CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
1.4. Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế điển hình tại vùng ven biển
1.4.3. Thực trạng phát triển du lịch ven biển
Du lịch biển Nghệ An đóng góp chủ yếu cho ngành du lịch tỉnh Nghệ An. Doanh thu du lịch biển Nghệ An trong những năm qua có bước phát triển khá. Năm 2000 doanh thu du lịch các huyện ven biển Nghệ An đạt gần 98 tỷ đồng, năm 2005 là 340,7 tỷ đồng, năm 2007 là 531,86 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001 - 2007 là 27,30%, trong đó giai đoạn 2001 - 2005 tăng trưởng đạt 28,30%. Cơ cấu thu nhập du lịch chủ yếu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống (trong đó doanh thu lưu trú chiếm 40%, ăn uống 50%, dịch vụ khác 10%).
Số lượng khách du lịch đến vùng biển Nghệ An tăng nhanh và liên tục trong cả thời kỳ 2001 - 2007 với tốc độ bình quân 18,90%/năm. Năm 2000 mới đạt 515.887 lượt khách, đến năm 2005 đã lên tới 1.365.820 lượt khách, 2007 là 1.731.978. Khách quốc tế tăng từ 15.227 lượt năm 2000 lên 64.717 lượt năm 2007; khách du lịch quốc tế đến từ nhiều quốc gia, nhiều khu vực khác nhau như Bắc Mỹ, Đông Âu, Tây Âu, Đông Nam Á..., trong đó, khách đến từ Đơng Nam Á chiếm trên 60%. Khách nội địa tăng từ 500.660 lượt năm 2000 lên 1.667.261 lượt năm 2007 (chiếm trên 96% tổng số khách du lịch). Tuy nhiên, ngày lưu trú bình qn của
khách khơng cao, chỉ dao động trong khoảng 1,5-2 ngày/khách, trong đó, số ngày lưu trú bình quân của khách quốc tế dao động từ 1,2-1,97 ngày/khách.
Giai đoạn trước năm 2003, khách du lịch biển Nghệ An hầu hết đến thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò, nhưng từ năm 2003 đến nay khách đến du lịch biển Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Diễn Châu tăng nhanh qua các năm. Tốc độ tăng khách du lịch bình quân giai đoạn 2004 - 2007 ở Quỳnh Lưu là 57%, Diễn Châu là 62,46% .
Cửa Lò và thành phố Vinh là hai địa điểm thu hút hầu hết khách du lịch biển. Hiện du lịch biển Cửa Lò đã xây dựng được hệ thống hạ tầng, tổ chức quản lý, dịch vụ... tương đối tốt. Bãi biển Cửa Lị được du khách trong và ngồi nước đánh giá là một trong những bãi tắm đẹp và sạch nhất phía Bắc Việt Nam, hàng năm thu hút gần 1 triệu lượt khách, doanh thu năm 2007 đạt 238 tỷ đồng, tạo việc làm thời vụ cho gần 4.000 lao động hàng năm.
Cơ sở vật chất phục vụ du lịch biển những năm gần đây được quan tâm đầu tư nên được cải thiện rõ rệt, đặc biệt hệ thống các khách sạn, nhà hàng, đã góp phần tích cực và có hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu của du khách. Năm 2000, tồn dải ven biển có 82 khách sạn, nhà nghỉ với 2.470 phòng, đến năm 2005 tăng lên 264 khách sạn (tốc độ tăng bình quân 2001 - 2005 là 26,34%/năm) với 6.867 phòng, chiếm 84,08% số cơ sở lưu trú trong tồn tỉnh. Năm 2007 tồn vùng có 330 cơ sở lưu trú với 7.923 phịng, trong đó có 1 khách sạn 4 sao, 7 khách sạn 3 sao, 12 khách sạn 2 sao, 2 khách sạn 1 sao. Năm 2008 có thêm một khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chất lượng cao là khu Resort Bãi Lữ được đưa vào hoạt động, góp phần đưa năng lực phục vụ tồn vùng lên trên 3 triệu lượt khách mỗi năm.
Tổng vốn đầu tư cho du lịch biển hàng năm tăng nhanh (giai đoạn 2001-2005 là 23,51%/năm; 2001 - 2007 là 20,59%/năm), nhất là những huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu. Năm 2000, đầu tư cho ngành mới chỉ đạt 350 tỷ đồng (chủ yếu ở địa bàn thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò), năm 2005 đạt 1.005,86 tỷ đồng (chiếm 99,11% cả Tỉnh) bố trí khắp tồn vùng ven biển, năm 2007 là 1.298,22 tỷ đồng (chiếm 98% cả tỉnh).
Hoạt động du lịch đã tạo việc làm cho hơn 4.400 lao động trực tiếp trong ngành (năm 2007) và hàng nghìn lao động xã hội khác, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện xóa đói giảm nghèo, tạo nên những tác động tích cực làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt đơ thị và nông thôn, nâng cao đời sống của nhân dân ở
Trước đây, sản phẩm du lịch của vùng chủ yếu chỉ có tắm biển, thời gian gần đây các hoạt động du lịch lữ hành cũng có bước phát triển. Các doanh nghiệp lữ hành tích cực quan tâm tới việc xúc tiến đa dạng hoá hoạt động du lịch, kết hợp giữa du lịch biển với tham quan các di tích lịch sử, văn hố, danh thắng,..., mở rộng thị trường và liên kết phát triển du lịch trong nước cũng như nước ngoài khai thác các tour, tuyến đáp ứng nhu cầu của khách.
Bên cạnh những mặt đạt được như trên, du lịch biển Nghệ An còn một số bất cập sau:
Hệ thống cơ sở lưu trú còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, đặc biệt là thiếu khách sạn quốc tế;
Các loại hình du lịch cịn q đơn điệu, nghèo nàn, chưa có nhiều sản phẩm mới mang tính đặc thù và dịch vụ cao cấp hấp dẫn khách du lịch có thu nhập cao, nhất là khách quốc tế, chất lượng phục vụ chưa cao, phần lớn đội ngũ nhân viên chưa được đào tạo bài bản...;
Hoạt động kinh doanh cịn thụ động mang tính mùa vụ, khách du lịch chỉ tập trung chủ yếu vào mùa hè, chưa có phương án khai thác mùa đông nên hiệu quả kinh doanh chưa cao;
Các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, dịch vụ tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thơng, vận chuyển khách du lịch và các dịch vụ hỗ trợ khác... chưa được quan tâm đúng mức nên chưa đáp ứng được yêu cầu;
Hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch tuy có đầu tư nhưng chưa nhiều, hiệu quả chưa cao. Các doanh nghiệp chưa quan tâm xây dựng hình ảnh và thương hiệu của mình để quảng bá tiếp thị. Hoạt động và năng lực cạnh tranh của các đơn vị lữ hành Nghệ An còn yếu, chưa vươn ra được các thị trường khu vực...
Sự phối hợp giữa các ngành các cấp trong phát triển du lịch còn nhiều bất cập, chưa tạo ra được mối liên kết với các tỉnh để phát triển.