2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số hoạt động kinh tế xã hội ven biển tỉnh Nghệ An. Từ đó, đề ra giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Biến đổi khí hậu bao gồm những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa và nước biển dâng, biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến các tác động về kinh tế, xã hội và mơi trường. Các tác động có thể là tác động trực tiếp hay gián tiếp, tích cực hay tiêu cực. Do đó, nghiên cứu về biến đổi khí hậu – đặc biệt là biến đổi khí hậu và những tác động của nó tại các địa phương là rất thiết thực và hữu ích. Do đó, xu thế biến đổi khí hậu tỉnh Nghệ An và những tác động của nó là một trong những đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Đối với những vùng địa lý chịu tác động của biến đổi khí hậu thì vùng ven biển miền trung là một trong những khu vực nhạy cảm nhất. Vùng ven biển là nơi tập trung của nhiều đô thị và các khu vực dịch vụ nền của hầu hết các ngành cũng như các hoạt động kinh tế xã hội. Tất cả đã, đang và sẽ chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu, do đó, các hoạt động kinh tế khu vực ven biển tỉnh Nghệ An được chọn làm đối tượng nghiên cứu thứ 2 của đề tài.
Các lĩnh vực kinh tế có khả năng chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu ở hiện tại và trong tương lai ở vùng duyên hải tỉnh Nghệ An và được chọn là đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:
+ Du lịch (bao gồm du lịch biển và du lịch sinh thái)
+ Nông nghiệp vùng ven biển (chủ yếu đề cập đến lĩnh vực trồng trọt – lĩnh vực nhạy cảm nhất đối với những biến động bất thường của khí hậu)
2.3. Nội dung nghiên cứu
+ Tìm hiểu tình hình phát triển các ngành kinh tế điển hình và đặc điểm chung của biến đổi khí hậu tỉnh Nghệ An.
+ Mơ tả các loại khí hậu cực đoan xảy ra trong thời gian gần đây và trong quá khứ tại tỉnh Nghệ An.
+ Nghiên cứu đặc điểm và xu thế của biến đổi khí hậu trong tương lai của tỉnh Nghệ An.
+ Xác định, đánh giá cụ thể và dự báo các tác động do biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với một số hoạt động kinh tế điển hình của dải ven biển tỉnh Nghệ An.
+ Đề xuất giải pháp ứng phó với BĐKH tại địa phương nhằm thích ứng với BĐKH.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu */ Phƣơng pháp chuyên gia
Phương pháp này tập hợp các ý kiến và đánh giá của các chuyên gia về tác động của biến đổi khí hậu lên đối tượng đang xem xét. Các ý kiến và đánh giá của các chuyên gia được tập hợp từ các tài liệu nghiên cứu, các báo cáo đánh giá hoặc các cuộc họp chuyên gia.
*/ Phƣơng pháp đánh giá tác động dự kiến:
Do các điều kiện khí hậu được trình bày trong các kịch bản cũng như các điều kiện tự nhiên (khí hậu, thủy văn...) phát sinh từ các yếu tố kịch bản đều là điều kiện tương lai nên đánh giá về các hoạt động kinh tế xã hội đều tác động tiềm tàng hay tác động dự kiến.
*/ Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng các trƣờng hợp tƣơng tự
Phương pháp này sử dụng số liệu và dữ liệu của các trường hợp tương tự ở những khu vực khác nhau để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên đối tượng đang xem xét.
Trong khn khổ luận văn, tác giả có tham khảo và sử dụng một số dữ liệu trong các nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến một số tỉnh miền trung khác như Huế, Quảng Bình, Quảng Trị tại các báo cáo và tham luận hội thảo các năm.