Sự thay đổi năng suất một số cây trồng của huyện Thạch Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp và đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 70 - 74)

(ĐVT: Tạ/ha) Năm Cây trồng 2013 2014 2015 2016 2017 Lúa (cả năm) 48,49 49,72 51,34 51,88 39,86 Ngô 19,41 19,58 20,15 21,82 22,74 Khoai lang 57,65 64,45 61,74 61,51 62,01 Sắn 68,57 68,67 69,77 68,52 67,33 Lạc 24,60 24,23 22,86 22,08 21,62

Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi năng suất cây trồng từ năm 2013-2017

Các số liệu trong bảng 3.8, 3.9 và biểu đồ hình 3.5 cho thấy:

- Năng suất và sản lượng trồng lúa nhìn chung giảm mạnh từ năm 2013 - 2017, năng suất trung bình năm 2017 là 39,86 tạ/ha, sản lượng 62.188 tấn giảm 13,1% so với năm 2016 và giảm 9,77% so với năm 2013.

- Năng suất và sản lượng trồng ngơ có xu hướng tăng lên từ 2013 - 2017, năng suất trung bình năm 2017 là 22,74 tạ/ha, sản lượng 498 tấn, tăng 2,59% so với năm 2016 và tăng 7,90% so với năm 2013.

- Năng suất và sản lượng trồng khoai lang tăng nhẹ từ năm 2013 - 2017. Năm 2017 năng suất trồng khoai lang trung bình đạt 62,01 tạ/ha, sản lượng 2530 tấn, tăng 0,4% so với năm 2016 và tăng 3,65% so với năm 2013.

- Năng suất và sản lượng trồng sắn ổn định qua các năm, năng suất trung bình là 68 tạ/ha, sản lượng trung bình 347 tấn/năm

- Năng suất và sản lượng trồng lạc giảm tương đối từ năm 2013 - 2017, năm 2017 năng suất trung bình 21,62 tạ/ha, sản lượng 3124 tấn, giảm 6,4% so với năm 2013. 48.49 49.72 51.34 51.88 39.86 24.6 24.23 22.86 22.08 21.62 57.65 64.45 61.74 61.51 62.01 19.41 19.58 20.15 21.82 22.74 68.57 68.67 69.77 68.52 67.33 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2013 2014 2015 2016 2017 Lúa Lạc Khoai lang Ngơ Sắn Năm Tạ/ha

Nhìn chung, năng suất và sản lượng cây nơng nghiệp có xu hướng giảm xuống khi diện tích tăng lên. Điển hình là lúa và lạc có diện tích tăng lên qua các năm nhưng sản lượng và năng suất lại giảm mạnh. Đây là một trong vấn đề đáng lo ngại mà dân cư khu vực đang rất quan tâm do những tác động của hạn hán cũng như các yếu tố khác như: Địa hình, thổ nhưỡng, mưa thất thường.

Qua nghiên cứu, thống kê số liệu, điều tra nông hộ, học viên đã đánh giá được mức độ ảnh hưởng của HH và các yếu tố về địa hình, thổ nhưỡng, mưa thất thường đến SXNN được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 3.10: Tỷ lệ các hộ mất mùa do ảnh hưởng của một số yếu tố trong 5 năm gần đây tại 6 xã đại diện cho vùng nghiên cứu

Ảnh hưởng Yếu tố Mất hoàn toàn Mất phần lớn Mất một nửa Mất 1 phần nhỏ Hạn hán 45,3% 35,8% 15,1% 3,8% Mưa thất thường 10,2% 15,4% 26,1% 53,7% Địa hình 60,4% 30,3% 5,4% 3,9% Thỗ nhưỡng 32,2% 34.5% 23,2% 10,1%

Kết quả khảo sát cho thấy, HH có tác động rất lớn đối với năng suất cây trồng ở 6 xã đại diện cho vùng nghiên cứu. HH là một trong những nguyên nhân chính gây mất mùa hoàn toàn và mất mùa phần lớn. Cụ thế, trong 5 năm gần đây, HH đã làm cho 45,3% số hộ mất mùa hoàn toàn, 35,8% số hộ mất mùa phần lớn, 15,1% hộ mất mùa một nửa và 3,8% hộ mất mùa một phần nhỏ.

