2.2 .Nội dung nghiên cứu
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu
Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu thơng tin có liên quan một cách có chọn lọc, từ đó đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu.
Xử lý số liệu một cách định lượng bằng phương pháp thống kê. Tiến hành thống kê, thu thập số liệu từ các kết quả nghiên cứu của các chương trình, dự án đã thực hiện có liên quan. Đồng thời, thống kê, thu thập các số liệu quan trắc từ các trạm khí tượng trong vùng nghiên cứu.
Các tài liệu cần thu thập
Số liệu lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi, tốc độ gió, số giờ nắng, tại 4 trạm khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (Hà Tĩnh, Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh) trong 10 năm trở lại đây (2006 – 2016).
Bản đồ nền, bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính trực thuộc và bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kì trước.
Tài liệu niên giám thống kê năm 2017, tài liệu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển miền trung.
2.3.2. Phương pháp tính chỉ số MI
Thu thập số liệu khí tượng thủy văn (KTTV) của cùng ven biển huyện Thạch Hà gồm vĩ độ trạm (φ), độ cao trạm (h), tài liệu mưa, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, số
giờ nắng trung bình từ 2006 - 2016 của các trạm khí tượng trong vùng (Hà Tĩnh, Hương Khê, Kỳ Anh, Hương Sơn). Từ các số liệu quan trắc tính lượng bốc thốt hơi tiềm năng PET theo công thức Penman bằng phần mềm ET0 do FAO cung cấp
ET0 = C{W.Rn + (1-W).f(φ)(ea – ed)} mm/ngày. Trong đó:
C: Hệ số điều chỉnh về sự bù trừ đối với tốc độ gió ban ngày và ban đêm cũng như sự thay đổi bức xạ mặt trời.
Rn: Chênh lệch giữa bức xạ tăng và giảm.
f(φ): Hàm hiệu chỉnh về hiệu quả của vĩ độ trạm đối với thực tế
ea – ed: Chênh lệch giữa áp suất hơi bão hịa ở nhiệt độ trung bình của khơng khí và áp suất hơi thực tế đo được.
Chỉ số ẩm MI = X/ET0 (tỉ số giữa lượng mưa và lượng thoát hơi nước tiềm năng) được tính theo số liệu trung bình năm giai đoạn 2006 - 2016.
Bảng 2.1: Phân cấp mức độ hạn theo chỉ số ẩm [9] Chỉ số MI Cấp độ hạn Chỉ số MI Cấp độ hạn MI < 0.4 Nghiêm trọng 0.4 < MI < 0.8 Nhẹ 0.8 < MI < 1.2 Đủ ẩm MI > 1.2 Thừa ẩm
2.2.3. Phương pháp điều tra phiếu nông hộ.
Phương pháp điều tra nông hộ (PRA) là quá trình cùng chia sẻ, phân tích thông tin và hành động giữa các bên tham gia. Trong đó, người dân đóng vai trị chủ đạo để xác định những khó khăn của cộng đồng, thảo luận các giải pháp và lập kế hoạch hành động để giải quyết khó khăn đó. Mẫu phiếu điều tra được trình bày ở phụ lục 1.
Thời gian điều tra được tiến hành trong tháng 3 năm 2017.
Phạm vi điều tra gồm 6 xã điển hình: Thạch Văn, Thạch Hội, Thạch Sơn, Thạch Đỉnh, Phù Việt, Thạch Trị. Mỗi xã chọn một thôn, mỗi thôn chọn ngẫu nhiên 30 hộ và tham gia phỏng vấn từng hộ. Các hộ dân được chọn đảm bảo có đại diện đủ các loại hộ dân có điều kiện kinh tế khác nhau trong xã. Vậy tổng cộng đã điều tra 180 hộ để lấy ý kiến thơng qua mẫu phiếu có sẵn.
Phiếu PRA bao gồm các thông tin về hộ được phỏng vấn, nhân khẩu, tình trạng sử dụng đất (diện tích đất SXNN và cơ cấu canh tác), các điều kiện bất lợi trong SXNN của vùng, các biện pháp kỹ thuật canh tác, các câu hỏi chung đối với
2.2.4. Phương pháp đánh giá đất
Sử dụng quy trình đánh giá đất phục vụ nông nghiệp theo TCVN 8409:2012 để đánh giá khả năng thích hợp đất của các loại sử dụng đất lựa chọn với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của huyện Thạch Hà để làm cơ sở đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Tiến trình phân hạng đất được thể hiện ở sơ đồ dưới dây:
Hình 2.2: Sơ đồ trình tự đánh giá và đề xuất sử dụng đất
KHỞI ĐẦU
1. Mục tiêu
2. Số liệu và giả thiết 3. Lập kế hoạch đánh giá Loại sử dụng đất Kiểu sử dụng đất chính hay loại sử dụng đất Khảo sát đơn vị bản đồ đất
Yêu cầu giới hạn của việc sử dụng đất So sánh sử dụng đất với điều kiện đất 1. Đối chiếu 2. Tác động mơi trường 3. Phân tích kinh tế - xã hội Tính chất và chất lượng đất
Phân loại khả năng thích hợp đất
Đề xuất sử dụng
Giải pháp sử dụng đất
2.2.5. Phương pháp xây dựng bản đồ
Sử dụng phần mềm ArcGIS 10.2 để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ đất, bản đồ thích hợp và đề xuất cây trồng vùng nghiên cứu.
Xây dựng bản đồ HH bằng cách sử dụng công cụ Spatial Analyst để nội suy mô phỏng HH của vùng nghiên cứu thông qua chỉ số ẩm MI của 04 trạm khí tượng được tính tốn ở phần trên.
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu điều tra sau khi thu thập được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.