KTN Loại sử dụng đất Diện tích (Ha) Chuyên lúa Lúa màu Chuyên màu Thủy sản Nông lâm kết hợp Rừng NM Rừng 1 S1 S1 S1 N N N N 0,14 2 S1 S3 S3 N N N N 617,08 3 S2 S1 N N N N N 5.874,76 4 S2 S2 S1 N N N S1 4.463,19 5 S3 N N S1 N S1 N 1.803,87 6 S3 N N S2 N S2 N 915,14 7 N S2 S2 N N N N 40,57 8 N S2 S1 N N N S1 557,39 9 N N S2 N N N N 2.689,72 10 N N S3 N N N S3 73,17 11 N N N N S1 N S1 1.628,03 12 N N N N S2 N S1 67,26 13 N N N N N N S2 1.136,05 14 N N N N N N S3 5.315,73 15 N N N N N N N 238,43 Tổng diện tích các loại đất 25.420,54
Đất phi nơng nghiệp 9.602,52
Núi đá 368,41
Diện tích các mức độ thích hợp đất đối với từng loại hình sử dụng được tổng hợp theo diện tích đất canh tác (khả năng thích hợp tối đa), diện tích hiện trạng đang sử dụng và diện tích trên đất chưa sử dụng.
- Thích hợp theo diện tích đất canh tác: Các loại sử dụng đất được đánh giá phân hạng trên tồn bộ diện tích đất canh tác của vùng nghiên cứu với mục đích
xem xét khả năng thích hợp tối đa của mỗi loại sử dụng đất làm cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng đất.
- Thích hợp theo diện tích hiện trạng: Đánh giá phân hạng thích hợp đất trong phạm vi diện tích hiện có của từng loại sử dụng đất, từ đó xác định được những hạn chế trong sử dụng đất hiện nay làm cơ sở cho việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nơng nghiệp.
- Thích hợp trên đất chưa sử dụng: Tồn bộ diện tích đất chưa sử dụng trong vùng nghiên cứu được đánh giá phân hạng làm cơ sở cho việc đề xuất mở rộng đất nông nghiệp trên đất chưa sử dụng.
Kết quả tổng hợp tại bảng 3.13: Bảng 3.13: Tổng hợp diện tích mức độ thích hợp đất huyện Thạch Hà Đơn vị: Ha Loại sử dụng đất Mức độ thích hợp Tổng S1 S2 S3 N Chuyên lúa 617,22 10.337,95 2.719,01 11.746,36 25.420,54 Lúa màu 5.874,90 5.061,15 617,08 13.867,41 25.420,54 Chuyên màu 5.020,73 2.730,29 690,25 16.979,27 25.420,54 Thủy sản 1.803,87 915,14 0,00 22.701,53 25.420,54 Nông lâm kết hợp 1.628,03 67,26 0,00 23.725,25 25.420,54 Rừng ngập mặn 1.803,87 915,14 0,00 22.701,53 25.420,54 Rừng 6.715,88 1.136,05 5.388,90 12.179,71 25.420,54
- Loại sử dụng đất chuyên lúa: Mức rất thích hợp (S1) có diện tích 617,22 ha. Mức thích hợp trung bình có 10.337,95 ha, mức kém thích hợp có 2.719,01 ha.
- Loại sử dụng đất lúa màu: Yếu tố hạn chế chính là đất bị nhiễm mặn, phèn nhưng thiếu nước ngọt để thau chua, rửa mặn nên năng suất cây trồng thấp. Trong tương lai những vùng đất này cần được đầu tư các cơng trình thuỷ lợi cải tạo đất hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp. Diện tích rất thích hợp có 5.874,90 ha, ở mức thích hợp trung bình là 5.061,15 ha và 617,08 ha ở mức ít thích hợp.
- Loại sử dụng đất chuyên màu: Có khả năng rất thích hợp là 5.020,73 ha, mức thích hợp trung bình 2.730,29 ha và mức ít thích hợp 690,25 ha.
- Loại sử dụng đất cho thủy sản: Diện tích đất rất thích hợp có 1.803,87 ha, mức thích trung bình 915,14 ha, cịn lại là khơng thích hợp.
- Loại sử dụng đất nơng lâm kết hợp: Diện tích có khả năng rất thích hợp là 1.628,03 ha, mức thích trung bình 67,26 ha, cịn lại là khơng thích hợp.
- Loại sử dụng đất cho trồng rừng ngập mặn: Diện tích có khả năng rất thích hợp là 1.803,87 ha, trong khi đó có 915,14 ha ở mức thích trung bình, cịn lại là khơng thích hợp.