3.4 Đề xuất giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp của huyện Thạch Hà nghiệp của huyện Thạch Hà

3.4.1. Đánh giá sự thích hợp đất với các loại hình sử dụng cây trồng

3.4.1.1. Cấu trúc phân hạng

Theo hướng dẫn của FAO, cấu trúc phân hạng tuỳ thuộc vào tỷ lệ bản đồ tức là mức độ chi tiết trong điều tra, đánh giá.

Trong điều kiện bản đồ tỷ lệ nhỏ: 1/50.000 bậc thích hợp của đất được phân thành 3 hạng và bậc khơng thích hợp được phân thành 1 hạng:

- S1 Rất thích hợp (Hightly suitable): Đất khơng có hạn chế hoặc chỉ có những hạn chế ở mức độ nhỏ rất dễ khắc phục. Sản xuất trên đất này dễ dàng, đầu tư thấp, cho năng suất và hiệu quả cao.

- S2 Thích hợp trung bình (Moderately suitable): Đất đai có các yếu tố hạn chế ở mức trung bình. Yêu cầu đầu tư cao (khoảng 100 - 150% so với S1) hoặc năng suất cây trồng giảm (chỉ bằng 50 - 80% so với S1). Tuy nhiên nếu cải tạo tốt, một số diện tích đất hạng S2 có thể nâng hạng S1.

- S3 Kém thích hợp (Marginally suitable): Là các vùng đất có nhiều hạn chế hoặc một số hạn chế nghiêm trọng khó khắc phục (ví dụ: bị ngập úng thường xuyên, hàm lượng dinh dưỡng thấp, điều kiện tưới khó khăn...). Yêu cầu đầu tư cho bậc thích hợp này rất cao (150 - 200% so với S1) hoặc năng suất cây trồng chỉ bằng 30 - 50% so với S1 trong cùng một điều kiện canh tác.

- N khơng thích hợp (Non suitable): Đất khơng thích hợp với loại cây trồng sử dụng vì có những hạn chế nghiêm trọng rất khó khăn khắc phục. Nếu sản xuất trên đất này sẽ khơng có hiệu quả hoặc gây tác hại đến mơi trường tự nhiên.

3.4.1.2. Đối tượng phân hạng

Là tồn bộ đất đang sử dụng vào nơng nghiệp và diện tích có khả năng khai thác trên đất trống đồi trọc để phát triển SXNN. Phần diện tích mở rộng này đã được tính theo hệ số sử dụng để quy đổi ra diện tích canh tác.

Các loại sử dụng đất được đưa vào phân hạng gồm có:

- Chuyên lúa (CL): loại sử dụng đất trồng lúa 2 - 3 vụ/năm trong điều kiện được tưới nước.

- Lúa - màu (LM): loại hình luân canh lúa với cây trồng cạn. - Chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày (CM).

- Chuyên nuôi trồng thuỷ sản lợ (TS). - Nông lâm kết hợp (NL)

- Lâm nghiệp (R) (Rừng tràm, bạch đàn, phi lao...).

3.4.1.3. Xác định yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng

Yêu cầu sử dụng đất là những địi hỏi về đặc điểm và tính chất đất để đảm bảo cho mỗi loại sử dụng đất dự kiến phát triển bền vững. Mỗi loại sử dụng đất có những yêu cầu cơ bản khác nhau. Việc xác định yêu cầu sử dụng đất được dựa trên cơ sở 3 nhóm chỉ tiêu là:

- Đặc điểm, tính chất đất.

- Vấn đề chăm sóc, quản lý và điều kiện kinh tế. - Bảo vệ đất và môi trường.

Yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất được xác định theo các mức độ thích hợp: S1, S2, S3 và N và được trình bày ở bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp và đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)