Giải pháp về chính sách, pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính trong quản lý đất đai trên địa bàn huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh (Trang 111 - 114)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác thực hiện thủ tục hành chính

3.2.1. Giải pháp về chính sách, pháp luật

Định hướng hoàn thiện, xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đất đai

- Ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp luật về đất đai, trước mắt, cần hệ thống hoá các quy định pháp luật về quản lý đất đai, cung cấp thông tin nhằm tập

102

hợp, sắp xếp lại và loại bỏ những văn bản mâu thuẫn, chồng chéo, khơng có tính khả thi. Từ đó, xem xét xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật có tính thống nhất, rõ ràng, dễ thực hiện với giá trị pháp lý cao về ĐKĐĐ như pháp lệnh hoặc nghị định để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu điều chỉnh quan hệ.

- Nghiên cứu hướng tới ban hành quy định pháp luật về quản lý và cung cấp thơng tin: Cần có quy định cụ thể về trách nhiệm, quyền lợi và xử lý trách nhiệm của các cơ quan cung cấp nguồn thông tin cho hệ thống, cơ quan quản lý và cung cấp dịch vụ thông tin cho chủ thể có nhu cầu; quy định về giá trị pháp lý của thơng tin theo từng hình thức cung cấp khác nhau.

- Trong công tác xây dựng và ban hành văn bản pháp luật, các cơ quan liên quan phải đảm bảo pháp luật khi đã được ban hành thì hiệu lực và việc đảm bảo hiệu lực pháp lý của nó phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Luật phải cụ thể nhưng ngắn gọn, dễ thực hiện, để khi có hiệu lực thì có thể thi hành ngay, hạn chế đến mức thấp nhất việc chờ đợi văn bản hướng dẫn chi tiết.

- Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản phải sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới ngay trong văn bản mới đó; trong trường hợp chưa thể sửa đổi, bổ sung ngay thì phải xác định rõ trong văn bản đó danh mục văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực. Những văn bản hết hiệu lực phải được công khai các văn bản đó bằng hình thức thun truyền để người dân nắm bắt được và hiểu được những văn bản đó không còn áp dụng được nữa

* Ban hành và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật

- Ban hành Luật thủ tục hành chính cơng theo ngun tắc: Bình đẳng, cơng khai, minh bạch, khách quan, khơng phân biệt đối xử; tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hành chính ở các cấp, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho cá nhân, cơ quan, tổ chức. Thực hiện xã hội hóa cung ứng dịch vụ công; công khai danh mục dịch vụ công; bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng, sự hài lòng của cá nhân, tổ chức trong hoạt động dịch vụ công. Tạo lập, duy trì hệ thống hạ tầng cơ sở dữ liệu dùng chung; bảo đảm kết nối, liên thông, chia sẻ cơ sở dữ liệu

103

và hồ sơ trong các cơ quan hành chính các cấp, thực hiện hành chính điện tử theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc quy định thủ tục hành chính phải đảm bảo nguyên tắc::Đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện; gắn với ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước. Tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy định về thủ tục hành chính; phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trên cơ sở bảo đảm tính liên thơng giữa các thủ tục hành chính liên quan, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch, hợp lý. Đảm bảo quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.

Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính: Cơng khai, minh bạch; khách quan, công bằng; kết nối, liên thơng, kịp thời, chính xác, khơng gây phiền hà; bảo đảm quyền được phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức đối với thực hiện thủ tục hành chính; đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức; bảo đảm sự chủ động, phối hợp liên ngành, liên vùng; phân cấp, ủy quyền trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

- Đối với cán bộ công chức địa chính cấp xã khơng nên quy định phải luận chuyển, bởi do đặc thù công việc cần sự am hiểu về đị bàn, hồ sơ địa chính, nguồn gốc sử dụng đất mang tính liên tục

- Thẩm quyền cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận nên quy định ủy quyền cho giàm đốc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai, để giảm áp lực công việc cho lãm đạo sở tài nguyên và môi trường, hồ sơ không mất thời gian luân chuyển. Như vậy, thời gian giải quyết sẽ được rút ngắn, giảm chi phí.

- Ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn và UBND các cấp, đặc biệt là giữa Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai với Phòng tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện. Sau khi thành lập văn phòng đăng ký đất đai một cáp, Chinh nhánh văn phòng thuộc thẩm quyền quản lý và hoạt động chuyên môn của Văn phòng đăng ký đất đai thuộc sở tài nguyên và môi trường, nên mối liên kết trong công việc giữa Chi nhánh văn phòng đăng ký với Phòng tài nguyên Môi trương và UBND huyện thiếu chặt chẽ, khơng có sự phối hợp nhịp nhàng như trước đây.

104

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính trong quản lý đất đai trên địa bàn huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)