Khảo sát hoạt động SXNN tại 6 xã điển hình của huyện Thạch Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp và đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 65 - 69)

ĐVT: % tính theo diện tích cây trồng

Số hộ phỏng vấn

Lúa Lạc Ngô Đậu

xanh Khoai Cây khác Thạch Văn 30 44,25 27,86 - - 24,81 3,08 Thạch Hội 30 51,30 27,48 - 18,60 - 2,62 Thạch Sơn 30 61,3 15,54 12,02 - 4,25 6,89 Thạch Đỉnh 30 55,7 15,08 11,02 7,05 5,45 5,7 Phù Việt 30 63,2 15,27 12,51 7,51 - 1,51 Thạch Trị 30 62 11,45 10,04 13,98 - 2,33

Kết quả bảng 3.5 cho thấy, tại 6 xã điển hình của huyện Thạch Hà cây lúa được trồng nhiều nhất, chiếm tỷ lệ từ 44,25 đến 63,2 %, sau đó là lạc, ngơ và đậu xanh. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn trồng các loại cây khác như: khoai, vừng, dưa hấu, rau màu…

Về cơ cấu mùa vụ, kết quả điều tra hộ dân cho thấy địa bàn nghiên cứu có các hệ thống cây trồng sau: 02 vụ lúa - 01 vụ màu, 02 vụ lúa, 01 vụ lúa - 01 vụ màu, chuyên màu và cây cơng nghiệp ngắn ngày với thời vụ được bố trí như sau:

- Vụ Đông Xuân: Bắt đầu gieo trồng từ cuối tháng 11 - 12, thu hoạch vào tháng 4 - 5 (tuỳ từng loại cây trồng, từng loại giống và từng tiểu vùng). Do yếu tố thời tiết chi phối nên vụ này có diện tích gieo trồng lớn nhất so với các vụ khác và là vụ cho năng suất cao nhất. Diện tích lúa Đông Xuân của huyện Thạch Hà năm 2017 là 7.956 ha với năng suất 34 tạ/ha.

- Vụ Hè Thu: Thường được bắt đầu từ tháng 5, thu hoạch vào tháng 9 (với lúa thường thu hoạch vào đầu tháng 9). Đây cũng là vụ chính trong vùng có diện tích gieo trồng các loại cây như lúa, ngô, đậu tương, vừng, đậu đỗ, rau các loại, dưa và lạc.

- Vụ mùa: Thường bắt đầu gieo trồng từ tháng 6 - 7, thu hoạch vào tháng 10 - 11. Lúa vụ mùa có năng suất thấp, diện tích gieo trồng đang có xu hướng giảm dần để tăng diện tích lúa hè thu.

- Vụ Thu Đông: Thường bắt đầu gieo trồng từ tháng 9 - 11 và thu hoạch tháng 1 - 2 năm sau. Các cây trồng chính trong vụ này gồm: Ngơ, khoai, rau các loại. Đây là vụ cho năng suất khá, ít sâu bệnh, tận dụng được tính đa dạng của thời tiết để đưa các cây ưa lạnh vào trồng nhằm đa dạng hố sản phẩm nơng nghiệp, tăng diện tích gieo trồng, tăng hệ số sử dụng đất.

3.3.2. Ảnh hưởng của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp huyện Thạch Hà

Theo số liệu khí tượng của vùng và kịch bản BĐKH của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 [13] cho thấy khu vực Hà Tĩnh nói chung và huyện Thạch Hà nói riêng chịu ảnh lớn của thời tiết và thiên tai như các đợt nắng nóng khắc nghiệt kéo dài, HH gia tăng, đặc biệt địa phương còn chịu ảnh hưởng lớn của gió Lào khơ nóng. Các hiện tượng này sẽ tác động mạnh mẽ lên đời sống và hoạt động sản xuất, đất đai, cơ cấu mùa vụ cây trồng của người dân khu vực. Cụ thế như sau:

Thạch Hà nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do vị trí nằm ở vùng Bắc Trung Bộ nên khí hậu có 2 mùa:

Mùa hè kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10; gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên mùa này khí hậu thường nóng, khô hạn kéo dài, nhiệt độ có thể lên tới 400C. Gió này cịn gọi là gió phơn (gió Lào). Cũng trong mùa này vào khoảng cuối tháng 7 đến tháng 10 thường có nhiều đợt bão, mưa lớn gây ngập úng ở nhiều nơi.

