2.1.1. Khái quát điều kiện tư nhiên.
Chơn Thành là huyện nằm về phía Tây Nam của tỉnh Bình Phước. Có diện tích tự nhiên 38.959,16 ha bằng 5,64% diện tích tỉnh Bình Phước, mật độ dân số là 191 người/km2.
- Phía Bắc giáp huyện Hớn Quản.
- Phía Đơng giáp huyện Đồng Phú, thị xã Đồng Xồi và tỉnh Bình Dương.
- Phía Nam giáp tỉnh Bình Dương
- Phía Tây giáp huyện Hớn Quản và tỉnh Bình Dương
Về giao thơng Chơn Thành có tuyến Quốc lộ 13, Quốc lộ 14 và đường Hồ Chí Minh đi qua là tuyến đường giao thơng quan trọng của của tỉnh Bình Phước đồng thời là tuyến huyết mạch nối liền các tỉnh biên giới miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi các trục đường chính, Chơn Thành còn có nhiều đường liên xã, hình thành một mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa trong và ngồi huyện.
a) Đặc điểm địa chất và địa hình
Địa hình khu vực tương đối bằng phẳng. Độ dốc trung bình từ 1 – 1,5º và các hướng dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Dựa vào tài liệu của Công ty CP Địa chất – Xử lý nền móng – Xây dựng Đông Dương năm 2015, xác định cốt địa tầng ở khu vực như sau:
Lớp 1: Bùn sét pha, trạng thái dẻo chảy. Phân bố từ độ sâu 0,00m đến 3,50m; Lớp 2: Sét pha lẫn sỏi sạn laterit, trạng thái dẻo cứng – cứng, phân bố ở độ sâu trung bình 5,35m; Lớp 3: Sét, trạng thái dẻo cứng – cứng, phân bố ở độ sâu trung bình 6,42m; Lớp 4: Cát pha, chặt vừa, phân bố ở độ sâu trung bình 8,36m; Lớp 5: Sét pha, trạng thái dẻo cứng - cứng, phân bố ở độ sâu trung bình 14,60m; Lớp 6: Đá phong hoá, màu nâu vàng, xám xanh, phạm vi độ sâu khảo sát tối đa là 30,0m. Địa tầng khu vực khảo sát khá tốt có thể xây nhà cao tầng mà giải pháp nền móng lại ít tốn kém.
Nước mặt.
Do ảnh hưởng của chế độ khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, đây là yếu tố chi phối cho hệ thống sông, suối trong vùng phát triển khá mạnh, nhất là ở các khu vực có độ cao địa hình hơn 100m. Trong địa hình của tỉnh có các sơng như Sơng Bé, Sơng Đồng Nai, Sông Măng, Sông Sài Gòn.. và các nhánh suối.
Nước ngầm.
Khu vực quy hoạch nằm trong vùng nước ngầm khá dồi dào của tỉnh Bình Phước. Theo tài liệu LĐĐC 802, khả năng khai thác nước ngầm trên địa bàn có thể đạt 15.000 – 20.000m3/ng. Nước tồn tại ở 2 dạng, có áp và khơng áp. Tầng khai thác hiện nay của các giếng ở độ sâu khoảng 55 – 90m là tầng nước có áp.
c) Đặc điểm khí hậu.
Tỉnh Bình Phước thuộc miền Đông Nam bộ, mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ khơng khí: Nhiệt độ trung bình: 27,200C, nhiệt độ tháng cao nhất: 29,100C, Nhiệt độ tháng thấp nhất: 25,100C
- Độ ẩm khơng khí:
Độ ẩm khơng khí trung bình tháng 77,8%. Độ ẩm khơng khí biến đổi theo chế độ mưa, mùa mưa độ ẩm khá cao trung bình 81% ÷ 87%, mùa khơ độ ẩm trung bình thấp hơn 65 ÷ 78% (trạm Phước Long);
Lượng mưa hàng chủ yếu vào tháng 5 tới tháng 10 hàng năm với lượng mưa trung bình từ 465mm (trạm Đồng Phú) đến 714,6mm (trạm Phước Long).
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.
Sản xuất nơng nghiệp: duy trì ổn định; giá trị sản xuất thực năm 2018
là 3.306 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch, bằng 96,19% so với năm 2017.
Sản xuất công nghiệp và xây dựng: có mức tăng trưởng cao, giá trị sản xuất cả năm là 13.833 tỷ đồng, đạt 108% kế hoạch và tăng 19,9% so với năm 2017.
Hoạt động thương mại - dịch vụ: tiếp tục phát triển. Tổng mức bán lẻ hàng hoá thực hiện 6.754 tỷ đồng, đạt 100,28% kế hoạch, tăng 6,25% so với năm 2017.
Về phát triển doanh nghiệp: đăng ký thành lập mới 131 doanh nghiệp,
Về tài chính – ngân sách:
Tổng thu ngân sách thực hiện năm 2018 là 442,946 tỷ đồng, đạt 145,5% dự toán tỉnh giao. Tổng chi ngân sách thực hiện 465,218 tỷ đồng, đạt 98,7% dự toán tỉnh giao. Tăng 12,5% so với số thực hiện năm 2017.
Công tác quản lý về giao thông, quy hoạch, xây dựng: Các dự án xây dựng, nâng cấp, sửa chữa đường giao thơng được triển khai hồn thành, đưa vào sử dụng đúng kế hoạch.
2.2. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý nhà nước về đất đai huyện Chơn Thành huyện Chơn Thành.