Thu nhập 2012 2013 2014 2015 Tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Từ nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 16.244 49,4 15.827 30,82 18.272 29,09 20.591 28,8 Từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 8.744 26,6 15.800 30,78 20.925 33,32 24.928 34,9 Từ du lịch và dịch vụ 7.924 24 19.700 38,38 23.608 37,5 25.882 36,2 Tổng thu nhập 32.882 51.327 62.805 71.401 Thu nhập bình quân đầu ngƣời (triệu đồng/năm)
9,964 14,711 17,387 19,545
Nguồn: Báo cáo Kinh tế-xã hội 2012-2015 xã Chiềng Châu (Phịng Văn hố-Thơng tin huyện Mai Châu)
Mặc dù tổng thu nhập từ các hoạt động du lịch có chiều hướng tăng, xong trên thực tế, lượng du khách tới Chiềng Châu lại có xu thế giảm, đặc biệt là khách quốc tế. Sau đây là số liệu thống kê lượng khách du lịch tới Chiềng Châu trong khoảng thời
Bảng 3.2: Lƣợng du khách đến bản Lác 2013-2015
Nội dung Lƣợt ngƣời Số ngƣời
2013 2014 2015 2013 2014 2015 Khách Việt Nam 4.920 4.087 2.592 17.895 17.895 11.642
Khách Quốc tế 3.602 2.144 1.296 11.629 8.977 5.144
Tổng số 8.522 6.231 3.888 29.524 26.872 16.786
Nguồn: Báo cáo Kinh tế-xã hội 2013-2014-2015 xã Chiềng Châu (Phịng Văn hố-Thơng tin huyện Mai Châu)
Khách du lịch tới Chiềng Châu không chỉ giảm về số lượng mà còn giảm nhiều về thời gian lưu trú, đặc biệt là khách quốc tế. Các hộ kinh doanh lưu trú trên địa bàn cho biết: trước đây, du khách quốc tế đến Chiềng Châu (bản Lác) thường ở lại 4-5 ngày, có khi ở cả tuần hay nửa tháng vì họ rất thích cuộc sống thanh bình và khơng gian yên tĩnh nơi đây. Thời gian gần đây, trước sự phát triển mang tính tự phát của Chiềng Châu, khách quốc tế có xu hướng chỉ đến Chiềng Châu, ghé bản Lác và ở lại 1-2 ngày để tham quan, cịn nghỉ ngơi thì họ lựa chọn các bản khác như bản Văn, bản Pom Coọng thuộc địa bàn thị trấn Mai Châu vì khơng gian ở đây tĩnh lặng hơn.
3.1.2. Thu nhập của nông dân từ du lịch nông thôn tăng và dần chiếm vị trí chủ đạo
Với sự phát triển của du lịch nông thôn, hoạt động kinh tế của các hộ gia đình ở bản Lác nói riêng và của xã Chiềng Châu nói chung đã bắt đầu có sự thay đổi theo hướng sản xuất hàng hoá. Trước kia, mọi sản phẩm sản xuất ra từ nông nghiệp đến thủ công nghiệp đều chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gia đình theo hình thức tự sản tự tiêu, thì nay, các sản phẩm do gia đình làm ra đã xuất hiện trên thị trường, được đem ra để trao đổi, mua bán, tăng lợi nhuận và doanh thu. Bản Lác là bản làm du lịch lớn nhất ở xã Chiềng Châu cũng như huyện Mai Châu và thu nhập của người dân bản Lác từ du lịch nơng thơn đã dần chiếm vị trí chủ đạo trong tổng thu nhập.
Bảng 3.3: Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình làm du lịch ở bản Lác Thu nhập từ du lịch nông thôn trong
tổng thu nhập
Thu nhập từ nông, lâm nghiệp trong tổng thu nhập Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ Số hộ 90 – 100 3 80 – 100 4 70 – 90 7 60 – 80 6 50 – 70 12 50 – 60 8 < 50 8 < 50 12 Tổng số hộ khảo sát 30 30 Nguồn: Tác giả, 9/2016
Và mức thu nhập trung bình của các hộ gia đình từ các hoạt động du lịch nông thôn như sau:
Bảng 3.4: Thu nhập từ du lịch nơng thơn của hộ gia đình ở bản Lác
STT Mức thu nhập/tháng (Triệu đồng/tháng) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Khơng có thu nhập từ DLNT 0 0 2 Thu nhập < 5 4 13,33 3 5 <= Thu nhập < 10 6 20 4 10 <= Thu nhập < 15 15 50 5 Thu nhập >= 15 5 16,67 Tổng số hộ điều tra 30 Nguồn: Tác giả, 9/2016
Với mức thu nhập từ các hoạt động du lịch như thống kê trên cùng với thu nhập từ nông nghiệp, các hộ gia đình làm du lịch ở bản Lác không những trang trải được cuộc sống đời thường của mình mà họ cịn có điều kiện tiếp tục đầu tư thêm vào phát triển du lịch và đầu tư cho con cái họ được học hành đến nơi đến chốn.
