Kết quả đánh giá bền vững về xã hội và thang điểm đối với các LUT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 74)

LUT Lao động Khả năng về vốn, đất đai Khả năng cung cấp lƣơng thực, thực phẩm Chính sách Tập quán sản xuất, khả năng ứng dụng tiến bộ KHKT Nhu cầu xã hội Tổng điểm 2 lúa (LUT1) 3 4 4 4 4 4 23 2 lúa – 1 cây vụ đông (LUT2) 3 4 4 4 4 4 23 Lúa – cá (LUT3) 3 3 3 2 3 3 17 Chuyên rau, màu (LUT4) 3 3 2 3 3 3 17

Cây ăn quả lâu năm (LUT5) 2 3 1 3 4 3 16 Nuôi trồng thuỷ sản (LUT6) 3 2 2 3 3 3 16 Hoa, cây cảnh (LUT7) 4 3 1 3 4 2 17

Qua bảng 2.19 cho thấy: các LUT1, LUT2 đƣợc coi là bền vững về mặt xã hội ở mức cao, tiếp đến là các LUT bền vững về xã hội ở mức trung bình là LUT3, LUT4, LUT7, LUT5, LUT6.

3.4.2.3 Bền vững về môi trƣờng

Bảng 2. 20: Kết quả đánh giá bền vững về môi trƣờng và thang điểm đối với các LUT huyện Thanh Oai, Hà Nội

LUT Khả năng bảo

vệ độ phì đất

Khả năng bảo vệ nguồn nƣớc

Nâng cao đa dạng sinh học

Tổng điểm

2 lúa (LUT1) 4 4 4 12

2 lúa – 1 cây vụ đông (LUT2) 4 4 4 12

Lúa – cá (LUT3) 1 1 4 6

Chuyên rau, màu (LUT4) 3 4 4 11

Cây ăn quả lâu năm (LUT5) 3 4 4 11

Nuôi trồng thuỷ sản (LUT6) 1 1 4 6

Hoa, cây cảnh (LUT7) 3 4 4 11

Trên cơ sở xác định và phân cấp các chỉ tiêu, tiến hành so sánh, đối chiếu tính bền vững về mặt mơi trƣờng với các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp khu vực huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Qua bảng 2.20 cho thấy: các LUT1, LUT2 đƣợc coi là bền vững về mặt môi trƣờng ở mức cao với số điểm đánh giá là 12, tiếp đến là các LUT bền vững về môi trƣờng ở mức trung bình là LUT 4, LUT5, LUT7; Các LUT bền vững về môi trƣờng ở mức thấp là LUT3, LUT6.

2.4.2.4. Tổng hợp đánh giá tính bền vững của các LUT các huyện Thanh Oai, Hà Nội trên cả ba mặt kinh tế - xã hội – môi trƣờng

Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp trên cả ba mặt kinh tế - xã hội – môi trƣờng của khu vực nghiên cứu cho thấy: LUT có số điểm cao nhất là LUT2 (2 lúa-1 vụ rau màu) với 48 điểm là có tính bền vững cao nhất, tiếp đến là LUT1 (2 vụ lúa), LUT7 (Hoa, cây cảnh), LUT5( Trồng cây lâu năm), LUT4 (chuyên rau-màu), LUT6 (nuôi trồng thuỷ sản), LUT3 (lúa-cá).

Bảng 2. 21: Tổng hợp kết quả thang điểm đánh giá tính bền vững về kinh tế - xã hội – môi trƣờng đối với các LUT huyện Thanh Oai, Hà Nội kinh tế - xã hội – môi trƣờng đối với các LUT huyện Thanh Oai, Hà Nội Bền vững

Loại LUT

Kinh tế Xã hội Môi trƣờng Tổng hợp

đánh giá

2 lúa (LUT1) 12 23 12 47

Lúa – cá (LUT3) 14 17 6 37

Chuyên rau, màu (LUT4) 15 17 11 43

Cây ăn quả lâu năm (LUT5) 17 16 11 44

Nuôi trồng thuỷ sản (LUT6) 17 16 6 39

CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP KHU VỰC NGHIÊN CỨU ĐẾN 2020 THEO HƢỚNG

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ SINH THÁI

3.1 Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thanh Oai đến năm 2020

3.1.1 Chỉ tiêu tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tiếp tục đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng dần tỷ trọng các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế chung của huyện. Phát triển kinh tế theo hƣớng sản xuất hàng hoá đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đồng thời khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phƣơng. Cụ thể:

- Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2020 đạt khoảng 9.000 tỷ đồng, năm 2030 đạt 32.300 tỷ đồng (giá CĐ năm 94).

