Đánh giá cá cô nhiễm thứ cấp của hệ thống xử lý nước thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công nghệ của một số hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ở hà nội và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả (Trang 68 - 76)

TT Bệnh viện Độ ồn dBA NH3 µg/m3 H2S µg/m3 1 Phụ sản Hà Nội 57 144 20 2 Việt Đức 59 98 36 QCVN 06:2009/BTNMT - 200 42

Kết quả cho thấy với hệ thống không gây ảnh hưởng bởi khÝ NH3, H2S, tiếng

ồn trong khi vận hành đều đạt kết quả tốt, nằm trong giới hạn cho phép; Hệ thống hoạt động ít tiếng ồn, mùi chỉ phát ra tại bể tập trung nước thải do không đậy nắp khu vực nước thu nước thải về bể (đối với bệnh viện Việt Đức), do vậy cần được thiết kế nắp đậy bể nước thu về.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội ở tất cả các hố thu, các bể đều có nắp đậy, thỉnh thoảng thấy có mùi tuy nhiên mùi có thể do nhà chứa rác nằm áp ngay tường rào khu xử lý nước thải.

Các giải pháp phòng ngừa, khắc phục sự cố: Tủ điều khiển có lắp đặt aptomat, mỗi máy có đèn vàng báo khi hoạt động quá tải. Các cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra hệ thống đường dây từ trạm biến áp đến các phụ tải.

3.2.3.4. Các tiêu chí về xã hội

Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội nằm trong khuôn viên bệnh viện, chỉ có một mặt tiếp giáp với Đại sứ quán Nga, do đó dân cư xung quanh khu vực xử lý nước thải khơng nhiều. Diện tích mặt bằng khu vực xây dựng hệ thống xử lý nước thải của khoảng 300m2

. Khu vực này rộng, thoáng, tuy nhiên từ giữa năm 2011 do đáp ứng nhu cầu bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện ngày càng đông, bệnh viện đã cải tạo, mở rộng thêm khu vực trông xe ô tô của bệnh nhân đến sát bờ rào khu hệ thống xử lý nước thải cũng như dịch chuyển nhà chứa rác thải của bệnh viện áp sát tường rào khu xử lý nước thải. Tuy không ảnh hưởng đến diện tích khu xử lý nước thải nhưng cũng phần nào ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực này.

Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Việt Đức là cơng trình kết hợp cải tạo và xây mới theo hướng tiết kiệm diện tích đất, tận dụng tối đa các cơng trình đã có trong hệ thống xử lý như bể xử lý sơ bộ gồm 02 khối bể chìm sẵn có. Do đó, diện tích khu vực xử lý khoảng hơn 150m2

với các thiết kế nhà điều hành, phịng pha hóa chất, các bể xử lý đáp ứng khá tốt yêu cầu, mục đích của bệnh viện.

Nhìn chung, hai hệ thống xử lý nước thải được xây dựng và thiết kế khá phù hợp với phối cảnh không gian. Các hệ thống này đưa vào sử dụng mà không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện khí hậu thời tiết vùng miền.

3.2.3.5. Lượng hóa các tiêu chí đánh giá

Căn cứ điều kiện thực tế của từng bệnh viện, số lượng các tiêu chí, thang điểm và điểm số có thể thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp. Tại hai bệnh viện Phụ sản Hà Nội và Việt Đức, thơng qua các tiêu chí đánh giá trên, tính phù hợp của hệ thống xử lý nước thải của 2 bệnh viện được lượng hóa theo bảng 3.14 dưới đây: Bảng 3.14. Lượng hóa các tiêu chí đánh giá tính phù hợp của hệ thống xử lý nước thải

TT Tiêu chí / Nội dung Điểm

tối đa Phụ sản Hà Nội Bệnh viện

Bệnh viện Việt Đức

I Tiêu chí về mặt kỹ thuật 40 25 30

1 Mức độ tuân thủ các quy định về

xả thải (QCVN) 15 10 13

2 Hiệu quả của công nghệ (% loại

bỏ chất ô nhiễm) 4 2 3

3 Tuổi thọ, độ bền của công nghệ,

thiết bị 5 3 3

4

Tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống công nghệ, khả năng thay thế linh kiện, thiết bị

5 3 3

5 Khả năng thích ứng khi tăng tải

trọng / lưu lượng nước thải 2 1 2

6 Mức độ hiện đại, tự động hóa của

cơng nghệ 3 2 2

7 Khả năng mở rộng, cải tiến modul

của công nghệ 2 2 1

8

Thời gian tập huấn cho cán bộ vận hành hệ thống nước thải cho đến mức cán bộ vận hành thành thạo