3.1.3. Sản phẩm nông sản địa phương tăng về lượng nhưng các nông sản bản địa giảm dần
Sự phát triển của du lịch nông thôn cũng ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng, thúc đẩy phát triển trồng trọt và chăn nuôi tại địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức của du khách. Từ đây hình thành cơ cấu sản xuất thực
Biểu đồ 3.1: Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ở xã Chiềng Châu 2013-2015
Nguồn: Báo cáo Kinh tế-xã hội 2013-2014-2015 xã Chiềng Châu (Phịng Văn hố-Thơng tin huyện Mai Châu)
Về trồng trọt, bà con ở xã Chiềng Châu chủ yếu canh tác lúa vì đây là xã nằm trong vùng sản xuất chuyên canh về lúa. Lúa thu hoạch không những đảm bảo an ninh lương thực cho người dân địa phương mà còn cung cấp đủ cho hoạt động du lịch. Tuy nhiên các giống lúa bản địa như lúa nếp giống địa phương bị thay thế bằng các giống lai năng xuất cao hơn. Để tận dụng đất trống giữa hai mùa lúa, bà con trong vùng cịn canh tác thêm các cây họ đậu, cây ngơ và các loại rau củ theo mùa như bắp cải, đậu cơ ve,...
Hình ảnh 3.1: Gạo ở Chiềng Châu đƣợc du khách ƣa chuộng làm quà
Nguồn: Tác giả, 9/2016
Về chăn nuôi, trong thời gian 5 năm trở lại đây, các hộ ở xã Chiềng Châu nuôi lợn thịt là chủ yếu. Xã có 627 hộ dân thì có tới 80% hộ chăn ni lợn thịt. Số đầu lợn
trồng cây lương thực, nghề chăn nuôi lợn thịt đang đẩy mạnh tốc độ phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Chiềng Châu. Xã đã xoá được 57 hộ trong tổng số 186 hộ nghèo. Từ phong trào chăn nuôi giỏi, xuất hiện 450 hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, riêng cấp tỉnh có 11 hộ. Ngoài ra các hộ trên địa bàn cũng chăn ni thêm các trâu, bị, gà...để phục vụ nhu cầu của gia đình và cung ứng cho du lịch nông thôn.
Tuy nhiên, các sản phẩm nông sản bản địa ở Chiềng Châu như khoai sọ, gạo nếp… chưa được đầu tư bảo hộ sở hữu trí tuệ, nhằm phát triển thành các sản phẩm có thương hiệu được du khách công nhận.
3.1.4. Nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển nhưng còn nhiều bất cập ở khâu tiếp thị và xúc tiến bán hàng
Qua kết quả khảo sát thực tế, nghề dệt thổ cẩm và nghề sản xuất rượu cần là các nghề thủ công được làm chủ yếu ở xã Chiềng Châu.
3.1.4.1. Nghề dệt thổ cẩm
Nghề dệt thổ cẩm của người Thái ở Chiềng Châu đã có từ lâu đời, trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong đời sống của dân tộc Thái. Trước đây, sản phẩm chủ yếu tự cung, tự cấp. Chị em dệt để phục vụ nhu cầu sinh hoạt gia đình và bản thân. Khi nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này của khách du lịch ngày càng lớn, thổ cẩm đã trở thành đòn bẩy để đồng bào dân tộc nơi đây đẩy mạnh sản xuất. Kế thừa và phát huy những tinh túy mà nghề dệt thổ cẩm cổ truyền của ông cha, kết hợp sự sáng tạo, tinh tế của những đôi bàn tay khéo léo, người phụ nữ Thái Chiềng Châu đã tạo ra những sản phẩm mới đặc trưng, vừa mang nét văn hóa truyền thống của dân tộc, vừa mang tính hiện đại. Vì vậy, sản phẩm dệt thổ cẩm Chiềng Châu trở thành mặt hàng ưa chuộng của khách du lịch cũng như có mặt tại nhiều thị trường trong nước.
