Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2010 2020 (Trang 39)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Huyện Nhà Bè

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Trong giai đoạn vừa qua huyện Nhà Bè đƣợc sự quan tâm của thành phố đầu tƣ về hạ tầng kinh tế - xã hội và nhất là khu công nghiệp Hiệp Phƣớc đã đi vào hoạt động; các khu đơ thị mới đã và đang đƣợc triển khai,… đó là những nhân tố tác động mạnh đến sự phát triển của kinh tế - xã hội của huyện. Với những lợi thế nhƣ trên, trong thời gian vừa qua tổng giá trị sản xuất (giá cố định năm 1994) tăng khá nhanh và đạt 5.063,960 tỷ đồng (năm 2011), tăng 25,02% so với năm 2005, trong đó:

- Giá trị sản xuất khu vực Nông, lâm nghiệp – thuỷ sản (giá cố định năm 1994) năm 2011 là: 264,157 tỷ đồng, tăng 3,96% so với năm 2005.

- Giá trị sản xuất khu vực Công nghiệp - TTCN và Xây dựng (giá cố định năm 1994) năm 2011 là: 186,929 tỷ đồng, tăng 22,39% so với năm 2005.

- Giá trị sản xuất khu vực Thƣơng mại - Dịch vụ (giá cố định năm 1994) năm 2010 là: 4.612,874 tỷ đồng, tăng 27,75% so với năm 2005.

Hiện trạng giá trị sản xuất do huyện quản lý giai đoạn 2005-2011(Bảng 2.1.2 ) 2.1.3 Đặc điểm chung về sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất.

Sau khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực, UBND thành phố Chí Minh đã ban hành nhiều văn bản, chính sách cụ thể hƣớng dẫn các quận, huyện trong thành phố thực hiện; các chính sách này đã góp phần đƣa cơng tác quản lý đất đai dần đi vào ổn định. Công tác quản lý đất đai ở Nhà Bè đã có những bƣớc tiến bộ rõ rệt và từng bƣớc đi vào nề nếp, cụ thể:

 Ban hành các văn bản về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện

- Theo phân cấp quản lý thì ở cấp huyện khơng có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, mà chỉ tổ chức thực hiện các văn bản do cấp trên ban hành.

- Vì vậy, huyện chỉ có ban hành các quyết định về giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định về thu hồi đất và tổ chức thực hiện các văn bản của UBND thành phố về quản lý đất đai có liên quan. Nhìn chung cơng tác tổ chức thực hiện các văn bản có liên quan đến đất đai đƣợc thực hiện khá tốt, tạo cơ sở, niềm tin cho ngƣời dân yên tâm sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Huyện Nhà Bè sau khi tách một số xã có tốc độ đơ thị hóa cao (để thành lập quận mới – Quận 7) từ năm 1997 theo Nghị định số 03/CP ngày 06/01/1997, còn lại gồm 06 xã và 1 thị trấn.

Về ranh giới hành chính: ranh giới hành chính Huyện Nhà Bè ổn định theo ranh giới 364 đến ngày 01/04/1997 thì tách thành Quận 7 và Huyện Nhà Bè. Do việc tách Huyện nên diện tích của Huyện giảm đi 403ha (chuyển sang Quận 7). Trong khi đó, theo số liệu đo đạc từ việc thực hiện Chỉ thị 364 thì diện tích sơng rạch của Huyện tăng

183,58ha. Cơ cấu sử dụng đất theo ranh giới hành chính của Huyện khơng có sự biến đổi từ năm 2000 – 2004, nhƣng đến năm 2005, tổng diện tích tự nhiên của huyện tăng, do đo đạc lại bản đồ địa chính số, đồng thời đến kiểm kê năm 2010 diện tích của các xã có sự thay đổi nhẹ do xác định lại các thửa đất theo đúng ranh giới 364, đƣợc thể hiện ở bảng.