4 2 3

II Tiêu chí về mặt kinh tế 28 21 20

9 Chi phí xây dựng và lắp đặt thiết

TT Tiêu chí / Nội dung Điểm tối đa Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Bệnh viện Việt Đức 10 Chi phí vận hành (tính theo VNĐ/m3 nước thải) 10 8 7

11 Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa

(thiết bị và nguyên liệu) 8 5 6

III Tiêu chí về mặt mơi trường 22 16 17

12 Diện tích khơng gian sử dụng của

hệ thống, hiệu quả đất sử dụng 5 4 5

13 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu và

năng lượng 6 4 4

14 Khả năng tái sử dụng, mức độ xử

lý chất thải thứ cấp 5 3 3

15

Mức độ rủi ro đối với môi trường và giải pháp phòng ngừa, khắc phục khi xảy ra sự cố kỹ thuật

6 5 5

IV Tiêu chí về mặt xã hội 10 8 7

16 Mức độ mỹ học và cảm quan của

hệ thống 5 4 3

17 Khả năng thích ứng với các điều

kiện vùng, miền 5 4 4

Tổng số 100 70 74

Đánh giá chung:

Đặc tính của nước thải bệnh viện về nguyên lý có thành phần tương tự như nước thải sinh hoạt nhưng nước thải bệnh viện chứa một số hoá chất độc hại, chất sát trùng, kháng sinh, thuốc, dược phẩm, máu, chất gây độc tế bào, dịch từ khoa phóng xạ. Bên cạnh đó, các bệnh viện trong đơ thị với yêu cầu không gian xây dựng hạn hẹp thì việc áp dụng phương pháp xử lý kết hợp xử lý hóa lý với xử lý sinh học hiếu khí và yếm khí và khử trùng (theo công nghệ hợp khối) cho hệ thống xử lý nước thải tại hai bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện Việt Việt Đức là khá phù hợp. Các thiết bị được chế tạo theo nguyên tắc modul, hợp khối, tự động, gọn nhẹ,

xử lý nước thải có những ưu, nhược điểm riêng.

Đối với bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Chi phí đầu tư vừa phải, chi phí vận

hành ở mức chấp nhận được 3.872 VNĐ/m3 nước thải. Chi phí điện năng tiêu thụ cho hệ thống xử lý nước thải thấp (1.730 đồng/m3 nước thải). Tuy nhiên, việc không bổ sung chế phẩm vi sinh trong quá trình vận hành làm giảm hiệu suất xử lý các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học. Diện tích bể lắng lamen nhỏ, thời gian lưu nước thải ít dẫn đến hiệu quả xử lý SS thấp. Hệ thống khử trùng khơng có bể tiếp xúc vì thế các chỉ tiêu vi sinh trong nước thải sau xử lý sẽ khó đảm bảo duy trì đạt được quy chuẩn. Về mặt vận hành, hệ thống được quản lý và vận hành kiêm nhiệm bởi cán bộ kỹ thuật của bệnh viện. Tuy có được hướng dẫn, chuyển giao về vận hành xử lý hệ thống nhưng vì thiếu chun mơn về cơng nghệ xử lý nước thải nên trong cơng tác vận hành vẫn cịn hạn chế.

Đối với bệnh viện Việt Đức: Đạt hiệu quả xử lý cao đối với các chỉ tiêu quan

trọng của nước thải bệnh viện, trong đó hiệu quả xử lý coliform đạt 99,99%, SS, COD đạt trên dưới 70%, BOD5 trên 60%, hiệu quả xử lý photphat 96,38%, amoni hơn 50%. Tổ vận hành hệ thống xử lý nước thải có cán bộ được đào tạo về chuyên ngành công nghệ môi trường cũng như chuyển giao công nghệ đầy đủ đáp ứng yêu cầu vận hành hệ thống xử lý nước thải nên công tác vận hành của hệ thống xử lý được đảm bảo, đặc biệt là việc theo dõi và khắc phục các sự cố về vận hành cụm xử lý sinh học.

