang 80)

TT Chỉ tiêu phân tích Trước bổ sung men DW 97-H Sau bổ sung men DW 97-H lần 1 Sau bổ sung men DW 97-H lần 2 QCVN 28:2010/ BTNMT cột B Nồng độ sau xử lý (mg/L) Hiệu suất (%) Nồng độ sau xử lý (mg/L) Hiệu suất (%) Nồng độ sau xử lý (mg/L) Hiệu suất (%) 1 COD 163 52,9 112 54,8 84,5 76,1 100 2 BOD5 112 55,0 72 57,1 55,9 72,4 50 3 Chất rắn lơ lửng (SS) 47,5 5 42 6,7 19,7 73,3 100 Sau khi áp dụng đề xuất với 2 lần bổ sung chế phẩm vi sinh thấy rằng hiệu suất xử lý đã tăng lên, hiệu suất xử lý trước và sau khi bổ sung men xử lý vi sinh đối với COD tăng từ 52,9 đến 76,1%, BOD từ 55 đến 72,4%. Bên cạnh đó hiệu suất xử lý đối với SS cũng tăng lên đáng kể, từ 5 lên đến 73,3%. Một điều quan trọng nữa là nồng độ COD trong nước thải ra môi trường đã đạt được yêu cầu theo QCVN 28:2010/BTNMT, cột B với nồng độ là 84,5 mg/L (QCVN là 100 mg/L) và nồng độ BOD đã giảm rất đáng kể, chỉ còn 55,9 mg/L so với nồng độ BOD theo quy chuẩn QCVN là 50mg/L.

Về chi phí khi sử dụng bổ sung men xử lý vi sinh: Khi đi vào hoạt động ổn định, men xử lý DW 97-H được sử dụng với hàm lượng 2g/m3 và tiến hành bổ sung hàng ngày. Lưu lượng thải nước trung bình hàng ngày của bệnh viện là 350m3/ngày đêm, như vậy, mỗi ngày hệ thống xử lý sẽ tiêu tốn 700g men vi sinh DW 97-H tương ứng với 145.000 đồng. Như thế, chi phí hóa chất xử lý 1m3 nước thải trước khi sử dụng men vi sinh là 714 đồng/m3

, sau khi sử dụng men vi sinh là 1.128 đồng/m3

men xử lý nước thải bệnh viện là 3.872 đồng). Chi phí tăng thêm này là khơng q cao so với chi phí xử lý khi chưa bổ sung chế phẩm vi sinh trong khi hiệu quả xử lý lại tăng lên đáng kể. Các loại chế phẩm vi sinh này đều có nhiều, dễ tìm mua trên thị trường Việt Nam.

Sau khi áp dụng đề xuất thử nghiệm, nước thải đầu ra đã đạt được kết quả khả quan về chất lượng nước thải đầu ra cũng như tăng hiệu quả xử lý đối với các chỉ số COD, BOD, SS. Nếu tiếp tục duy trì bổ sung chế phẩm vi sinh DW 97-H đều đặn, các chất thải hữu cơ sẽ bị phân hủy nhanh thành các chất CO2, CH4, NO3…, chỉ số COD, BOD sẽ đáp ứng được tiêu chuẩn thải theo QCVN đối với nước thải y tế. Ngoài ra, DW 97-H là men xử lý nước thải bệnh viện được nghiên cứu bởi Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện khoa học công nghệ Việt Nam và Liên hiệp Khoa học sản xuất cơng nghệ hóa học là tổ hợp của các vi sinh vật hữu hiệu, các enzym ngoại bào cũng như một số hoạt chất sinh học khác được chứng minh hoàn tồn vơ hại đối với con người, vật ni và cây trồng, nó chỉ tham gia phân hủy các chất hữu cơ cao phân tử, do đó việc sử dụng bổ sung chế phẩm vi sinh này khơng ảnh hưởng gì đến chất lượng, độ bền của thiết bị công nghệ, cũng như môi trường hay cộng đồng dân cư.

