Dự báo dân số, lao động vùng ven biển NghệAn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số hoạt động kinh tế vùng ven biển tỉnh nghệ an, đề xuất giải pháp ứng phó (Trang 30 - 45)

Đơn vị: Nghìn người Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020 Tăng trƣởng bình quân 2006- 2010 2011- 2015 2016- 2020 1. Dân số trung bình 1.165,2 1.238,7 1.305,1 1.371,7 1,23 1,05 1,00 Dân số thành thị 235,0 371,6 522,0 685,8 9,59 7,03 5,61 Tỷ lệ (% so với dân số) 20,2 30,0 40,0 50,0

Dân số nông thôn 930,2 867,1 783,0 685,8 -1,40 -2,02 -2,62 Tỷ lệ (%)

(% so với dân số) 79,8 70,0 60,0 50,0 2. Dân số trong tuổi

lao động 711,7 761,8 809,1 854,5 1,37 1,21 1,10 Tỷ lệ (%) (% so với dân số) 61,1 61,5 62,0 62,3 3. Lao động làm việc trong các ngành KTQD 566,8 685,6 744,4 794,7 3,88 1,66 1,32 Công nghiệp - XD 72,8 102,8 148,9 198,7 7,15 7,68 5,94 Tỷ trọng (%) 12,8 15,0 20,0 25,0

Nông, lâm, thủy sản 365,2 308,5 260,5 198,7 -3,32 -3,32 -5,28

Tỷ trọng(%) 64,4 45,0 35,0 25,0

Dịch vụ 128,8 274,2 335,0 397,4 16,31 4,08 3,47

Tỷ trọng(%) 22,7 40,0 45,0 50,0

Nguồn: Quy hoạch tổng thể KTXH vùng ven biển Nghệ An đến năm 2020

Nhìn chung, số lượng dân số, lao động trên địa bàn đủ để cung cấp cho nhu cầu phát triển. Vấn đề đáng lưu ý là chất lượng lao động chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, do vậy cần có giải pháp đào tạo lao động

1.4. Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế điển hình tại vùng ven biển tỉnh Nghệ An tỉnh Nghệ An

1.4.1. Thực trạng phát triển nông nghiệp vùng ven biển

*/ Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nghệ An

Theo số liệu kiểm kê đất đai đến năm 2007 tồn tỉnh có 80.147,41 ha đất khu vực dân cư nông thôn, bao gồm các bản, làng, thơn, xóm của 433 xã với 587.707 hộ tương đương 2.686.983 nhân khẩu sinh sống. Quy mơ diện tích đất cho một hộ gia đình nơng thơn tuỳ thuộc vào đặc thù của từng khu vực.

Vùng ven biển: Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Cửa Lị. Có diện tích

bình qn khoảng 180 - 230m2 (đất ở + đất vườn)/hộ.

Vùng đồng bằng: Diện tích bình qn khoảng 400 - 500m2/hộ (đất ở + đất

vườn).

Vùng trung du: Lớn hơn 1000m2/hộ (đất ở + đất vườn).

Đất khu dân cư nơng thơn của tỉnh có cơ cấu sử dụng như sau: Hơn 20% là đất ở, khoảng 50% đất nông nghiệp (vườn), 20% cho các mục đích chuyên dùng như đường xá giao thông, trụ sở, uỷ ban, trường học, trạm xá… 6% đất cây xanh hoặc rừng và gần 3% đất chưa sử dụng.

Đất ở nơng thơn tồn tỉnh hiện nay là 15.166,06 ha, chiếm 13,37% diện tích

đất phi nơng nghiệp, bình qn mỗi hộ sử dụng 285m2 đất ở (khơng kể diện tích

vườn). Cơ cấu sử dụng đất ở nông thôn và mức độ tập trung dân cư không đồng đều ở tất cả các huyện của tỉnh. Các huyện miền núi dân cư thưa thớt và có bình qn đất ở cao, các huyện đồng bằng có mật độ dân cư tập trung cao và do đó bình qn đất ở thấp.