Mùa đông kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, chủ yếu có gió mùa Đơng Bắc kèm theo khơng khí lạnh và mưa phùn, nhiệt độ có thể xuống dưới 70C. Tuy nhiên, Mùa đông ở địa phương đang có xu hướng ấm dần lên so với các thập kỷ trước. Cùng với sự thay đổi về nhiệt độ, sự suy giảm lượng mưa trong mùa khơ sẽ tác động đến SXNN của huyện nói chung và đến ngành trồng trọt nói riêng. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho những vùng không chủ động nước.

tháng xảy ra khơ hạn, có tháng lại xảy ra lũ lụt. Lượng mưa tập trung vào các tháng mùa hè và mùa thu. Tổng lượng mưa 5 tháng mùa đông chỉ chiếm 26% lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9 và tháng 10. Tuy nhiên, lượng mưa nhiều năm gần đây có xu hướng giảm rõ rệt, mùa mưa thường xuất hiện muộn nhưng kết thúc sớm hơn trước.

Nhìn chung nền nhiệt có xu hướng tăng lên rõ rệt, kể từ năm 2005 đến năm 2017 nhiệt độ trung bình năm tại khu vực tăng lên khoảng 1,0 0C. Đặc biệt mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9, là mùa nắng gay gắt, có gió Tây Nam khơ, nóng, lượng bốc hơi lớn nhất từ tháng 5 đến tháng 8 gây HH nghiêm trọng trên diện rộng đã tác động rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng dẫn đến sản lượng cây trồng kém. Đặc biệt cây lúa xuất hiện bệnh lý trên các giống lúa như bệnh rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn.

Đặc biệt khí hậu, thời tiết trong năm 2016 diễn biến phức tạp, đầu vụ xuân rét đậm, rét hại đã làm 3.049 ha lúa bị thiệt hại, trong đó diện tích lúa phải gieo cấy lại 1.672 ha; các đợt mưa lớn do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 đã gây ngập úng 963 ha lúa vụ Hè thu và 15 ha hoa màu trong thời kỳ thu hoạch; tiếp đó các trận lũ lụt xảy ra trong tháng 10/2016 đã làm thiệt hại 70 ha lúa vụ mùa, 225 ha hoa màu do đó làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân và tâm lý đầu tư phát triển sản xuất [19].

Từ các số liệu trong niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2017 và kết quả điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu thực tế ở một số xã đại diện, học viên đã tổng hợp được bảng thống kê diện tích đất sản xuất nơng nghiệp bị ảnh hưởng bởi HH theo các mức độ khác nhau như sau:

Bảng 3.6: Thực trạng HH và ảnh hưởng đến diện tích đất SXNN ở một số xã đại diện của huyện Thạch Hà

Thực trạng Thạch Hải Thạch Đỉnh Thạch Trị Thạch Văn Thạch Sơn Phù Việt S đất NN (ha) bị ảnh hưởng bởi HH 664,49 347,48 791,3 696,16 635,28 442,41 Ít hạn 132,4 34,6 187,6 99,67 151,6 90,1 Hạn đáng kể 182,35 38,8 198,72 196,3 210,71 121,2 Hạn nặng 114,34 122,8 201,04 122,81 110,27 121,6 Hạn nghiêm trọng 235,4 151,28 203,94 277,38 162,70 109,51

Nguồn: Kết quả điều tra năm 2017[2]

Hầu hết các xã trên địa bàn huyện Thạch Hà đều xảy ra HH với các mức độ khác nhau. Hạn nặng nhất xảy ra tại các xã ven biển như: Thạch Hải, Thạch Đỉnh, Thạch Trị và Thạch Văn. Trong đó, xã Thạch Đỉnh là xã điển hình của vùng đất cát ven biển tỉnh Hà Tĩnh mà chính quyền địa phương đang phải đương đầu với thách thức di cư do cuộc sống khó khăn và khơng ổn định trên đất cát. Tổng diện tích đất nơng nghiệp bị ảnh hưởng bởi HH năm 2017 của xã Thạch Đỉnh là 347,48 ha, trong đó, đất bị hạn nghiêm trọng là 151,28 ha chiếm 43,54% tổng diện tích đất nơng nghiệp bị hạn của vùng. Giống như xã Thạch Đỉnh, xã Thạch Văn cũng là một trong những xã có HH xảy ra nghiêm trọng. Tổng diện tích đất bị hạn nghiêm trọng 277,38 ha chiếm 39,84% đất nông nghiệp bị hạn của xã.

Ảnh hưởng của HH được đánh giá thông qua sự thay đổi về diện tích, sản lượng và năng suất của một số cây trồng của huyện Thạch Hà được thể hiện qua số liệu thống kê ở các bảng 3.7 - 3.9:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp và đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)