KẾT LUẬN

Qua quá trình thực hiện khảo sát hiện trạng, đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, luận văn đã đạt được một số kết quả sau:

1. Đã điều tra hiện trạng hệ thống xử lý nước thải tại 10 bệnh viện ở Hà Nội, trong đó 9/10 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, cả 9 hệ thống xử lý đều hoạt động. 8/10 bệnh viện có hệ thống thu gom tách riêng đường nước mưa, nước bề mặt với nước thải y tế. Phương pháp xử lý nước thải đang áp dụng ở các bệnh viện chủ yếu là phương pháp kết hợp aeroten với lọc sinh học (6/10).

2. Đã đánh giá tính phù hợp cơng nghệ của hai hệ thống xử lý nước thải tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện Việt Đức:

Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Việt Đức xử lý tương đối tốt các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh: hiệu quả xử lý COD đạt 67,4%, BOD 60,4%, SS 71,2%, amoni 54%, coliform 99,99%. Tất cả các thông số, ngoại trừ BOD, đều đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường theo QCVN 28:2010/BTNMT, cột B. Đối với hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Phụ sản Hà Nội, nước thải sau xử lý cịn một số chỉ số khơng đạt tiêu chuẩn thải như COD, BOD, amoni với hiệu suất xử lý COD đạt 52,9%, BOD 55%, amoni 4,78%.

Chi phí xử lý 1m3 nước thải (gồm chi phí hóa chất, năng lượng điện, nhân công) của bệnh viện Phụ sản Hà Nội là 3.872 đồng/m3, bệnh viện Việt Đức là 3.953 đồng/m3.

Hai hệ thống xử lý là những hệ thống ngầm, kín, ít gây ảnh hưởng thứ cấp đến mơi trường và đảm bảo an tồn trong lao động. Hệ thống xây dựng phù hợp với điều kiện diện tích đơ thị, khơng ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư xung quanh, hệ thống hoạt động không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết vùng miền.

3. Đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đối với các bệnh viện nói chung và giải pháp cơng nghệ đối với hai bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện Việt Đức.

4. Đã áp dụng đề xuất thử nghiệm đối với hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Kết quả hiệu suất xử lý tăng lên đối với các chỉ số COD (từ 52,9

lên 76,1%), BOD (55 lên 72,4%), SS (5 lên 73,3%). Nồng độ COD thải ra đã đáp ứng được tiêu chuẩn thải theo QCVN 28:2010/BTNMT, cột B đối với nước thải y tế. Chi phí xử lý 1m3 nước thải là 4.289 đồng.

Hiện tại, Bệnh viện Việt Đức đã được chứng nhận hồn thành xử lý ơ nhiễm mơi trường triệt để và được ra khỏi danh sách gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ cở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Bộ Y tế (2010), Báo cáo công tác quản lý chất thải y tế.

2. Từ Hải Bằng (2007), Các công nghệ và thiết bị xử lý nước thải bệnh viện,

Học viện Quân y, Hà Nội.

3. Từ Hải Bằng (2008), Đánh giá thực trạng ô nhiễm vi sinh vật, hoá học nước thải bệnh viện và hiệu quả xử lý của một số trạm xử lý nước thải bệnh viện trên toàn quốc, luận án tiến sỹ.

4. Phạm Ngọc Châu (2004), Mơi trường bệnh viện nhìn từ góc độ quản lý an

toàn chất thải, Nhà xuất bản thế giới.

5. Ngô Kim Chi (2010), “Nghiên cứu khảo sát hiện trạng nước thải bệnh

viện, công nghệ và đề xuất cải thiện”, Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên, Hà Nội.

6. Trần Đức Hạ (1998), “Xử lý nước thải và phế thải rắn bệnh viện”, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, trường Đại học Xây dựng, Hà Nội. 7. Trần Đức Hạ, 2003, Cơng nghệ và cơng trình xử lý nước thải quy mơ nhỏ,

Hà Nội.

