Trữ lượng và khả năng khai thác cá biển vùng Vịnh Bắc Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số hoạt động kinh tế vùng ven biển tỉnh nghệ an, đề xuất giải pháp ứng phó (Trang 25 - 30)

Loại cá Độ sâu Trữ lƣợng Khả năng khai thác

Tấn % Tấn % 1. Cá nổi nhỏ 390.000 57,3 156.000 57,3 2. Cá đáy  50m 39.204 5,7 15.682 5,7 50m 251.962 37,0 100.785 37 Cộng 291.166 42,7 116.467 42,7 Tổng cộng 681.166 100 272.467 100

Nguồn: Viện Kinh tế Quy hoạch Thuỷ sản

Nghệ An có bờ biển dài 82 km và diện tích vùng biển 4.230 hải lý vng, dọc bờ biển có 6 cửa lạch (Lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Thơi, lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội) với độ sâu từ 1 đến 3,5 m thuận lợi cho tàu thuyền có trọng tải 50-1.000 tấn ra vào. Theo điều tra của Viện nghiên cứu hải sản, trữ lượng hải sản các loại Nghệ An khoảng 80.000 tấn (số liệu công bố năm 1998), khả năng khai thác cho phép khoảng 35-37 nghìn tấn/năm. Trữ lượng cá ở vùng có độ sâu trên 30 m trở ra chiếm 60%; cá nổi chiếm 30%, cá đáy chiếm 70%, lượng cá nổi có khả năng khai thác dễ hơn. Cá biển ở Nghệ An có tới 267 lồi trong 91 họ, tập trung ở các lồi lớn như cá trích 30-39%, cá nục 15-20%, cá cơm 10-15%. Tơm biển có đến 8 lồi; các lồi chính như tơm he, rảo, bộp, vang, sắt, đát, hùm sống tập trung ở vùng nước nông 30m trở

vào, tôm he khả năng khai thác lớn, chiếm 30% tổng số tơm. Có hai bãi tơm chính: bãi Lạch Quèn diện tích 305 hải lý vuông, trữ lượng 250-300 tấn, khả năng khai thác 50%; bãi Diễn Châu diện tích 425 hải lý vuông, trữ lượng 360-380 tấn, khả năng khai thác 50%. Mực cũng có nhiều lồi, nhiều nhất là mực ống, nang và cơm, tập trung ở gần bờ thuận tiện cho việc khai thác, khả năng khai thác 1.200-1.500 tấn/năm. Ngồi ra cịn các loại moi biển, rắn biển, sị biển cũng có giá trị cao. Ưu thế lớn nhất là cá, thực vật biển phát triển quanh năm, có thể khai thác liên tục và cho sản lượng lớn. Ngồi cá, tơm ở đây cịn có các đặc sản khác như rau câu, rong biển...

Dọc bờ biển Nghệ An có 3.500 ha nước lợ sử dụng cho việc nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất muối. Hiện trong tồn tỉnh có khoảng 2.500 ha mặt nước mặn, lợ chuyên nuôi trồng thủy sản, với nhiều đối tượng nuôi như tôm, cua,…. Tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản lớn, nhưng gần các vùng du lịch, do vậy trong tương lai phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản ven bờ phải hết sức chú ý đến bảo vệ môi trường nhằm giữ hài hoà cho phát triển các ngành khác, đặc biệt du lịch. Mặt khác, sự thay đổi thất thường của thời tiết, khí hậu và bão cũng gây nhiều khó khăn cho phát triển ni thuỷ sản.

Ngồi ra, biển Nghệ An có độ mặn nước biển cao, số giờ nắng nhiều, cường độ bức xạ lớn, bốc hơi lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất muối. Ngồi việc cung cấp muối ăn cịn là nguyên liệu quan trọng cho các ngành cơng nghiệp hóa chất và các ngành công nghiệp khác sử dụng nguyên liệu từ muối. Trong thời gian qua Nghệ An là một tỉnh sản xuất muối lớn ở miền Bắc, đồng muối Nghệ An có khả năng phát triển 900 - 1.000 ha với sản lượng khoảng 100.000 tấn/năm.