- Loại sử dụng đất cho trồng rừng: Diện tích khả năng rất thích hợp là 6.715,88 ha, mức thích hợp trung bình 1.316,05 ha, thích hợp ít 5.388,90 ha, cịn lại là khơng thích hợp.
3.4.2. Đề xuất sử dụng đất huyện Thạch Hà
3.4.2.1. Quan điểm và những định hướng chính trong phát triển nơng - lâm nghiệp vùng nghiên cứu
- Theo định hướng của tỉnh là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với yêu cầu của thị trường, có nhiều thành phần kinh tế tham gia.
- Phát huy lợi thế về tiềm năng đất vùng ven biển, ưu tiên đầu tư thâm canh vùng trồng lúa hiện tại của huyện phù hợp với định hướng là vùng sản xuất lúa chất lượng cao của tỉnh, chú trọng sản xuất lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày phù hợp với điều kiện vùng đất ven biển và BĐKH.
- Chuyển đổi đất các nông lâm trường trồng cây công nghiệp lâu năm kém hiệu quả sang trồng rừng sản xuất và phát triển kinh tế nông hộ theo hướng nông lâm kết hợp đối với các xã miền núi. Phát triển các mơ hình ni trồng thủy sản có quy mơ vừa và nhỏ theo hướng thâm canh, quảng canh bảo vệ rừng ngập mặn phù hợp với trình độ quản lý và trình độ sản xuất đối với các xã ven biển.
- Xây dựng một nền SXNN phát triển bền vững, phòng ngừa và hạn chế được những tác hại của thiên tai và BĐKH.
3.4.2.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất sử dụng đất bền vững của vùng nghiên cứu
- Căn cứ vào những định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của vùng - Vùng nghiên cứu có những lợi thế về:
+ Tiềm năng quỹ đất, chất lượng đất và khả năng sử dụng cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.
+ Điều kiện khí hậu dựa trên nền nhiệt độ cao, lượng bức xạ dồi dào cho phép đa dạng hoá cây trồng và luân canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, cần xem xét đến khả năng tưới tiêu do ảnh hưởng của khô hạn.
+ Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ thâm canh cao.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở trong nước và ngay bản thân vùng.
- Khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Kết quả nghiên cứu đất, hiện trạng sử dụng đất, phân hạng thích hợp đất vùng nghiên cứu.
- Phòng ngừa và hạn chế được những tác hại của HH đang xảy ra của vùng nghiên cứu.
- Các mơ hình canh tác có hiệu quả kinh tế cao và có triển vọng phát triển ở trong vùng.
3.4.2.3. Kết quả đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Thạch Hà
Trên cơ sở kết quả đánh giá thích hợp đất và định hướng phát triển nông nghiệp trên, kết quả đề xuất phát triển nông nghiệp của huyện được tổng hợp tại bảng sau:
Bảng 3.14: Đề xuất cơ cấu sử dụng đất vùng nghiên cứu
Đơn vị: Ha
STT Loại hình canh tác Hiện trạng Diện tích đề xuất
Tỷ lệ % Tăng (+) Giảm (-)
1 Chuyên lúa 8.861,72 8.674,93 24,52 186,79
3 Chuyên màu và cây CNNN 1.622,15 2.911,32 8,23 1.289,17 4 Nông lâm kết hợp 3.764,20 1.695,29 4,79 -2.068,91 5 Thủy sản 1.030,02 1.803,87 5,10 773,85 6 Rừng 7.367,74 8.643,71 24,42 1.275,97 8 Tổng diện tích 23.579,06 25.420,54 71,83 1.841,48
9 Phi nông nghiệp 9.602,52 9.602,52 27,13 0
10 Chưa sử dụng 2.209,89 368,41 1,04 -1.841,48 11 Tổng diện tích TN 35.391,47 35.391,47 100,00 0
- Đất chun lúa có diện tích là 8.674,93 ha, chiếm 24,52% diện tích tự nhiên tồn huyện. Diện tích đó giảm 186,79 ha so với hiện trạng sử dụng 2017 do ảnh hưởng của HH nên một số diện tích đất chun lúa bị khơ do thiếu nước. Phân bố chủ yếu ở vùng đất phù sa có địa hình trung bình đến thấp.
- Đất lúa màu có diện tích 1.691,41 ha, chiếm 4,78% diện tích đất tự nhiên tồn huyện. Diện tích trồng lúa màu tăng lên 758,18 ha so với hiện trạng sử dụng năm 2017, diện tích tăng lên được chuyển từ diện tích đất chuyên lúa và đất nông lâm kết hợp sang đất lúa màu. Phân bố chủ yếu ở vùng ven sơng có phù sa bồi đắp và đất cát ven biển, có độ dốc trung bình đến thấp. Do ảnh hưởng của HH ngày càng khắc nghiệt nên một số khu vực chuyên lúa của huyện bị thiếu nước trầm trọng vào các vụ hè thu nên việc chuyển cơ cấu cây trồng chuyên lúa sang trồng 01 vụ lúa và 01 vụ màu là một trong những biện pháp tối ưu để góp phần tăng hiệu quả sử dụng đất của vùng.
