Chỉ số ẩm của các trạm quan trắc tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp và đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 61 - 65)

Trạm quan trắc Chỉ số MI Hà Tĩnh 0,78 Kỳ Anh 0,53 Hương Sơn 0,66 Hương Khê 0,51

Từ bảng 3.4 cho thấy, chỉ số ẩm MI trung bình hàng năm của các trạm nghiên cứu giao động từ 0,51 - 0,78 nằm trong khoảng giới hạn HH nhẹ. Trong đó, chỉ số ẩm cao nhất tại trạm quan trắc Hà Tĩnh (0,78) và thấp nhất ở trạm Hương Khê (0,51).

Sử dụng công cụ Sapatial Analyst để nội suy mô phỏng HH của vùng nghiên cứu thông qua chỉ số ẩm MI của 04 trạm khí tượng được tính tốn ở phần trên để thành lập bản đồ chỉ số ẩm MI (bản đồ mức độ HH) cho tồn huyện Thạch Hà như sau:

Hình 3.3: Bản đồ mức độ HH huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Nhìn vào bản đồ hình 3.3 cho thấy, HH xảy ra hầu hết các xã trên địa bàn huyện Thạch Hà với mức độ khác nhau, HH xảy ra nặng nhất ở xã vùng ven biển

phía Đơng của huyện như: Thạch Hải, Thạch Bàn, Thạch Văn, Thạch Hội, Thạch Trị, Thạch Đỉnh… Đây là các xã SXNN chính của khu vực, cây trồng chính ở đây là lúa và các cây trồng hàng năm khác như: Ngô, lạc, đậu, khoai… Các xã phía Tây và Tây Nam của huyện như: Ngọc Sơn, Bắc Sơn, Thạch Xuân, Nam Hương, Thạch Ngọc, Nam Hương mức độ HH xảy ra nhẹ hơn, chỉ số ẩm dao động trong khoảng 0.51 – 0.6, cây trồng chính của vùng là cây rừng và cây công nghiệp lâu năm.

3.3 Ảnh hưởng của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp huyện Thạch Hà

3.3.1 Hoạt động sản xuất nông nghiệp huyện Thạch Hà

Ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị SXNN của huyện (chiếm 57,51% năm 2017) [2].

Kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ dân SXNN tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, diện tích gieo trồng ở đây chủ yếu là cây lương thực như: Lúa, ngô, khoai, sắn và cây công nghiệp ngắn ngày như: Lạc, đậu.

Cây lượng thực: Trong cơ cấu trồng trọt, cây lượng thực chiếm tỉ trọng trên 80% diện tích và trên 60% giá trị SXNN.

Năm 2017, diện tích đất trồng lúa của huyện là 9.608,15 ha với năng suất bình quân 39,86 tạ/ha. Trong đó, diện tích lúa vụ Đơng Xn là 7.956 ha, năng suất 34 tạ/ha; diện tích lúa vụ Thu Đơng và Hè Thu là 7.565 ha với năng suất 46,11 tạ/ha; diện tích lúa vụ mùa ít nhất 80 ha với năng suất là 31,75 tạ/ha.

Diện tích trồng ngơ là 219 ha, sản lượng ngô của huyện là 498 tấn, năng suất 22,74 tạ/ha.

Diện tích trồng khoai lang là 408 ha, sản lượng 2.530 tấn, năng suất 62,1 tạ/ha. Diện tích trồng sắn là 60 ha, sản lượng 404 tấn, năng suất 67,33 tạ/ha.

Diện tích trồng lạc là 1.445 ha, sản lượng trồng lạc 3.124 tấn, năng suất trung bình 21,62 tạ/ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp và đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)