Có được thành cơng như ngày hơm nay là nhờ sự ra đời của hợp tác xã dệt thổ cẩm Chiềng Châu năm 2009. HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu ra đời dưới sự hỗ trợ của Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn Hịa Bình và tổ chức JICA (Nhật Bản). Đây được xem là mơ hình điểm của toàn tỉnh nhằm hỗ trợ phát triển, bảo tồn nghề dệt truyền thống trên địa bàn. Sau khi HTX thành lập, nghề dệt thổ cẩm từng bước được khôi phục dần và phát triển. Hiện tại, HTX có 30 xã viên chia ra làm ba tổ, mỗi tổ đảm nhận một công đoạn riêng, gồm may, dệt, thêu. Điều đáng nói là tất cả được làm việc trong nhà xưởng, bảo đảm về cơ sở máy móc, trang thiết bị. Nếu như trước đây, sản phẩm thổ cẩm chỉ bó gọn trong các sản phẩm may mặc như chăn, màn, khăn, gối, quần
áo...thì bây giờ, do nhu cầu của khách, HTX đã có thêm những sản phẩm mới như túi xách, giày, dép, thú nhồi bông và những vật lưu niệm nhỏ.
Hình ảnh 3.2: Hợp tác xã dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu
Nguồn: Sưu tầm
Hiện nay, tại HTX đã có nhiều cơng nhân tay nghề cao, tự thiết kế ra những sản phẩm mẫu mã đẹp được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Tuy nhiên, trong sáng tạo sản phẩm, HTX chủ trương kế thừa, phát huy những tinh túy trong hoa văn thổ cẩm truyền thống. Nổi bật trong nghề dệt thổ cẩm ở Chiềng Châu là những mẫu hàng vẫn được làm từ sợi bông tự nhiên, tuân thủ phương pháp sản xuất bằng tay từ kéo sợi, nhuộm mầu đến dệt vải, địi hỏi sự kỳ cơng. Máy móc chỉ hỗ trợ ở cơng đoạn hồn thiện sản phẩm.
Với mức thu nhập trung bình khoảng 3 triệu đồng/người/tháng, HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu ra đời đã tạo việc làm cho rất nhiều phụ nữ Thái của Chiềng Châu. Trong xu thế phát triển hiện nay, HTX thổ cẩm Chiềng Châu cũng như người Thái ở Mai Châu đã nỗ lực kiên định với mục tiêu giữ nghề truyền thống gắn với phát triển kinh tế. Phát triển làng nghề truyền thống vừa góp phần bảo tồn giá trị văn hóa của dân tộc vừa nâng cao đời sống của cư dân nơng thơn.
Cùng với sự quan tâm của chính quyền tỉnh Hịa Bình thơng qua các chính sách hỗ trợ phát triển nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh như: Nghị quyết số 11/NQ-TƯ của Ban thường vụ Tỉnh ủy ngày 13/6/2014 về phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đến năm 2020, Quyết
định số 12/2015/QĐ-UBND ngày 17/4/2015 của UBND tỉnh Hịa Bình ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đến năm 2020; nghề dệt thổ cẩm ở Chiềng Châu không ngừng phát triển. Tới nay, nghề dệt thổ cẩm không những là bản sắc đặc trưng của người Thái ở xã Chiềng Châu mà cịn góp phần nâng cao đời sống, xóa đói, giảm nghèo cho một số gia đình nơng thơn; đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng bền vững. Và năm 2013, làng nghề dệt thổ cẩm và du lịch Bản Lác của xã Chiềng Châu đã được tỉnh ban hành quyết định công nhận làng nghề truyền thống và sản phẩm thổ cẩm Mai Châu đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp nhãn hiệu tập thể vào tháng 4/2013.
Bảng 3.5: Thu nhập của hộ gia đình ở bản Lác từ dệt thổ cẩm
STT Mức thu nhập/tháng (Triệu đồng/tháng) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Khơng có thu nhập từ dệt thổ cẩm 0 0 2 Thu nhập < 1 5 16,67 3 1 <= Thu nhập < 3 10 33,33 4 3 <= Thu nhập < 5 12 40 5 Thu nhập >= 5 3 10 Tổng số hộ điều tra 30 Nguồn: Tác giả, 9/2016
Tuy nhiên nghề dệt thổ cẩm ở xã Chiềng Châu còn gặp một số hạn chế như: Sản phẩm dệt thổ cẩm nơi đây được làm chủ yếu bằng phương pháp thủ công nên chất lượng sản phẩm không cao và mẫu mã sản phẩm không đa dạng. Khơng những thế, chúng cịn có giá cao hơn rất nhiều so với các sản phẩm cùng mẫu mã mà được sản xuất công nghiệp. Thực tế đã dẫn đến hiện tượng đa số các gian hàng tại các điểm du lịch trên địa bàn đều bày bán sản phẩm cùng mẫu mã nhưng sản xuất cơng nghiệp hay có nguồn gốc từ Trung Quốc, Lào...để kinh doanh.