*/ Thực trạng phát triển nông nghiệp ven biển tỉnh Nghệ An

Vùng ven biển Nghệ An có đất nơng nghiệp chiếm 39,2% diện tích tự nhiên (số liệu năm 2007), chất lượng đất không bằng vùng đồng bằng Sông Hồng và Nam Bộc, lại thường xuyên bị thiên tai đe dọa....nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn được

coi là ngành sản xuất quan trọng. Giá trị sản xuất nơng nghiệp phát triển với tốc độ bình qn giai đoạn 2001 - 2007 đạt 4,32%/năm (trong đó giai đoạn 2001 - 2005 đạt 3,91%/năm). Trong đó trồng trọt tương ứng là 3,39% và 3,08 %; chăn nuôi tương ứng là 6,18% và 6,01%; dịch vụ nông nghiệp tương ứng là 6,39% và 4,61%.

Cơ cấu ngành nơng nghiệp đang có sự dịch chuyển đúng hướng với sự tăng dần ngành chăn nuôi, và dịch vụ nông nghiệp, giảm dần ngành trồng trọt. Tỷ trọng trồng trọt giảm dần (từ 69% trong GTSX năm 2000 xuống còn 66,3% năm 2005 và 64,8% năm 2007) và tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng dần (từ 23,07 % năm 2000 lên 25,5% năm 2005 và 26,1% năm 2007). Về mặt hiện vật, nông nghiệp cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng sản lượng các sản phẩm hàng hoá và đa dạng hố sản phẩm nơng nghiệp. Sản phẩm nơng nghiệp của vùng không chỉ thoả mãn nhu cầu tiêu dùng tại chỗ mà còn phục vụ xuất khẩu.

Cây lương thực (bao gồm lúa, ngơ) ở đây là loại cây trồng chính chiếm phần lớn diện tích và sản lượng của các huyện ven biển (tập trung chủ yếu ở các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu), tiếp đến là các loại cây công nghiệp ngắn ngày như: lạc, vừng và rau thực phẩm. Sản lượng lạc của vùng chiếm trên 60% so với toàn tỉnh, chất lượng tốt, chiếm phần lớn khối lượng lạc xuất khẩu của Tỉnh hằng năm. Sản xuất rau của vùng phát triển mạnh, nhất là vùng bãi ngang của huyện Quỳnh Lưu, sản lượng rau hàng hoá của vùng cung cấp phần lớn cho nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và thị trường tiêu thụ của một số tỉnh khác.

Số lượng vật nuôi tăng, đáng kể nhất là đàn lợn từ 332,8 ngàn con (năm 2000) lên 400,8 ngàn con (năm 2007), với trên 90% là giống lợn lai, và trên 80 % là lợn thịt; Đàn bò từ 70,2 ngàn con (năm 2000) lên 102,2 ngàn con (năm 2007), trong đó bị lai sind chiếm 31,25% tổng đàn. Việc du nhập nghề chăn ni bị sữa bước đầu đã phát huy hiệu quả ở một số hộ của các huyện Nghi Lộc, Cửa Lò. Kết quả mà ngành chăn nuôi đạt được chẳng những nâng cao thu nhập của người nơng dân mà cịn nâng cao mức sống chung của toàn xã hội.

Dịch vụ nông nghiệp phát triển nhanh, 6,39%/năm giai đoạn 2001-2007, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các dịch vụ cần phải nâng cao chất lượng hơn nữa, nhất là các dịch vụ cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn gia súc, công tác thú y trong điều kiện nhiều dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện đối với gia súc, gia cầm,....

Các mơ hình sản xuất trang trại chăn ni (chăn ni bị thịt; bò sữa, lợn ngoại, gia cầm..) và cả các trang trại tổng hợp phát triển khá nhiều ở tất cả các huyện ven biển. Các trang trại ở đây đã lựa chọn đúng hướng các mơ hình sản xuất, kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa, phục vụ khơng chỉ nhu cầu địa phương mà còn hướng tới xuất khẩu.