Bên cạnh những ưu điểm về hiệu quả xử lý coliform, chất rắn lơ lửng và chất hữu cơ, hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Việt Đức còn tồn tại một số nhược điểm sau: Bể thu khu xử lý 1 thể tích nhỏ quá, dung tích hữu ích của bể 45,48m3 dẫn đến thời gian bơm cạn bể nhanh, do đó ln cần có người theo dõi trong q trình bơm, nếu khơng có thể xảy ra sự cố cháy máy bơm. Các máy bơm chìm hay bị trục trặc do rác quấn vào bơm. Hệ thống xử lý nước thải được xây dựng trên nền tận dụng được những cơng trình sẵn có tuy nhiên chi phí đầu tư cho xây lắp ban đầu vẫn cao (so với hệ thống xử lý của bệnh viện Phụ sản Hà Nội về công suất và thời điểm xây dựng). Chi phí về điện cho vận hành xử lý

nước thải cũng khá cao (chiếm 73,3% tổng chi phí vận hành 1m3 nước thải) vì sử dụng nhiều thiết bị như máy bơm để bơm nước thải, máy sục khí chìm, máy thổi khí cạn do bệnh viện có hai hệ thống thu gom, xử lý sơ bộ nước thải.

3.3. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động của HTXL nước thải

Tại hai bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện Việt Đức nói riêng và các bệnh viện nói chung, cơng tác xử lý nước thải y tế nhìn chung đã được các bệnh viện quan tâm và thực hiện xây dựng hệ thống và vận hành hệ thống xử lý, tuy nhiên, ở nhiều đơn vị việc thực hiện cịn chưa đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, các hướng dẫn vận hành dẫn đến hiệu quả xử lý, chất lượng nước thải chưa đáp ứng tiêu chuẩn khi thải ra mơi trường. Ngun nhân gây ra tính khơng hiệu quả nằm ở hai yếu tố tương tác lẫn nhau là công nghệ xử lý và công tác quản lý. Đơn vị thiết kế hệ thống xử lý, đơn vị thi cơng, đơn vị vận hành chưa có sự phối kết hợp với nhau. Việc giám sát các cơng trình xử lý nước thải không được thực hiện nghiêm ngặt và hướng dẫn vận hành chưa phù hợp hoặc q trình vận hành hệ thống khơng đáp ứng được các thông số công nghệ. Nguyên nhân khách quan như việc mở rộng số giường bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân làm tăng lưu lượng thải nước dẫn đến hệ thống xử lý bị quá tải hay do điều kiện nhân lực, các cán bộ vận hành không được đào tạo chuyên sâu về xử lý nước thải mà hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm trong bệnh viện, việc vận hành chỉ được hướng dẫn, chuyển giao bởi các công ty xây dựng hệ thống trong thời gian ngắn, đây là khó khăn lớn cho những người mới bắt đầu cho công việc vận hành. Ý thức tổ chức thực hiện của cơ sở y tế (của cả lãnh đạo và nhân viên bệnh viện) cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiệu quả xử lý chưa đạt yêu cầu, chất lượng thải sau xử lý chưa đạt được tiêu chuẩn thải quy định.

Để cải thiện tình hình, nâng cao hiệu quả trong công tác xử lý và vận hành nước thải, những nội dung cụ thể sau có thể cần phải thực hiện:

Về công tác quản lý:

Để xây dựng và vận hành tốt một hệ thống xử lý nước thải nói chung và cho bệnh viện nói riêng trước hết cần các nhà tư vấn hiểu biết và nghiêm túc về công

nghệ và các yếu tố liên quan, kể cả việc đào tạo đội ngũ các cán bộ vận hành hệ thống. Do đó, nâng cao trình độ hiểu biết cơng nghệ xử lý nước thải, tập trung vào các cơng việc có tầm quan trọng về các cơ sở đào tạo, cơ sở thiết kế, các hội đồng thẩm định. Biện pháp nâng cao trình độ khơng phải là mở các khóa đào tạo ngắn hạn mà là kiểm soát nghiêm túc các điều kiện hành nghề của các đơn vị và cá nhân hành nghề. Lựa chọn các nhà tư vấn hiểu biết và nghiêm túc về công nghệ và các yếu tố liên quan. Xây dựng một hệ thống xử lý nước thải cần phải dựa trên những đặc trưng cụ thể của từng cơ sở, trên cơ sở những tiêu chuẩn chung cần có sự vận dụng cụ thể với những hiệu chỉnh nhất định. Việc dựa theo hay đưa ra một chuẩn mực chung về cơng nghệ chỉ có tính chất khuyến nghị như một giải pháp khả thi, giá thành xây dựng và vận hành hệ thống, tác dụng tham khảo trong phạm vi, mức độ nào đó. Việc áp dụng cứng nhắc sẽ rất khó vận dụng.