Diện tích tự nhiên theo ranh giới hành chính (Bảng 2.1.3 )

 Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

- Trên cơ sở chỉ thị 02/CT-UB và chỉ thị 48/CT-UB, công tác đo đạc - thành lập bản đồ địa chính kết quả nhƣ sau:

- Đo lập bản đồ địa chính khơng tọa độ ở tỉ lệ 1/1.000 bằng máy kinh vĩ có độ chính xác, phƣơng pháp này áp dụng trên địa bàn thị trấn Nhà Bè và xã Phú Xuân.

- Đo lập bản đồ địa chính 02, điều vẽ từ ảnh hàng không ở tỉ lệ 1/4.000 và 1/2.000 cho các xã cịn lại có độ chính xác thấp hơn đo máy.

- Hiện nay, công tác khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính trên địa bàn huyện Nhà Bè đã đƣợc hồn thành. Qua đó lập đƣợc 404 tờ bản đồ, bao gồm: Thị trấn Nhà Bè: 85 tờ; xã Phú Xuân: 40 tờ; xã Phƣớc Kiển: 54 tờ; xã Phƣớc Lộc: 32 tờ; xã Nhơn Đức: 92 tờ; xã Long Thới: 38 tờ; xã Hiệp Phƣớc: 63 tờ.

- Nhìn chung, cơng tác đo đạc lập bản đồ địa chính trên địa bàn Huyện đã góp phần rất lớn trong việc quản lý đất đai, nhất là cơng tác cấp giấy chứng nhận, từ đó có kế hoạch quản lý và phân bổ việc sử dụng đất ngày càng đạt hiệu quả.

- Qua các kỳ kiểm kê đất đai (2000, 2005, 2010), huyện cũng đã lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bộ bản đồ hiện trạng sử dụng đất cũng đƣợc thiết lập đến cấp xã, thị trấn với tỷ lệ thích hợp: cấp huyện (tỷ lệ 1/10.000) và cấp xã, thị trấn (tỷ lệ 1/2.000 và 1/5.000). Trong dự án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất chi tiết 5 năm (2011-2015) và định hƣớng đến năm 2020, bộ bản đồ quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc lập cho cấp huyện tỷ lệ 1/10.000.

 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai

- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006- 2010) huyện Nhà Bè, đƣợc Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt tại quyết định số 518/QĐ-UBND ngày 10 tháng 02 năm 2009; thời gian thực hiện quy

hoạch quá ngắn (chỉ còn 2 năm là 2009, 2010), nên vai trò của quy hoạch, kế hoạch khơng có ý nghĩa định hƣớng dài hạn.

- Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của huyện đã góp phần khá quan trọng trong quản lý nhà nƣớc về đất đai. Ngồi quy hoạch sử dụng đất, cơng tác quy hoạch trên địa bàn huyện khá chú trọng, nhất là các quy hoạch: quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu chức năng, qui hoạch chi tiết đã đóng vai trị rất quan trọng trong việc quản lý đất đai.

- Nhìn chung kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 đúng theo xu hƣớng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, nhƣng kết quả chƣa đạt chỉ tiêu đã đề ra, gồm các nguyên nhân sau:

+ Nguồn vốn đầu tƣ vào xây dựng cơ bản của huyện phụ thuộc vào ngân sách thành phố, nên có phần bị động so với kế hoạch đề ra.

+ Do ảnh hƣởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên khả năng thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên chƣa đạt đƣợc kế hoạch ban đầu đề ra.

+ Trong quá trình lập quy hoạch hầu hết các ban ngành đƣa ra nhu cầu của ngành mình vƣợt quá khả năng vốn đầu tƣ của huyện và thành phố, vì vậy khi thực hiện gặp nhiều khó khăn trong q trình thực hiện.

2.1.4 Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội.