8. Hoàng Huệ (2005), Xử lý nước thải, NXB Xây dựng, Hà Nội.

9. Lý Ngọc Kính, Dương Huy Liệu, Nguyễn Văn Đồn (2012), Một số nhận xét hệ thống xử lý nước thải bệnh viện theo công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt cải tiến của viện Công nghệ môi trường. Hội khoa học học kinh tế y tế

Việt Nam.

10. Trần Hiếu Nhuệ (1990), Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học,

NXB Xây Dựng, Hà Nội.

11. Nguyễn Xuân Nguyên (2003), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xử lý chất

thải bệnh viện đạt tiêu chuẩn môi trường, đề tài của ban chỉ đạo cung cấp

nước sạch và vệ sinh môi trường.

12. Nguyễn Xuân Nguyên, Phạm Hồng Hải (2004), Công nghệ xử lý nước thải

13. Lương Đức Phẩm (2009), Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học, nhà xuất bản Giáo dục.

14. Nguyễn Tùng Phong, Vũ Hải Nam, Tô Việt Thắng, Đặng Thị Kim Anh (2011), công nghệ DEWATS, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.

15. Quy chuẩn Việt Nam QCVN 28:2010/BTNMT (2010), Quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về nước thải y tế.

16. Bùi Thanh Tâm (1993), Vệ sinh bệnh viện- Giáo trình vệ sinh mơi trường, Trường cán bộ Quản lý y tế, tr. 95-106.

17. Trịnh Thị Thanh, Nguyễn Khắc Kinh (2005), Quản lý chất thải nguy hại, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội

18. Trần Quang Toàn, Lê Thái Hà (2005), ”Đánh giá hiện trạng chất lượng

nước thải bệnh viện về hóa lý và hiệu quả xử lý nước thải trong các bệnh viện”, Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Tuyến, Đào Ngọc Phong, Nguyễn Thị Thu (2006), "Tình trạng ơ nhiễm vi sinh vật tại một số trung tâm y tế huyện ở các tỉnh phía Bắc", Tạp chí nghiên cứu y học, 42(3) tr. 61-64.

20. Tổng cục môi trường (2011), tài liệu kỹ thuật Hướng dẫn đánh giá sự phù

hợp của công nghệ xử lý nước thải và giới thiệu một số công nghệ xử lý nước thải đối với ngành Chế biến thuỷ sản, Dệt may, Giấy và bột giấy, Hà

Nội.

21. Trung tâm công nghệ xử lý môi trường, Bộ tư lệnh hóa học (2012), Kết quả đo kiểm môi trường bệnh viện Việt Đức.

22. Viện Công nghệ môi trường (2012), Báo cáo giám sát môi trường bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

23. Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (2011), Báo cáo tồn văn kết quả quan trắc mơi trường ngành y tế khu vực phía Bắc.

Tiếng Anh:

24. A.Rezaee, M.Ansari, A.Khavanin, A.Sabzali and M.M. Aryan (2005), “Hospital Wastewater Treatment Using an Integrated AnaerobicAerobic Fixed Film

Bioreactor”, Process Biochemistry, Volume 39, Issue 11, 30 July 2004, Pages 1427–1431.

25. Ajay Kumar Gautam, Sunil Kumar, P.C. Sabumon (2007), “Preliminary study of physico-chemical treatment options for hospital wastewate”, Journal of

Environmental Management, Volume 83, Issue 3, May 2007, Pages 298–

306.

26. Bonde, G.J (1977), "Bacterial indication of water polution", in Advances in

Aquatic Microbiology" (eds.M.R. Droop and H.W. Jannasch), Academic

Press, London, pp. 273 – 364.

27. C.-T. Tsai and S.-T. Lin (1999), "Disinfection of hospital waste sludge using hypochlorite and chlorine dioxide" Journal of Applied Microbiology, 86, pp. 827.