- Tăng trƣởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2011 - 2020 đạt 16%/ năm, giai đoạn 2021 - 2030 đạt 14%/năm.

- Cơ cấu giá trị sản xuất đến năm 2020: + Dịch vụ: 32%

+ Công nghiệp, xây dựng: 58% + Nông nghiệp: 10%

3.1.2 Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế 3.1.2.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp của huyện theo hƣớng nơng nghiệp sinh thái, có chất lƣợng hiệu quả, an tồn thực phẩm và bền vững với mơi trƣờng.

Hình thành rõ nét các vùng, các tiểu vùng chuyên canh hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của từng vùng, tăng cƣờng áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ mới vào sản xuất.

Giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2011 – 2020 tăng trƣởng bình quân đạt 5 - 6%/năm.

+ Trồng trọt: Không ngừng nâng cao năng suất, chất lƣợng nơng sản, bố trí cơ cấu diện tích gieo trồng đến từng thửa đất một cách phù hợp nhất. Đẩy mạnh quá trình

thâm canh tăng vụ nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất và nâng cao giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác.

+ Chăn nuôi: tập trung phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại, các khu chăn ni quy mô công nghiệp đảm bảo không gây ô nhiễm môi trƣờng. Tăng số lƣợng, chất lƣợng đàn bò sữa, tập trung phát triển đàn lợn hƣớng nạc, đàn gia cầm gắn với giết mổ, chế biến phục vụ tiêu dùng.

3.1.2.2 Khu vực kinh tế dịch vụ

Phát triển thƣơng mại của huyện theo hƣớng phân bổ hợp lý, gắn kết và phục vụ cho các ngành, liên kết các địa bàn khác trên phạm vi thành phố tạo ra các kênh phân phối hàng hóa, sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn.

Đến năm 2020 tập trung xây dựng mạng lƣới chợ, trung tâm thƣơng mại ở khu vực đô thị, các chợ đầu mối và chợ dân sinh ở khu vực nông thôn, tạo điều kiện liên kết kinh tế đô thị với kinh tế nông thôn, kinh tế trong huyện với bên ngoài huyện.

Giá trị sản xuất thƣơng mại dịch vụ tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 20 - 21%/năm giai đoạn 2011 - 2020.

- Du lịch: Xây dựng khu du lịch sinh thái, tu bổ tơn tạo các di tích lịch sử văn hóa có giá trị trên địa bàn cùng với xây dựng cơ sở vật chất, phát huy tiềm năng về du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, du lịch lễ hội - văn hóa với du lịch cộng đồng.

- Đối với các ngành dịch vụ khác: Phát triển các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, bƣu chính viễn thơng đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống, phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế thị trƣờng, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu inh tế, cơ cấu lao động của huyện.

3.1.2.3 Chỉ tiêu dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Ổn định cuộc sống của ngƣời dân. Thực hiện cơng tác xóa đói giảm nghèo, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm bình quân 1-2%/năm giai đoạn 2011 - 2020.

Bên cạnh đó chú trọng giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, tuyên truyền nhân dân thực hiện tốt chƣơng trình DSKHHGĐ, ổn định tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên bình quân giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 0,8%/năm.

Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 38 triệu đồng/năm. 3.1.2.4 Chỉ tiêu phát triển đô thị và các khu dân cƣ nông thôn

Phát triển thị trấn Kim Bài theo hƣớng lấy cụm dân cƣ hiện tại và các cụm công nghiệp tập trung làm nền tảng, hạt nhân phát triển, từ đó nâng cao chất lƣợng và tính đồng bộ trong đơ thị. Về mặt không gian, sẽ phát triển đô thị theo chuỗi phù hợp với hệ thống đƣờng giao thông và các cụm dân cƣ...đóng vai trị hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho vùng nơng thơn. Trong đó hình thành các trung tâm về dịch vụ công cộng, cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, vui chơi giải trí; các trung tâm hỗ trợ sản xuất; cụm công nghiệp tập trung; trung tâm chuyển giao công nghệ, quảng bá giới thiệu sản phẩm. Tạo ra các không gian đô thị hiện đại, giữ đƣợc bản sắc dân tộc, phát triển bền vững, bảo vệ môi trƣờng.

Phát triển nông thôn

- Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, đảm bảo nông thôn phát triển ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trƣờng đƣợc bảo vệ. Các khu dân cƣ nông thôn trong vùng đƣợc phát triển theo hƣớng từng bƣớc phát triển các ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, văn hoá, giáo dục… hiện đại hoá hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật.

- Đối với các điểm dân cƣ ven trục đƣờng giao thông lớn, tập trung phát triển hạ tầng nông thơn nhƣ nƣớc sạch, các cơng trình phúc lợi xã hội. Hình thành các trung tâm cụm xã, sắp xếp lại các điểm dân cƣ ven Quốc lộ, giữ gìn các làng nghề truyền thống. Xây dựng nếp sống văn hóa ở khu vực nơng thơn. Bảo tồn, tơn tạo các di tích lịch sử, văn hóa.

3.1.2.5 Chỉ tiêu phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cần phải chú trọng đến nhiệm vụ phát triển văn hoá, xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu về văn hoá và đời sống tinh thần của ngƣời dân. Cụ thể:

- Mục tiêu về giáo dục - đào tạo:

+ Duy trì phổ cập tiểu học và trung học cơ sở đúng độ tuổi, tiến tới phổ cấp giáo dục bậc trung học. Xây dựng, nhân rộng các trƣờng chất lƣợng cao ở tất cả các bậc học, cấp học.

+ Nâng cao chất lƣợng cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy và học; bảo đảm nhu cầu lớp học, trƣờng học theo các tiêu chí trƣờng chuẩn Quốc gia ở các cấp.

+ Bảo đảm đủ đội ngũ giáo viên về số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng theo tiêu chí chuẩn và trên chuẩn của giáo viên các cấp học.

+ Phát triển mạnh đào tạo tổng hợp hƣớng nghiệp và dạy nghề theo hƣớng đa dạng về quy mơ và hình (dài hạn, ngắn hạn), tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo và trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.

- Mục tiêu về y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng:

Nâng cao chất lƣợng chăm sóc sức khỏe nhân dân và cơng tác dân số, kế hoạch hóa gia đình. Phát triển y tế cơng cộng, hồn thiện mạng lƣới y tế từ huyện đến xã. Tăng cƣờng y tế dự phòng, nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh, tiếp tục thực hiện các chƣơng tình mục tiêu quốc gia về y tế, từng bƣớc nâng cao thể chất, tuổi thọ của ngƣời dân. Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về dƣợc phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm trên địa bàn huyện.

+ Đến năm 2015 có 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; 100% trẻ em dƣới 1 tuổi đƣợc tiêm chủng các loại vắc xin phòng bệnh.

+ Tăng cƣờng cơ sở vật chất khám, chƣa có từ 1 - 2 bệnh cho tuyến y tế xã. Đến năm 2015 mỗi xã có từ 1- 23 - 4 bác sỹ đa khoa và 3 - 4 nhân viên y tế.

- Mục tiêu về văn hóa - thông tin, thể dục, thể thao:

Xây dựng và phát triển các khu, điểm văn hóa, khu vui chơi giải trí để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.

Khôi phục, bảo tồn các di tích lịch sử, phát triển các lễ hội, phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc phục vụ cho phát triển du lịch.

Phát triển rộng khắp phong trào thể dục thể thao, góp phần tăng cƣờng sức khỏe cho nhân dân.

Đến năm 2020 có 90 - 95% gia đình văn hóa, trên 95% làng, 100% cơ quan đạt tiêu chí văn hóa. 100% xã, thị trấn có điểm bƣu điện văn hóa, nhà văn hóa, 100% số làng có tủ sách pháp luật.