1.4.2. Thực trạng phát triển thủy, hải sản ven biển 1.4.3.1. Nuôi trồng thủy sản ven biển 1.4.3.1. Ni trồng thủy sản ven biển

Diện tích ni trồng thủy sản không ngừng tăng nhờ chuyển nhiều vùng đất hoang hoá, đất làm muối, đất cát và đất sản xuất khác kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Chất lượng và hiệu quả nuôi trồng ngày càng tăng theo hướng đầu tư thâm canh, đa dạng hố lồi ni và chú trọng những loại có giá trị cao như tơm, cua, ngao, cá thương phẩm (cá dò, cá mú, cá hồng Mỹ, cá rơ phi đơn tính,...) tạo ngun liệu chế biến xuất khẩu.

Năm 2000 toàn vùng ven biển Nghệ An có 1.150 ha ni trồng mặn lợ, năm 2007 đạt 2.000 ha. Năm 2000 có 750 ha tơm (chiếm 65,5% diện tích ni mặn lợ), trong đó ni thâm canh, bán thâm canh 40 ha (chiếm 5,3% diện tích ni tơm); năm 2007 có 1.650 ha tơm (chiếm 82,5% diện tích ni mặn lợ), trong đó diện tích ni thâm canh và bán thâm canh là 1.100 ha (chiếm 66,7% diện tích ni tơm). Trong vùng đã hình thành một số vùng ni tơm thâm canh có diện tích lớn như Quỳnh Liên, Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu), vùng Hưng Hòa (TP Vinh), Nghi Thái (Nghi Lộc), vùng Diễn Trung (Diễn Châu). Ni cá rơ phi đơn tính xuất khẩu trên vùng mặn lợ được xác định là hướng đi mới có nhiều triển vọng. Vùng bãi triều ven

biển Quỳnh Lưu, Diễn Châu bước đầu du nhập nghề nuôi ngao, hàu; nghề nuôi cua được chú trọng phát triển ở các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu và Nghi Lộc. Việc nuôi cá lồng trên biển đã được triển khai, bước đầu đúc rút được một số kinh nghiệm để tiếp tục phát triển.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản mặn lợ năm 2007 đạt 3.680 tấn, tăng 53,3% so với năm 2000, tăng trưởng bình quân 6,3%/năm trong giai đoạn 2001 - 2007. Năng suất nuôi tôm cá tăng nhanh, nhất là năng suất ni tơm. Năm 2007, năng suất bình quân tôm nuôi vùng ven biển đạt gần 1,2 tấn/ha, năng suất ni tơm thâm canh, bán thâm canh đạt bình qn 1,9 tấn/ha (nhiều mơ hình đạt năng suất 4- 5 tấn/ha, thậm chí đạt 6-7 tấn/ha), hiệu quả của các dự án đầu tư nuôi tôm đạt cao, doanh thu từ nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh đạt 120 - 150 triệu đồng/ha, mức lợi nhuận đạt 30 - 60 triệu đồng.

Công tác giám sát môi trường, quản lý thức ăn và thuốc thú y thuỷ sản được tiến hành thường xuyên; thực hiện kiểm dịch nghiêm túc, tránh được tình trạng đưa vào nuôi những con giống kém chất lượng, nhiễm bệnh, làm lây lan dịch bệnh trên diện rộng, các dịch bệnh được khống chế và xử lý kịp thời, quyền lợi người nuôi được bảo vệ. Hệ thống trại sản xuất giống thuỷ sản cũng được đầu tư khá đồng bộ, hoạt động đạt hiệu quả cao, sản xuất giống tôm cung ứng đủ nhu cầu nuôi của nhân dân trong Tỉnh và có để bán ngồi tỉnh; các cơ sở đã bắt đầu sản xuất và ương san các giống nuôi khác như cua và một số loại giống cá có giá trị khác (cá vược,...).