28. Chow-Feng Chiang, Ching-Tsan, Chaw-T ao Lin, Chun-Pao Huo, and Kwang Victor Lo (2003), "Disinfection of Hospital Wastewater by Continuous Ozonnization", Journal of Environmental Science and Health,

A38 (12), pp. 2895-2908.

29. Dunmade, IS. (2002). Indicators of sustainability: assessing the suitability of a foreign technology for a developing economy. Technology in Society, Technology in Society vol. 24, p.461–471.

30. Gray, N.F (2004), Biology of Wastewater Treatment, Imperial College Press. 31. Holt, J.G., Krieg, N.R., Sneath, P.H.A., Staley, J.T. and Williams, S.T. (eds) (1993), Bergey’s Manual of Determinative Bacteriology, 9th edition, Williams and Wilkins, Baltimore.

32. Irving, T.E. and Solbe, J.F. de L.G. (1980), "Chlorination of Sewage and Effects of Disposal of Chlorinated Sewage: A review of the Literature",

Technical Report TR130, Water Research Center, Stevenage.

33. Lai, J.S. and Tsai, C.T. (1988), "Study on the properties of wastewater from

hospital", Journal of the Chinese Environmental Protection Society, 11, pp.

34. Lettinga G., Van Lier J.B., Van Buuren J.C.L. and Zeeman G. (2001).

Sustainable development in pollution control and the role of anaerobic treatment, Water Science & Technology Vol 44.

35. Maria Csuros (1999), "Microbiological Examination of Water and Waste Water", Lewis Publishers, Boca Raton London, New York , Washington,

D.C.

36. Metcalf and Eddy Inc. (1984), Wastewater Engineering: Treatment, Disposal

and Reuse, McGraw-Hill, New York, USA.

37. Puangrat Kajitvichyanukul, Nattapol Suntronvipart (2006), “Evaluation of biodegradability and oxidation degree of hospital wastewater using photo- Fenton process as the pretreatment method”, Journal of Hazardous

Materials, Volume 138, Issue 2, 16 November 2006, Pages 384–391.

38. Qiaoling Liu, Yufen Zhou, Lingyun Chen, Xiang Zheng (2010), “Application of MBR for hospital wastewater treatment in China”,

Desalination,Volume 250, Issue 2, 15 January 2010, Pages 605–608.

39. Ronal Crites, George Tchobanoglous (1988), small & Decentralized Wastewater Management System.

40. Singhirunnusorn, M. and Stenstrom M. K. (2009). Appropriate wastewater treatment systems for developing countries: criteria and indictor assessment in Thailand. Water Science & Technology,

p.1873-1884.

41. Wanda M. A. Hoskin, Environmental technology Assessment (EnTA) In cleaner production assessment, Istanbul, Turkey, 11-13 September 2001.

42. Warren, C.F. (1971), Biology and Water Pollution Control, W.B. Saunders, Philadelphia.

43. WHO (1994), “Medical waste management in developing country”.

44. Xianghua Wen, Hangjiu Ding, Xia Huang (2004), “Treatment of hospital wastewater using a submerged membrane bioreactor”, Process Biochemistry,

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. BẢN ĐỒ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

PHỤ LỤC 2. SƠ ĐỒ MẶT BẰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

PHỤ LỤC 3. SƠ ĐỒ MẶT BẰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC (KHU XỬ LÝ 1)

PHỤ LỤC 4. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

PHỤ LỤC 5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC

PHỤ LỤC 1. BẢN ĐỒ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

PHỤ LỤC 4. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Mặt bằng khu xử lý nước thải Nhà điều hành khu xử lý nước thải

Thùng khuấy trộn hóa chất Hệ thống tủ điện điều khiển

Hóa chất khử trùng - Nước Javen (7% Clo) Hóa chất keo tụ - PAC

Họng thải sau xử lý Lấy mẫu nước thải

PHỤ LỤC 5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC

Khu xử lý nước thải Phịng chứa hóa chất

Thùng khuấy trộn hóa chất Hóa chất keo tụ - PAC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công nghệ của một số hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ở hà nội và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả (Trang 80)