Vấn đề đáng quan tâm trong công tác quản lý chất thải bệnh viện nói chung, nước thải nói riêng của các cơ sở chăm sóc y tế sức khoẻ là ngân sách phân bổ cho ngành khơng đủ đáp ứng những chi phí thực tế của việc quản lý - xử lý chất thải. Đây là một tình trạng thường thấy ở hầu hết các cơ sở y tế. Nếu tăng cường công tác quản lý xử lý chất thải, nước thải bệnh viện sẽ làm tăng gánh nặng tài chính đối với những cơ sở y tế này tại cấp độ cơ sở y tế.

Rất nhiều các bệnh viện, cơ sở y tế hoạt động từ lâu song các cơ sở có hệ thống xử lý nước thải chưa nhiều và các cơ sở có hệ thống xử lý nước thải phần lớn khơng đáp ứng được các tiêu chuẩn thải tối thiểu vì nhiều lý do, trong đó một phần do thiếu kinh phí để hoạt động thường xun.

Do đó, cấp đơn vị chủ quản của các cơ sở y tế cần phải có dịng ngân sách riêng biệt cho cơng tác quản lý và xử lý nước thải y tế. Vấn đề quan trọng nhất là thiết lập một khung cơ chế quản lý đặc thù cho những hoạt động.

Hiện nay, hầu hết các hệ thống xử lý do các cơ sở y tế vận hành. Ngân sách cho cơng việc xử lý chất thải y tế có thể được Bộ y tế, Sở y tế đưa vào trong quá trình lập kế hoạch hàng năm hay việc phân bổ ngân sách từ những cơ quan liên quan của UBND tỉnh và Bộ/Sở y tế tỉnh sẽ cung cấp ngân sách cho hoạt động của

thiết bị theo kế hoạch đề ra. Vì vậy cần lập kế hoạch ngân sách, định mức tài chính đầy đủ, trang trải những chi phí định kỳ, thường xun (nhân cơng, mua phụ kiện, hóa chất tẩy trùng và điện nước) liên quan tới hoạt động xử lý nước thải bệnh viện.

Quy định trách nhiệm rõ ràng của người đứng đầu cơ quan và các cá nhân liên quan có nhiệm vụ giám sát hệ thống xử lý nước thải. Khi trách nhiệm đã rõ ràng thì việc nâng cao trình độ chun mơn để đáp ứng nhu cầu cơng việc là q trình tự vận động hoặc bệnh viện cho các cán bộ vận hành tham gia các khoá đào tạo về vận hành hệ thống xử lý nước thải hay tuyển dụng cán bộ chuyên trách đảm nhiệm công tác quản lý hệ thống xử lý nước thải có chun mơn về mơi trường.

Về cơ chế phối hợp:

Có sự phối hợp giữa các ban ngành y tế và các bên tham gia quản lý nước thải bệnh viện

Đơn vị thiết kế hệ thống xử lý, đơn vị thi cơng, đơn vị vận hành cần có sự phối kết hợp với nhau. Việc giám sát các cơng trình xử lý nước thải phải được thực hiện nghiêm ngặt và hướng dẫn vận hành phù hợp hoặc quá trình vận hành hệ thống nhằm đáp ứng được các thông số công nghệ để chất lượng thải sau xử lý đạt được tiêu chuẩn thải quy định.

Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra định kỳ quan trắc chất lượng nước thải nhằm khắc phục kịp thời những sự cố trong q trình vận hành.

Về cơng tác vận hành:

Các bệnh viện nên thực hiện tốt việc phân tách thu gom nước thải, phân biệt luồng nước thải nhằm xử lý triệt để và tiết kiệm chi phí xử lý.

Hệ thống công nghệ và chế độ vận hành quyết định rất nhiều đến hiệu quả xử lý nước thải, chẳng hạn thành phần chất hữu cơ trong nước thải nằm trong khoảng 250 – 400 mg/L (COD) và 200 – 300 mg/L (BOD). Hiệu quả xử lý BOD qua q trình vi sinh yếm khí đạt 65 – 80% và q trình hiếu khí có thể đạt tới 95%. Hay việc sử dụng các chất keo tụ cũng làm tăng hiệu quả xử lý các chất rắn lơ lửng, BOD, hoặc công đoạn khử trùng trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là thực hiện bắt buộc đối với xử lý nước thải bệnh viện do nguồn này chứa nhiều vi sinh gây bệnh.

Do đó, phải tuân thủ chế độ vận hành hệ thống xử lý nước thải, thực hiện nghiêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công nghệ của một số hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ở hà nội và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả (Trang 68 - 76)