- Về kết cấu hạ tầng và bảo vệ môi trƣờng:

Tập trung xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng theo tiêu chí nơng thơn mới. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hợp lý và hiện đại, tạo nên mạng lƣới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phƣơng thức vận tải giữa đô thị và nông thôn.

Phát triển hệ thống cấp nƣớc, đảm bảo cơ bản tất cả các hộ gia đình đƣợc dùng nƣớc hợp vệ sinh. Cải tạo và xây dựng hệ thống thoát nƣớc, phấn đấu đến năm 2020 trên 90% rác thải đƣợc thu gom và xử lý trong ngày.

- Về quốc phòng, an ninh:

Bảo đảm vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. Đấu tranh phịng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội.

(Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Thanh Oai 2011 - 1015)

3.2 Phân tích quy hoạch và định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu đến 2020

3.2.1 Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông nghiệp

Đất đai là một trong năm yếu tố cơ bản của nền sản xuất xã hội, yếu tố quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, mức độ ảnh hƣởng của đất đai đến sự phát triển của các ngành có khác nhau. Việc đánh giá đất đai về mặt lƣợng và chất theo khả năng thích hợp với từng mục đích sử dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng, hình thành những căn cứ để xây dựng định hƣớng sử dụng đất lâu dài, nhằm khai thác sử dụng đất tiết kiệm và hợp lý.

Tiềm năng đất đai thể hiện ở khả năng khai thác quỹ đất chƣa sử dụng và khả năng khai thác chiều sâu, khả năng sinh lợi đối với đất đang sử dụng bằng việc chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp của huyện phân bố tƣơng đối đều đối với các xã, thị trấn. Một số xã có diện tích lớn nhƣ xã Tam Hƣng, xã Hồng Dƣơng.

Q trình sản xuất nơng nghiệp liên quan chặt chẽ với các yếu tố tự nhiên nhƣ đặc điểm thổ nhƣỡng, tính chất nơng hố của đất. Hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp cịn phụ thuộc vào việc bố trí hợp lý các cây trồng, vật nuôi, mặt khác những tác động của thị trƣờng ảnh hƣởng không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên với 8.571,93 ha đất nông nghiệp nhƣ hiện nay, tiềm năng khai thác mở rộng thêm diện tích đất này là khơng thể vì Thanh Oai là một huyện ven đô của thành phố Hà Nội nên nhu cầu về xây dựng hạ tầng là tƣơng đối lớn chính vì thế diện tích đất nơng nghiệp sẽ bị thu hẹp để chuyển mục đích sang các loại đất khác. Vì vậy tiềm năng khai thác chỉ có thể là hình thức thâm canh và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. 3.2.2 Định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu đến 2020

Những định hƣớng cơ bản trong việc sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:

- Phát triển nơng nghiệp tồn diện theo hƣớng sản xuất hàng hóa, hình thành những vùng chun canh, thâm canh với chất lƣợng nông sản cao để đáp ứng nhu cầu

tiêu dùng và xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mùa vụ, tăng giá trị sản lƣợng lƣơng thực, thực phẩm, phát triển cây vụ đơng, rau màu, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Phát triển chăn nuôi theo hƣớng công nghiệp tập trung, tận dụng mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản, tăng cƣờng đầu tƣ cho nông nghiệp.

- Hình thành các vùng chun canh, cây hàng hóa chất lƣợng cao (lúa, rau sạnh, hoa cây cảnh, mơ hình ni trồng thủy sản ...) phục vụ cho nhu cầu ở các đô thị lân cận và trong huyện. Phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm, khai thác triệt để mặt nƣớc chuyên dùng và chuyển một phần diện tích trồng lúa bấp bênh sang kết hợp với mơ hình ni trồng thủy sản.

Trong những năm tới nhu cầu đất cho q trình đơ thị hóa và phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng cần lấy đất khoảng 700 ha đất nơng nghiệp. Trong khi đó quỹ đất để bổ sung cho nông nghiệp của huyện rất hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 74)