1.4.3.2. Khai thác thủy sản

Năm 2000 GTSX khai thác thủy sản là 178.194 triệu đồng, năm 2007 tăng lên 441.596 triệu đồng (theo giá hiện hành), chiếm 55,7% GTSX toàn ngành thuỷ sản. Mặc dù chiếm tỷ trọng lớn, nhưng ngành khai thác thuỷ sản lại là ngành có tốc độ tăng trưởng GTSX thấp nhất so với nuôi trồng và dịch vụ thủy sản. Trong cả giai đoạn 2001 - 2007, tốc độ tăng trưởng bình quân chỉ đạt 6,23%/năm, riêng giai đoạn 2001 - 2005 đạt 4,02%/năm. Hiện tại, khu vực khai thác thuỷ sản đang thu hút được hơn 1.000 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động dịch vụ khác.

Sản lượng khai thác hàng năm tăng bình quân gần 7,8% trong giai đoạn 2001 - 2007. Năm 2007 sản lượng khai thác đạt 48.163 tấn, trong đó mực đạt 2.200 tấn, tơm đạt 1.500 tấn, cá đạt 37.632 tấn. Cơ cấu sản phẩm khai thác vùng lộng và vùng khơi ngày càng được cải thiện, với sự tăng lên của khai thác ngoài khơi, năm 2007 sản lượng khai thác ngoài khơi đạt gần 50%.

Trong những năm qua đã đầu tư đóng mới 65 tàu lắp máy từ 105 - 390 CV với 14.123 CV bằng vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước, và hàng trăm tàu có cơng suất từ 60 - 110 CV bằng vốn tự có của ngư dân. Năng lực khai thác phát triển mạnh theo hướng: tăng nhanh tàu thuyền công suất lớn, giảm thuyền nhỏ; hầu hết thuyền >50 CV đều được trang bị các thiết bị định vị, dò cá, thông tin; tỷ lệ tàu thuyền đánh cá có lắp máy chiếm khá cao, năm 2000 chiếm 75,9 % và đến năm 2007 chiếm 97,9%. Năm 2007, Nghệ An có 3.800 chiếc tàu khai thác hải sản, trong đó đội tàu khai thác hải sản xa bờ có 309 chiếc, tăng 180 chiếc so với năm 2000 (đến tháng 7 năm 2008, số lượng tàu đánh bắt xa bờ đã đạt 638 chiếc, tăng 229 chiếc so với năm 2007); đội tàu khai thác vùng giữa lộng và khơi công suất từ 50 – 90 CV có 715 chiếc, tăng 474 chiếc so với năm 2000; Bình quân đạt 53 CV/thuyền, tăng 16 CV so với năm 2000, tổng công suất đạt 197.160 CV.

Quan hệ sản xuất nghề cá từng bước củng cố và hoàn thiện phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất và trình độ quản lý, đảm bảo trách nhiệm đi đôi với quyền lợi. Mơ hình tổ chức sản xuất theo các tổ đội hợp tác khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là trong đánh bắt xa bờ. Nhiều mơ hình khai thác kết hợp với chế biến - dịch vụ hậu cần nghề cá đem lại hiệu quả kinh tế cao và đang được nhân rộng, như HTX Đức Thắng, Thành Đạt ở Diễn Bích – Diễn Châu, HTX Ngọc Châu, Diễn Ngọc - Diễn Châu, Đại Thắng, Nghi Thủy – Cửa Lị.

Nghệ An có nghề khai thác cá Bắc truyền thống. Ngư dân nơi đây không chỉ chịu khó bám biển, mà cịn năng động tìm hiểu, phát hiện ngư trường mới nhằm tăng năng suất, hiệu quả khai thác. Trong vụ cá Bắc năm 2011-2012, sẽ có trên 2.200 tàu cá của ngư dân các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và Cửa Lò

phương mở 5 lớp đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng; cấp phát trên 1.500 phao cứu sinh và 21 máy thông tin tầm xa cho ngư dân.

Với mục tiêu khai thác 25.000 tấn hải sản trong vụ cá Bắc năm 2011-2012, ngành thủy sản tỉnh Nghệ An chủ trương quản lý tốt hoạt động khai thác và đảm bảo an tồn cho nghề cá; tích cực kiểm tra, kiểm sốt, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động; kiên quyết không cho các tàu cá thiếu điều kiện trang thiết bị an toàn cho người và phương tiện ra biển; làm tốt công tác dự báo ngư trường để ngư dân theo dõi và thực hiện.