Như vậy, vùng biển và ven biển Nghệ An có tiềm năng lớn, có thế mạnh phát triển tổng hợp kinh tế biển bao gồm: khai thác, chế biến và nuôi trồng thủy hải sản; phát triển ngành công nghiệp chế biến kết hợp với phát triển nông - lâm nghiệp ven bờ; phát triển du lịch biển; xây dựng các cảng biển và phát triển giao thông biển với ý nghĩa trong nước và quốc t

1.3. Hiện trạng dân cƣ và lao động vùng ven biển Nghệ An[10]

1.3.1. Dân cư và phân bố dân cư

Quy mô và mật độ dân số: Dân số vùng biển và ven biển Nghệ An năm 2007

là 1.194,99 ngàn người, chiếm 5,31% dân số vùng ven biển của cả nước, 10,21% dân số vùng ven biển Miền Trung và 38,53% dân số tỉnh Nghệ An.

Mật độ dân số bình quân vùng ven biển tỉnh Nghệ An năm 2007 là 862

người/km2, bằng 4,6 lần mật độ dân số trung bình tồn tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên,

mật độ dân số phân bố không đều giữa các địa phương trong vùng ven biển: Thành

phố Vinh có mật độ dân số lớn nhất, 3.658 người/km2, tiếp theo là thị xã Cửa Lò là

1.849 người/km2, các huyện Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Diễn Châu lần lượt là 597

người/km2, 612 người/km2, 979 người/km2. Sự chênh lệch về phân bố dân cư còn

diễn ra giữa các xã trong một huyện, giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng cửa lạch và bãi ngang.

Tốc độ tăng dân số: Mặc dù tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của vùng ven biển

thấp hơn bình quân chung của tỉnh, nhưng tốc độ tăng dân số bình quân chung của tồn vùng ven biển cao hơn bình qn chung của tỉnh vì tỷ lệ tăng cơ học cao (trong thời kỳ 2001 - 2007, tỷ lệ tăng dân số bình quân vùng ven biển là là 1,13%, trong khi đó tăng trung bình của tồn tỉnh chỉ đạt 0,95 %/năm.

Cơ cấu và chất lượng dân số: Cơ cấu dân số của vùng ven biển Nghệ An

mang đậm nét đặc thù của một vùng đồng bằng ven biển. Số liệu năm 2007 cho thấy: Dân số nam chiếm 48,96%, thấp hơn mức bình quân trong cả nước (49,3%); cơ cấu thành thị nông thôn khá chênh lệch với dân số nông thôn chiếm tỷ lệ rất lớn 77,98%, dân số đô thị chỉ chiếm 22,02%. Các tỷ lệ trên tiên tiến hơn mức trung bình của vùng ven biển Trung Bộ.

Chất lượng dân số của vùng ven biển Nghệ An đang ngày càng được cải thiện: Trình độ dân trí khá, tỷ lệ huy động học sinh các cấp đạt trên 90% vào năm 2007; thể lực của dân số khá, số người tập thể dục thường xuyên chiếm trên 28% dân số, các chỉ số về thể lực như chiều cao, cân nặng đạt mức trung bình trong cả

nước; mức sống dân cư ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 15%. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa người giàu và người nghèo đang có xu hướng gia tăng, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nguồn nhân lực trong tương lai, đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết.

1.3.2. Lao động và sử dụng lao động

Năm 2007, tổng dân số trong độ tuổi lao động của vùng ven biển Nghệ An có 734.919 người, chiếm 61,5 % dân số. Lực lượng lao động tham gia vào các ngành kinh tế quốc dân có 585.429 người, trong đó lao động trong khu vực nông lâm nghiệp là 349.035 người (chiếm 59,62%), trong khu vực công nghiệp - xây dựng là 86.188 người (chiếm 14,72 %), khu vực dịch vụ là 150.206 người (chiếm 25,66 %). Tỉ lệ dân số trong tuổi lao động chưa có việc làm thường xun khơng cao, chỉ khoảng 2,86 % lực lượng lao động của vùng ven biển.