- Đất chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày có diện tích 2.911,32 ha chiếm 8,23% diện tích đất tự nhiên tồn huyện, diện tích tăng 1.289,17 ha so với hiện trạng sử dụng đất năm 2017. Diện tích tăng lên được chuyển sang từ đất nông lâm kết hợp. Phân bố chủ yếu bãi bồi ven sông, vùng đất phù sa trong đê, đất vùng núi thường có độ dốc trung bình 3 – 5 mét so với mực nước biển.
- Diện tích đề xuất đất nơng lâm kết hợp 1.695,29 ha chiếm 4,79% diện tích đất tự nhiên tồn huyện. Diện tích đất nông lâm kết hợp đề xuất giảm 2.068,91 ha so với hiện trạng sử dụng do mục tiêu chuyển cơ cấu trồng cây lâu năm kém chất lượng sang trồng rừng sản xuất thích ứng với điều kiện hạn hán đang xảy ra ở khu vực. Phân bố chủ yếu ở các vùng trung du và miền núi, có độ dốc dưới 15 độ. Nhằm bảo vệ mơi trường, chống xói mịn và tăng hiệu quả kinh tế.
- Diện tích đề xuất đất ni trồng thủy sản 1.803.87 ha chiếm 5,1% trong tổng số đất tự nhiên của huyện, diện tích đề xuất tăng lên gần 800 ha so với hiện trạng sử dụng năm 2017. Với mục tiêu đẩy mạnh lợi thế của khu vực là huyện giáp biển, có điều kiện tự nhiên thuận lợi, thị trường tiêu thụ rộng lớn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phân bố chủ yếu ở vùng ngồi đê ven biển và cửa sơng, nơi đất bị xâm nhập
mặn có khả năng điều tiết nước tốt. Có thể ni trồng thủy sản xen với trồng rừng ngập mặn tăng hiệu quả kinh tế.
- Diện tích đề xuất đất rừng (rừng sản xuất, rừng đặc dụng và rừng phòng hộ) 8.643,71 ha chiếm 24,42% diện tích đất tự nhiên của huyện. Diện tích đất rừng đề xuất tăng lên nhiều so với hiện trạng sử dụng do được chuyển từ đất chưa sử dụng và đất nông lâm kết hợp sang. Với mục đích vừa phủ xanh đất trống, đồi trọc, phịng chống sát lở, xói mịn đất và chắn cát bay vừa góp phần tăng trưởng kinh tế của khu vực trước ảnh hưởng của HH. Đất rừng chủ yếu tập trung ở vùng ven biển, trung du miền núi có dộ dốc cao, trung bình 50m so với mực nước biển.
Như vậy, dựa vào mục tiêu phát triển của vùng nhằm xây dựng một nền SXNN phát triển bền vững, phòng ngừa, hạn chế được những tác hại của thiên tai, hạn hán và BĐKH, phát huy lợi thế về tiềm năng đất vùng ven biển, ưu tiên đầu tư thâm canh vùng trồng lúa hiện tại của huyện phù hợp với định hướng là vùng sản xuất lúa chất lượng cao của tỉnh, chú trọng sản xuất lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày phù hợp với điều kiện vùng đất ven biển và BĐKH… Chuyển đổi đất các nông lâm trường trồng cây công nghiệp lâu năm kém hiệu quả sang trồng rừng sản xuất và phát triển kinh tế nông hộ theo hướng nông lâm kết hợp đối với các xã miền núi. Phát triển các mơ hình ni trồng thủy sản có quy mơ vừa và nhỏ theo hướng thâm canh, quảng canh bảo vệ rừng ngập mặn phù hợp với trình độ quản lý và trình độ sản xuất đối với các xã ven biển. Cơ cấu cây trồng có sự chuyển dịch theo hướng, chú trọng phát triển cây lúa chất lượng cao, cây hàng năm như khoai, đậu, ngô và cây công nghiệp ngắn ngày như lạc. Bên canh đó, tận dụng nguồn tài nguyên đất chưa sử dụng, lựa chọn trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, ngăn ngừa xói mịn và sạt lở đất. Tăng giá trị kinh tế từ việc trồng rừng sản xuất.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận
1. Tài nguyên đất của huyện Thạch Hà được chia làm 8 nhóm chính, trong đó, nhóm đất cát, đất phù sa là hai nhóm đất điển hình của khu vực chiếm tỷ lệ lần lượt là 32,93% và 25,71% trong tổng diện tích đất của vùng.