1.4.3.3. Chế biến thủy sản

Hiện nay, trên địa bàn vùng ven biển tỉnh Nghệ An có khoảng 800 cơ sở chế biến thủy sản lớn nhỏ, với nhiều loại hình sản xuất như chế biến nước mắm, chế biến hàng khô, đông lạnh,…, tập trung chủ yếu ở các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu và thị xã Cửa Lò. Nghề chế biến thủy sản truyền thống được khôi phục và phát triển với chất lượng và mẫu mã ngày càng cao như nước mắm cao đạm, mắm tôm, mắm nêm… Nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, được đầu tư lớn như doanh nghiệp tư nhân Phương Mai (Quỳnh Lưu), doanh nghiệp tư nhân chế biến hải sản đông lạnh Hải An (Nghi Lộc), Xí nghiệp sản xuất dịch vụ Sơng Lam, Doanh nghiệp tư nhân Thủy Hùng (Cửa Lò)... các doanh nghiệp này cùng với loại hình sản xuất phạm vi gia đình đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của ngành chế biến thủy sản vùng biển và ven biển Nghệ An.

Các cơ sở chế biến đã từng bước được nâng cấp, mở rộng và đầu tư theo chiều sâu, gia tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị cao, đảm bảo chất lượng và cải tiến mẫu mã sản phẩm. Trong những năm qua, đã đầu tư mới và đưa vào hoạt động các cơ sở chế biến bột cá, với công suất 4.000 tấn sản phẩm/năm (tương đương với 16.000 tấn nguyên liệu); đầu tư nâng cấp 02 cơ sở đạt tiêu chuẩn chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu (tại Quỳnh Lưu và Cửa Lò).

Sản lượng chế biến tăng nhanh, năm 2007 sản xuất được trên 24 triệu lít nước mắm các loại, 4.700 tấn sản phẩm khô (mực khô, cá khô, ruốc khô). Một số đơn vị đã xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình như thương hiệu nước mắm Vạn Phần, nước mắm Cửa Hội. Nhiều làng nghề chế biến thuỷ sản được hình thành như Quỳnh Dị, Diễn Bích, Quỳnh Long. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm mới được chuyển giao công nghệ, đưa vào sản xuất được thị trường chấp nhận như: cá tẩm gia vị, mắm tôm chua nguyên con, cá hấp sấy ăn liền, chả cá. Đặc biệt với sản phẩm cá phi lê sấy tẩm gia vị đã làm cho nguyên liệu cá khai thác tăng giá trị lên nhiều lần.

Chế biến thuỷ sản được thực hiện theo hướng cải tiến công nghệ chế biến truyền thống, coi trọng cơng nghệ chống thất thốt sau thu hoạch, đa dạng hoá sản phẩm chế biến đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và thị trường xuất khẩu: đã xây dựng mơ hình bảo quản sản phẩm hải sản (tôm, mực) cho xuất khẩu, chế biến sản phẩm thuỷ sản mới (mắm gia vị, cá tẩm gia vị, tôm chua nguyên con, cá hấp sấy, tôm nõn, chả cá) đã thực sự nâng cao giá trị nguyên liệu khai thác. Một số cơ sở chế biến xuất khẩu đã áp dụng các quy phạm chế biến thuỷ sản xuất khẩu, có quy trình sản xuất hàng hố xuất khẩu thuỷ sản, chất lượng đảm bảo đủ tiêu chuẩn yêu cầu thị trường EU và Mỹ. Giá trị xuất khẩu ngày một tăng trưởng, sản phẩm xuất khẩu ngày một đa dạng, thị trường xuất cũng như thị trường nguyên liệu ngày một mở rộng. Ngoài thị trường Nhật, Hồng Công, Đài Loan, Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số hoạt động kinh tế vùng ven biển tỉnh nghệ an, đề xuất giải pháp ứng phó (Trang 30 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)