CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
1.4. Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế điển hình tại vùng ven biển
1.4.1. Thực trạng phát triển nông nghiệp vùng ven biển
*/ Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nghệ An
Theo số liệu kiểm kê đất đai đến năm 2007 tồn tỉnh có 80.147,41 ha đất khu vực dân cư nơng thơn, bao gồm các bản, làng, thơn, xóm của 433 xã với 587.707 hộ tương đương 2.686.983 nhân khẩu sinh sống. Quy mơ diện tích đất cho một hộ gia đình nơng thơn tuỳ thuộc vào đặc thù của từng khu vực.
Vùng ven biển: Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Cửa Lị. Có diện tích
bình qn khoảng 180 - 230m2 (đất ở + đất vườn)/hộ.
Vùng đồng bằng: Diện tích bình qn khoảng 400 - 500m2/hộ (đất ở + đất
vườn).
Vùng trung du: Lớn hơn 1000m2/hộ (đất ở + đất vườn).
Đất khu dân cư nơng thơn của tỉnh có cơ cấu sử dụng như sau: Hơn 20% là đất ở, khoảng 50% đất nông nghiệp (vườn), 20% cho các mục đích chuyên dùng như đường xá giao thông, trụ sở, uỷ ban, trường học, trạm xá… 6% đất cây xanh hoặc rừng và gần 3% đất chưa sử dụng.
Đất ở nơng thơn tồn tỉnh hiện nay là 15.166,06 ha, chiếm 13,37% diện tích
đất phi nơng nghiệp, bình qn mỗi hộ sử dụng 285m2 đất ở (khơng kể diện tích
vườn). Cơ cấu sử dụng đất ở nông thôn và mức độ tập trung dân cư không đồng đều ở tất cả các huyện của tỉnh. Các huyện miền núi dân cư thưa thớt và có bình qn đất ở cao, các huyện đồng bằng có mật độ dân cư tập trung cao và do đó bình qn đất ở thấp.
*/ Thực trạng phát triển nông nghiệp ven biển tỉnh Nghệ An
Vùng ven biển Nghệ An có đất nơng nghiệp chiếm 39,2% diện tích tự nhiên (số liệu năm 2007), chất lượng đất không bằng vùng đồng bằng Sông Hồng và Nam Bộc, lại thường xuyên bị thiên tai đe dọa....nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn được
coi là ngành sản xuất quan trọng. Giá trị sản xuất nông nghiệp phát triển với tốc độ bình quân giai đoạn 2001 - 2007 đạt 4,32%/năm (trong đó giai đoạn 2001 - 2005 đạt 3,91%/năm). Trong đó trồng trọt tương ứng là 3,39% và 3,08 %; chăn nuôi tương ứng là 6,18% và 6,01%; dịch vụ nông nghiệp tương ứng là 6,39% và 4,61%.
Cơ cấu ngành nơng nghiệp đang có sự dịch chuyển đúng hướng với sự tăng dần ngành chăn nuôi, và dịch vụ nông nghiệp, giảm dần ngành trồng trọt. Tỷ trọng trồng trọt giảm dần (từ 69% trong GTSX năm 2000 xuống còn 66,3% năm 2005 và 64,8% năm 2007) và tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng dần (từ 23,07 % năm 2000 lên 25,5% năm 2005 và 26,1% năm 2007). Về mặt hiện vật, nông nghiệp cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng sản lượng các sản phẩm hàng hoá và đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp của vùng không chỉ thoả mãn nhu cầu tiêu dùng tại chỗ mà còn phục vụ xuất khẩu.
Cây lương thực (bao gồm lúa, ngơ) ở đây là loại cây trồng chính chiếm phần lớn diện tích và sản lượng của các huyện ven biển (tập trung chủ yếu ở các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu), tiếp đến là các loại cây công nghiệp ngắn ngày như: lạc, vừng và rau thực phẩm. Sản lượng lạc của vùng chiếm trên 60% so với toàn tỉnh, chất lượng tốt, chiếm phần lớn khối lượng lạc xuất khẩu của Tỉnh hằng năm. Sản xuất rau của vùng phát triển mạnh, nhất là vùng bãi ngang của huyện Quỳnh Lưu, sản lượng rau hàng hoá của vùng cung cấp phần lớn cho nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và thị trường tiêu thụ của một số tỉnh khác.
Số lượng vật nuôi tăng, đáng kể nhất là đàn lợn từ 332,8 ngàn con (năm 2000) lên 400,8 ngàn con (năm 2007), với trên 90% là giống lợn lai, và trên 80 % là lợn thịt; Đàn bò từ 70,2 ngàn con (năm 2000) lên 102,2 ngàn con (năm 2007), trong đó bị lai sind chiếm 31,25% tổng đàn. Việc du nhập nghề chăn ni bị sữa bước đầu đã phát huy hiệu quả ở một số hộ của các huyện Nghi Lộc, Cửa Lò. Kết quả mà ngành chăn nuôi đạt được chẳng những nâng cao thu nhập của người nơng dân mà cịn nâng cao mức sống chung của tồn xã hội.
Dịch vụ nơng nghiệp phát triển nhanh, 6,39%/năm giai đoạn 2001-2007, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các dịch vụ cần phải nâng cao chất lượng hơn nữa, nhất là các dịch vụ cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn gia súc, công tác thú y trong điều kiện nhiều dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện đối với gia súc, gia cầm,....
Các mơ hình sản xuất trang trại chăn ni (chăn ni bị thịt; bò sữa, lợn ngoại, gia cầm..) và cả các trang trại tổng hợp phát triển khá nhiều ở tất cả các huyện ven biển. Các trang trại ở đây đã lựa chọn đúng hướng các mơ hình sản xuất, kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa, phục vụ khơng chỉ nhu cầu địa phương mà còn hướng tới xuất khẩu.