Năm 2017 huyện Thạch Hà có tổng diện tích đất tự nhiên là 35.391,47 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 66,62%, đất phi nơng nghiệp chiếm 27,13% , cịn lại là đất chưa sử dụng chiếm 6,25%.
2. Hạn hán xảy ra hầu hết các xã trên địa bàn huyện Thạch Hà với mức độ khác nhau, hạn hán xảy ra nặng nhất ở các xã vùng ven biển phía Đơng của huyện như: Thạch Hải, Thạch Bàn, Thạch Văn, Thạch Hội, Thạch Trị, Thạch Đỉnh… Các xã phía Tây và Tây Nam của huyện như: Ngọc Sơn, Bắc Sơn, Thạch Xuân, Nam Hương, Thạch Ngọc, Nam Hương mức độ hạn hán xảy ra nhẹ hơn, chỉ số ẩm dao động trong khoảng 0.51 – 0.6.
3. Hạn hán ảnh hưởng đến diện tích, sản lượng và năng suất của cây trồng của huyện. Diện tích đất nơng nghiệp bị hạn hán chiếm tỉ lệ cao, điển hình là xã Thạch Đỉnh và Thạch Văn có diện tích bị hạn chiếm trên 40% diện tích của xã.
Hạn hán làm cho năng suất và sản lượng cây nơng nghiệp giảm xuống. Điển hình là sản lượng và năng suất cây lúa và cây lạc giảm mạnh trong 5 năm gần đây.
Hạn hán là một trong những ngun nhân chính gây mất mùa hồn tồn và mất mùa phần lớn: trong 5 năm gần đây, hạn hán đã làm cho 45,3% số hộ mất mùa hoàn toàn, 35,8% số hộ mất mùa phần lớn, 15,1% hộ mất mùa một nửa và 3,8% hộ mất mùa một phần nhỏ.
4. Đề khắc phục tình trạng hạn hán đang xảy ra và nhằm sử dụng hiệu quả hợp lý nguồn tài nguyên đất nông nghiệp của vùng, đề xuất chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và cây trồng được đưa ra như sau: Đất chun lúa có diện tích là 8.674,93 ha chiếm 24,52% diện tích đất tự nhiên; đất lúa màu có diện tích 1.691,41 ha, chiếm 4,78% diện tích đất tự nhiên; đất chun màu và cây cơng nghiệp ngắn ngày có diện tích 2.911,32 ha chiếm 8,23% diện tích đất tự nhiên; đất nơng lâm kết hợp có diện tích
1.695,29 ha chiếm 4,79% diện tích đất tự nhiên; đất ni trồng thủy sản có diện tích 1.803.87 ha chiếm 5,1% diện tích đất tự nhiên; đất rừng (rừng sản xuất và rừng phịng hộ, rừng đặc dụng) có diện tích 8.643,71 ha chiếm 24,42% diện tích đất tự nhiên.
II. Kiến nghị
1. Hệ thống thủy lợi của huyện còn kém cần phải tăng cường hệ thống tưới tiêu, trữ nước cho vùng nhằm cung cấp nước kịp thời cho cây trồng, tăng năng suất, sản lượng cây trồng.
2. Chú trọng thực hiện việc sản xuất thử, khảo nghiệm bộ giống lúa mới nhằm có đánh giá, lựa chọn bộ giống chủ lực cho huyện.
3. Thử nghiệm các giống cây trồng mới cho năng suất cây trồng cao và khả năng thích hợp tốt với điều kiện hạn hán của vùng nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015), Cơng tác phịng, chống hạn hán,
xâm nhập mặn, bảo đảm cấp nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân 2014-2015 và hè thu, mùa năm 2015 khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.
Báo cáo số 2920/BC-BNN-TCTL ngày 10/4/2015, Hà Nội.
2. Cục thống kê Hà Tĩnh (2017), Niên giám thống kê huyện Thạch Hà năm 2017. 3. Nguyễn Lập Dân (2008-2010), Nghiên cứu cơ sở khoa học quản lý hạn hán và sa
mạc hóa để xây dựng hệ thống quản lý, đề xuất các giải pháp chiến lược và tổng thể giảm thiểu tác hại: nghiên cứu điển hình cho đồng bằng sông Hồng và Nam Trung Bộ, Đề tài KHCN trọng điểm cấp Nhà nước, KC 08-23/06-10, Viện Địa Lý, Viện
KH&CNVN.