2.1.4.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp

Mặc dù, trong những năm gần đây diện tích đất nơng nghiệp ngày càng giảm, nhƣng giá trị sản xuất khu vực nông, lâm và thủy sản trong giai đoạn 2005-2011 có tốc độ tăng 3,96% năm, trong đó:

a. Nơng nghiệp  Trồng trọt

- Cây lúa: Trong những năm vừa qua do tác động của q trình đơ thị hóa rất

nhanh, nên diện tích đất trực tiếp trồng lúa (lúa mùa) giảm từ 1.221ha (năm 2005), xuống còn 385ha (năm 2011); năng suất lúa mùa giảm từ 1,50 tấn/ha (năm 2005), xuống còn 1,00 tấn/ha (năm 2011).

- Rau đậu các loại: Diện tích rau đậu các loại giảm từ 16ha (năm 2005), xuống

còn 5ha (năm 2010) và tăng lên 10ha (năm 2011); năng suất rau đậu các loại giảm từ 4,00 tấn/ha (năm 2005), xuống cịn 3,00 tấn/ha (năm 2011).

Diện tích, năng suất, sản lƣợng giai đoạn 2005-2011 (Bảng 2.1.4.1-1)  Chăn nuôi

Hiện trạng phát triển chăn nuôi giai đoạn 2005-2011 (Bảng 2.1.4.1-2)

Hiện trạng, chăn nuôi trong địa bàn huyện trong giai đoạn 2005-2011 giảm khá nhanh về quy mô đàn, phù hợp với định hƣớng phát triển ngành chăn ni của thành phố nói chung và huyện nói riêng.

2.1.4.2 Thủy sản

Do q trình đơ thị hóa nhanh, nên mức độ ơ nhiễm môi trƣờng ngày càng rộng, đồng thời kết hợp với tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động khá nhanh, nên nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện trong thời gian qua có xu hƣớng giảm về số lƣợng nhƣng tăng về chất lƣợng, cụ thể nhƣ sau:

- Diện tích ni trồng thủy sản (trực tiếp nuôi trồng thủy sản) trên địa bàn huyện Nhà Bè giảm từ 1.253,60ha (năm 2005), xuống còn 531,42ha (năm 2011).

- Sản lƣợng thủy sản tăng từ 2.952,00 tấn (năm 2005), xuống cịn 4.200,80 tấn (năm 2011), đây có thể xem là thành cơng trong lĩnh vực thủy sản.

Hiện trạng phát triển thủy sản giai đoạn 2005-2011(Bảng 2.1.4.2)

2.1.4.3 Khu vực kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (do huyện quản

lý)

- Giá trị sản xuất trong khu vực kinh tế công nghiệp – TTCN (do huyện quản lý) tăng từ 55,615 tỷ đồng (năm 2005), lên 186,929 tỷ đồng (năm 2011); đồng thời khu vực kinh tế này cũng sử dụng lực lƣợng lao động 947 ngƣời (năm 2005), lên 2.021 ngƣời (năm 2011).

- Các lĩnh vực sản xuất chế biến do huyện quản lý bao gồm: chế biến thực phẩm; sản xuất sản phẩm từ kim loại; sản xuất sản phẩm từ gỗ; thuộc da – va li – túi sách; sản xuất sản phẩm từ hóa Plasstic.

2.1.4.4 Khu vực kinh tế thƣơng mại – dịch vụ

- Cùng với q trình đơ thị hóa của huyện khá nhanh, ngành thƣơng mại – dịch vụ Nhà Bè trong giai đoạn 2005-2011 tăng trƣởng khá nhanh, trong đó: tốc độ tăng cơ sở thƣơng mại - dịch vụ 8,5%/năm với 4.624 cơ sở (năm 2011); sử dụng lao động tăng 13,43%/năm với 10.402 ngƣời (năm 2011); tổng doanh thu bán hàng 4.613 tỷ đồng (năm 2011), tăng 27,75%/năm so với năm 2005.