Hình ảnh 3.3: Gian hàng sản phẩm dệt thổ cẩm ở bản Lác
Nguồn: Tác giả, 9/2016
Ngồi ra, hầu hết các sản phẩm chưa có thương hiệu, nhãn mác hàng hóa nên sức cạnh tranh kém; người thợ làm nghề có kinh nghiệm và kỹ thuật truyền thống, nhưng chưa được tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ, thiếu các thông tin về thị trường nên sản phẩm làm ra chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du khách và khó tiêu thụ; làng nghề vẫn ở trong tình trạng thiếu nguyên liệu tại chỗ, phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nơi khác, chưa có chợ đầu mối cung cấp nguyên liệu, phụ liệu; Việc liên kết của làng nghề với các cơ sở, các làng nghề còn rất nhiều hạn chế. Do đó chưa tận dụng được nguồn nguyên liệu và nhân công giá rẻ.
3.1.4.2. Nghề sản xuất rượu cần
Sau nghề dệt thổ cẩm, nghề thủ công tiếp theo được người dân xã Chiềng Châu lựa chọn là nghề sản xuất rượu cần. Đây cũng là một nghề đã có từ lâu đời của đồng bào dân tộc Thái ở xã Chiềng Châu. Sản phẩm rượu cần khơng những có giá trị kinh tế cao được nhiều người ưu chuộng mà nó cịn mang nhiều giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc điều đó được thể hiện rõ trong văn hóa uống rượu cần của đồng bào các dân tộc nước ta. Đây là một nét đẹp văn hóa của mỗi dân tộc ở vùng cao nước ta. Tuy văn hóa uống rượu cần mỗi dân tộc mỗi khác nhưng đều tựu chung lại một ý nghĩa mang tính cộng đồng sâu sắc đó là thể hiện và củng cố tình đồn kết gắn bó mật thiết giữa các thành viên trong cộng đồng, cầu chúc sức khỏe cho cả cộng đồng.
Hình ảnh 3.4: Rƣợu cần đƣợc sản xuất ở bản Lác
Nguồn: Tác giả, 9/2016
Bên cạnh đó, trước sự phát triển của du lịch nơng thơn tại xã Chiềng Châu thì sản phẩm rượu cần có vai trị rất lớn đối với việc phát triển kinh tế của dân cư nông thôn như: có giá trị kinh tế cao được nhiều người ưa chuộng; đóng góp một phần khơng nhỏ vào thu nhập của hộ; là cơ hội và giải pháp giải quyết công ăn việc làm ở nơng thơn, xóa đói giảm nghèo; lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc và của cộng đồng nông thôn...Trên địa bàn xã Chiềng Châu, bản Lác là bản có quy mơ sản xuất và sản lượng lớn nhất chiếm tới gần 90 tổng sản lượng và giá trị sản xuất hàng năm của xã do có nhiều điều kiện cho phát triển sản xuất rượu cần như: là khu du lịch nông thôn phát triển nhất của xã, thu hút hàng chục nghìn du khách một năm, ở các bản khác chỉ chiếm khoảng 10% tổng sản lượng và giá trị sản xuất hàng năm của xã.
Bảng 3.6: Thu nhập của hộ gia đình ở bản Lác từ sản xuất rƣợu cần
STT Mức thu nhập/tháng
(Triệu đồng/tháng) Số hộ Tỷ lệ (%)
1 Khơng có thu nhập từ sản xuất rượu cần 5 16,67 2 Thu nhập < 1 5 16,67 3 1 <= Thu nhập < 3 10 33,33 4 3 <= Thu nhập < 5 8 26,67 5 Thu nhập >= 5 2 6,66
Tuy nhiên, việc sản xuất tiêu thụ và phát triển sản phẩm đặc sản rượu cần của đồng bào dân tộc Thái ở xã Chiềng Châu có nguy cơ bị mai một, quy mơ cịn nhỏ lẻ chủ yếu là theo quy mô hộ, quy mô sản lượng, giá trị sản xuất và giá trị lãi thuần từ sản xuất rượu cần thấp và có sự chênh lệch giữa các bản và giữa các nhóm hộ trong xã.
Đa số các hộ sản xuất chủ yếu là để phục vụ nhu cầu trong gia đình mà khơng bán ra bên ngồi, chưa theo hướng sản xuất hàng hóa chỉ có một số ít các hộ sản xuất theo quy mô lớn hơn theo hướng kinh doanh (chủ yếu ở bản Lác) nhưng quy mô cũng