Lao động được đào tạo có trình độ chun mơn kỹ thuật trong tổng nguồn lao động tăng từ 9,7 % năm 2000 tăng lên 16,3 % năm 2007. Số cán bộ khoa học này chủ yếu làm việc trong các Cơ quan quản lý nhà nước, các trường học, cơ sở y tế, doanh nghiệp nhà nước. Trong những năm gần đây, họ đã từng bước tiếp cận với kinh tế thị trường về tổ chức quản lý và áp dụng công nghệ mới trong lĩnh vực công nghiệp, du lịch và dịch vụ hướng biển. Người lao động có kinh nghiệm trong các hoạt động thương mại và du lịch ở các đô thị, thâm canh nông nghiệp ven biển, kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh về đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản. Một số vấn đề đáng lưu ý về chất lượng lao động đối với vùng ven biển Nghệ An là: Số con em tốt nghiệp đại học khá đông, nhưng sau khi tốt nghiệp thường ở lại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh làm việc, chỉ có một tỷ lệ nhỏ trở về quê hương, trong số này chủ yếu về thành phố Vinh. Để đảm bảo phát triển nhanh vùng ven biển Nghệ An cần có những chính sách đãi ngộ thích đáng nhằm thu hút lực lượng lao động từ bên ngoài và trước hết cần thu hút chính con em mình trở về xây dựng q hương.

Vấn đề đáng chú ý nhất về lao động là ở những vùng bãi ngang ven biển, các xã xa các trung tâm đơ thị ven biển có tỉ lệ lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật rất thấp. Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở đây chỉ khoảng 0,85%, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của vùng ven biển. Trên các vùng bãi ngang này, phần lớn các hộ gia đình làm nghề nơng (trên 50%), nghề cá có 21%, nghề CN - TTCN khoảng 7,2%, còn lại là lao động làm nghề dịch vụ.

Số lao động có trình độ từ tốt nghiệp cấp II trở lên là 52,4 % (trong đó số tốt nghiệp cấp III 18,7 %). Trình độ văn hố của dân cư nói chung khơng đồng đều giữa các địa phương, giữa đô thị và nơng thơn ven biển. Dân cư có trình độ văn hoá cao nhất là dân thành thị, thấp nhất là dân cư các làng chài, bãi ngang và ngay trong mỗi đơ thị cũng có sự phân hố trên.

1.3.3. Dự báo dân số và lao động đến năm 2020

Trong tương lai, theo dự báo, nếu khống chế mức giảm sinh, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ tăng dân số bình quân 1,23% thời kỳ 2006 - 2010, 1,05 % thời kỳ 2011-2015 và 1 % thời kỳ 2016 - 2020 thì quy mơ dân số của vùng đến năm 2010 khoảng 1.238,7 nghìn người, năm 2015 khoảng 1.305,1 nghìn người và năm 2020 khoảng 1.371,7 nghìn người. Trong đó, dân số đô thị chiếm 30% vào năm 2010, 40% năm 2015 và 50% dân số vào năm 2020.

Dự báo, dân số trong độ tuổi lao động của vùng ven biển Nghệ An ở mỗi thời kỳ 2006 - 2010, 2011 - 2015, 2016 - 2020 sẽ tăng thêm khoảng 50 nghìn người/thời kỳ, bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng 10 nghìn người. Dân số trong độ tuổi lao động đến năm 2010 là 761,8 nghìn người, năm 2015 là 809,1 nghìn người và năm 2020 khoảng 854,5 nghìn người. Đây là lực lượng lao động dồi dào bổ sung cho các ngành kinh tế quốc dân, song cũng tạo ra áp lực giải quyết việc làm họ. Dự báo lực lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân theo các năm 2010, năm 2015 và năm 2020 lần lượt là 685,6 nghìn người, 744,4 nghìn người và 794,7 nghìn người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số hoạt động kinh tế vùng ven biển tỉnh nghệ an, đề xuất giải pháp ứng phó (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)