Toàn huyện Nhà Bè đến nay, có 10 chợ (có 9 chợ hoạt động ổn định), 01 siêu thị (Citimart) và 02 cửa hàng (Coop Food) về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân trong huyện, bao gồm: chợ Phú Xuân (TT. Nhà Bè) 1.319 m2; chợ Rạch Đĩa (Phƣớc Kiển) 1.160 m2; chợ Phƣớc Kiển 1.529 m2; chợ Phú Lễ (chợ Rạch Dơi – Nhơn Đức) 377 m2; chợ Bà Chồi (Long Thới) 1.703 m2; chợ ấp 3 xã Hiệp Phƣớc 582 m2; chợ ấp 1 (chợ Cầu Kinh) Hiệp Phƣớc 3.200 m2; chợ Bờ Băng (ấp 2 Phú Xuân) 893 m2; chợ Phƣớc Lộc 800 m2; Siêu thị Citimart (Phƣớc Kiển); Coop Food (thị trấn Nhà Bè); Coop Food (xã Phú Xuân); Ngoài các chợ hoạt động kinh doanh ổn định, trên địa bàn huyện cịn có các chợ tƣ phát.

Hiện trạng phát triển ngành thƣơng mại – dịch vụ (Bảng 2.1.4.4)

2.1.5 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trƣờng

 Những thuận lợi và lợi thế

- Ƣu thế về vị trí: là cửa ngõ phía Nam Thành phố hƣớng ra biển Đông.

- Hệ thống sông rạch nhiều (gần 200km), thông ra biển thuận lợi phát triển

cảng biển và giao thông thủy nối liền thành phố, huyện Cần Giờ và các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

- Huyện có tiềm lực lớn về đất đai: quỹ đất dồi dào đủ khả năng cho việc phát

triển đô thị một cách đồng bộ, hiện cịn nhiều khu đất nơng nghiệp bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, năng suất thấp. Do vậy việc chuyển đổi chức năng để hình thành các khu dân cƣ, khu cơng nghiệp hồn chỉnh là điều cần thực hiện để nâng cao giá trị sử dụng đất.

- Phát triển kinh tế: công nghiệp hiện trên đà phát triển: công nghiệp tập trung

quy mô lớn (Khu công nghiệp Hiệp Phƣớc) đang đi vào hoạt động, đây là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Tốc độ phát triển đơ thị khá nhanh, hiện nay, đã và đang hình thành các khu đơ thị mới khá hiện đại.

- Khi hệ thống đƣờng vành đai và đƣờng cao tốc hình thành, Nhà Bè sẽ là địa phƣơng kết nối hệ thống giao thông với khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam rất tốt.

- Về cảnh quan môi trƣờng: hệ thống sông rạch nhiều, cảnh quan thiên nhiên

đẹp, phong phú có thể tận dụng phát triển hệ thống cây xanh kết hợp mặt nƣớc chuyên dùng tạo mơi trƣờng thiên nhiên trong lành và thống đẹp.

 Những khó khăn và thách thức

- Trình độ dân trí chƣa cao, lao động phổ thông chiếm tỷ trọng lớn nên việc đào tạo các ngành nghề đáp ứng cho sản xuất theo hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là một vấn đề cấp thiết cần phải thực hiện.

- Nhà ở: chất lƣợng nhà và tiện nghi sinh hoạt thấp, hiện còn nhiều hộ sống giữa đất canh tác, không thuận tiện cho việc cấp điện, cấp nƣớc,…

- Hệ thống cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển và chƣa đồng bộ, bán kính phục vụ chƣa đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển dân cƣ.

- Các ngành kinh tế do huyện quản lý tuy có sự tăng trƣởng nhƣng thiếu tính bền vững, chƣa có ngành nghề và sản phẩm chủ lực. Riêng ngành nông nghiệp đô thị mới bắc đầu hình thành, chƣa có nhiều mơ hình vững chắc để nhân rộng. Một số doanh nghiệp hoạt động gây ô nhiễm môi trƣờng chƣa đƣợc xử lý kịp thời.

