Tổng hợp đánh giá chỉ tiêu kinh tế của hệ thống xử lý nước thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công nghệ của một số hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ở hà nội và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả (Trang 66 - 68)

TT Hạng mục Đơn vị Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Bệnh viện Việt Đức I Tổng chi phí xây dựng và lắp đặt hệ thống đ 2.000.000.000 7.000.000.000 II Công suất xử lý m3 350 600 III Chi phí vận hành

1 Chi phí điện năng đ/ngày 605.338 1.739.008

2 Chi phí hóa chất đ/ngày 250.000 233.000

3 Chi phí nhân cơng đ/ngày 500.000 400.000

4

Tổng chi phí cho một ngày vận hành (4) = (1) +(2) +(3) đ/ngày 1.355.338 2.372.008 5 Tổng chi phí vận hành cho 1 m3 nước thải (5) = (1) +(2) + (3) + (4) / (II) đ/m3 nước thải 3.872 3.953 6 Tổng chi phí vận hành cho một tháng (30 ngày) (6) = (4) x 30 đ/tháng 40.660.151 71.160.226 7 Tổng chi phí vận hành cho một năm (12 tháng) (7) = (6) x 12 đ/năm 487.921.817 853.922.707

Từ bảng tổng hợp trên thấy rằng, chi phí vận hành xử lý 1m3 nước thải của hai hệ thống xử lý tại hai bệnh viện Phụ sản Hà Nội và Việt Đức là tương đương nhau, lần lượt là 3.872 đồng/m3 và 3.953 đồng/m3 nước thải, tuy nhiên trong chi phí vận hành đó của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Việt Đức, chi phí cho điện năng tiêu thụ là chủ yếu, gấp hơn 2 lần hệ thống xử lý của bệnh viện Phụ sản Hà Nội, nguyên nhân do khối lượng nước thải của hai bệnh viện khác nhau, lượng nước thải của bệnh viện Việt Đức gần gấp đôi của bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bên cạnh đó, hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Việt Đức gồm hai khu thu gom và xử lý sơ bộ riêng nên số lượng máy bơm nước thải, máy đánh cặn, máy sục khí nhiều, dẫn đến lượng tiêu thụ điện năng lớn.

Về hóa chất tiêu thụ, chủ yếu là chất trợ lắng PAC và các hóa chất khử trùng dễ mua, có nhiều trên thị trường Việt Nam. Hiện tại, chi phí cho hóa chất cho một ngày tại hai hệ thống xử lý là xấp xỉ nhau nhưng trong khi hệ thống xử lý của bệnh viện Việt Đức xử lý lượng nước thải cao hơn gấp rưỡi bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện Phụ sản Hà Nội lại khơng sử dụng các chế phẩm vi sinh ngồi hóa chất khử trùng và trợ lắng trong quá trình xử lý thì thực tế chi phí hóa chất xử lý 1m3 nước thải tại hệ thống xử lý của bệnh viện Phụ sản Hà Nội là cao hơn của hệ thống xử lý của bệnh viện Việt Đức.

Chi phí đầu tư lắp đặt xây dựng hệ thống: Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Phụ sản Hà Nội với công suất 400m3/ngày đêm có chi phí xây dựng là 2 tỉ đồng và hệ thống xử lý nước thải tại bệnh viện Việt Đức có cơng suất 900 m3

/ngày đêm có chi phí đầu tư gần 7 tỉ đồng. Với cơng suất thiết kế này, hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Việt Đức có thể đáp ứng, đảm bảo vận hành được khi có sự thay đổi lớn về lưu lượng cũng như nồng độ nước thải trong giai đoạn hiện nay cũng như tương lai của bệnh viện, trong khi hệ thống xử lý của bệnh viện Phụ sản Hà Nội có nguy cơ quá tải trong xử lý nước thải khi lượng nước thải thực tế đã gần với công suất thiết kế và số bệnh nhân thì ngày càng tăng lên, tuy nhiên, với diện tích hiện có của khu xử lý nước thải, khả năng ứng dụng, mở rộng, nâng cấp, tăng công suất là tương đối dễ dàng.

Hệ thống thiết bị vận hành tương đối ổn định, linh kiện thay thế dễ dàng tìm ở trong nước (trừ các máy bơm nước thải đặt ngầm hay các máy sục khí chìm phải nhập). Tùy thuộc vào tần xuất, mục đích và yêu cầu bảo dưỡng khác nhau mà mức phí bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải sẽ khác nhau, tuy nhiên mức phí bảo dưỡng hệ thống của bệnh viện Phụ sản Hà Nội là khá cao, trong khi của bệnh viện Việt Đức lại thấp hơn nhiều (20.000.000 đồng cho 6 tháng với hơn 1000 giường bệnh).

Hệ thống xử lý nước thải tại hai bệnh viện hiện nay hoạt động theo chế độ bán tự động, các khâu vẫn phải vận hành bằng tay gồm có pha hóa chất, bật tắt bơm nước thải, bơm hút bùn về bể chứa bùn, do đó nên đưa về chế độ vận hành tự động để công tác kiểm tra công tác vận hành thuận lợi hơn cũng như để giảm bớt khâu tác động bởi sức lao động con người và đảm bảo hoạt động thường xuyên. Trong quá trình vận hành sử dụng hệ thống xử lý nước thải, đội ngũ kỹ thuật trực tiếp vận hành của hai hệ thống xử lý đều được đào tạo, hướng dẫn, tuy không phải là các cán bộ chuyên trách, nhưng đã thực hành khá tốt, riêng bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cần được tập huấn kỹ hơn nữa để công tác vận hành sử dụng hệ thống xử lý nước thải ngày một tốt hơn.

3.2.3.3. Các tiêu chí về mơi trường

Hệ thống thu gom và xử lý nước thải chủ yếu là ngầm và khép kín, các tác động gây ô nhiễm thứ cấp đến môi trường như ồn, mùi là nhỏ.

Để đánh giá xem hệ thống xử lý có gây ơ nhiễm thứ cấp hay không, các chỉ tiêu về độ ồn, khí amoniac và khí hydrosunfua được đo đạc. Các chỉ tiêu này được so sánh với Quy chuẩn Việt Nam về Chất thải độc hại trong mơi trường khơng khí xung quanh. Kết quả đo được trình bày tại bảng dưới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công nghệ của một số hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ở hà nội và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả (Trang 66 - 68)