- Nguồn nƣớc nhiễm mặn trong mùa khô ảnh hƣởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn huyện.

- Địa hình thấp, nền móng yếu nên việc đầu tƣ xây dựng cơng trình khá tốn kém. Đây là vấn đề cần lƣu ý và quyết định đến việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng nhƣ giao thơng, cấp thốt nƣớc, vì thế khi đầu tƣ cần lƣu ý đến việc code nền trên từng khu vực đầu tƣ.

- Hệ thống giao thông bộ nối với khu vực trung tâm thành phố chƣa nhiều. Điều này làm giảm đi sức hấp dẫn của các khu dân cƣ mới và tạo nên một khoảng cách rõ rệt trong sự phát triển về nhiều mặt so với các khu vực trung tâm thành phố.

2.3 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu QH, KHSDĐ huyện Nhà Bè giai đoạn

2010- 2020

2.3.1 Tình hình thực hiện chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất

Theo kết quả thống kê đất đai đến ngày 01/01/2011, tổng diện tích tự nhiên của Huyện là 10.055,58ha, chiếm 4,80% diện tích tự nhiên tồn Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó: đất nơng nghiệp 4.742,10ha, chiếm 47,16%; đất phi nông nghiệp 5.272,72ha, chiếm 52,44%; đất chƣa sử dụng 40,76ha, chiếm 0,41% diện tích tự nhiên tồn huyện. 2.3.1.1 Đất nơng nghiệp

Tổng diện tích đất nơng nghiệp là 4.742,10ha, chiếm 47,16% tổng diện tích tự nhiên tồn huyện. Trong đó: Hộ gia đình cá nhân (GDC) sử dụng 4.481,48 ha, chiếm tỷ

lệ 94,49% diện tích đất nơng nghiệp; tổ chức trong nƣớc sử dụng (Ủy ban nhân dân cấp xã sử dụng - UBS) 4,05ha, chiếm tỷ lệ 0,09% diện tích đất nơng nghiệp;

Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 (01/01/2011) huyện Nhà Bè (Bảng 2.3.1.1)

Tổ chức kinh tế (TKT) sử dụng 40,38ha, chiếm tỷ lệ 0,85% diện tích đất nông nghiệp; bao gồm:

(a). Đất trồng lúa: diện tích 2.694,45ha, chiếm 56,82% đất nơng nghiệp, tồn bộ diện tích là đất trồng lúa cịn lại.

(b). Đất trồng cây lâu năm: Diện tích đất trồng cây lâu năm là 1.119,25ha, chiếm 23,60% diện tích đất nơng nghiệp.

(c). Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích đất ni trồng thủy sản là 787,87ha, chiếm 87,84% diện tích đất nơng nghiệp.

2.3.1.2 Đất phi nơng nghiệp

Diện tích đất phi nơng nghiệp là 5.272,72ha, chiếm tỷ lệ 52,44% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:

(a). Đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp: có diện tích 10,71ha, chiếm 0,2% đất phi nơng nghiệp, bao gồm các cơng trình nhƣ: UBND huyện Nhà Bè, UBND các xã, thị trấn.

(b). Đất quốc phịng: diện tích 34,59ha, chiếm 0,66% diện tích đất phi nông nghiệp.

(c). Đất an ninh: Tổng diện tích 60,85ha, chiếm 1,15% diện tích đất chuyên dùng, phân bố tập trung tại xã Phƣớc Lộc (khu T30).

(d). Đất khu công nghiệp: diện tích 828,03ha, chiếm 15,70% diện tích đất phi nơng nghiệp, xây dựng khu cơng nghiệp Hiệp Phƣớc (GĐ 1, 2) và cụm sản xuất Long Thới.

(e). Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: diện tích 291,09ha, chiếm 5,52% đất phi nơng nghiệp, các cơng ty xí nghiệp, đóng trên địa bàn thị trấn Nhà Bè, xã Phú Xuân,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2010 2020 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)