Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng GIS xây dựng bản đồ dự báo xói mòn đất vùng tây bắc việt nam (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng Tây Bắc

1.3.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Sơn La

1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Sơn La [37]

1.3.2.1.1 Vị trí địa lý

Sơn La là tỉnh miền núi cao nằm ở phía tây bắc Việt Nam trong khoảng 20039’ – 22002’ vĩ độ Bắc và 103011’ – 105002’ kinh độ Đơng.

+ Phía Bắc giáp hai tỉnh là tỉnhn Bái và tỉnh Lào Cai. + Phía Đơng giáp tỉnh Hịa Bình và tỉnh Phú Thọ. + Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên. + Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa.

1.3.2.1.2 Địa hình

Tỉnh Sơn La có độ cao trung bình 600 – 700 m so với mực nước biển. Địa hình của Sơn La bị chia cắt và tạo thành ba vùng sinh thái: Vùng trục quốc lộ 6, vùng lịng hồ sơng Đà và vùng cao biên giới. Riêng hai cao nguyên lớn là cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Nà Sản với độ cao hàng trăm mét đã tạo nên nét đặc trưng cho địa hình tỉnh Sơn La. Trong đó:

- Cao nguyên Mộc Châu cao 1.050 m so với mực nước biển, mang đặc trưng của vùng khí hậu cận ơn đới có nhiệt độ trung bình hàng năm là 180C. Đất đai phì nhiêu, phù hợp với trồng cây công nghiệp như chè, cây ăn quả, chăn ni bị sữa, các loại gia súc ăn cỏ và phát triển du lịch.

- Cao nguyên Nà Sản cao 800 m so với mực nước biển, đất đai phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp như mía, cà phê, dâu tằm và cây ăn quả.

1.3.2.1.3 Khí hậu

- Khí hậu Sơn La chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa Đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa Hè từ tháng 4 đến tháng 9.

- Nhiệt độ trung bình năm 21,40C (nhiệt độ trung bình cao nhất là 270C, thấp nhất trung bình là 160C).

- Lượng mưa trung bình hàng năm 1.200 - 1.600mm. - Độ ẩm khơng khí trung bình là 81%.

1.3.2.1.4 Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên nước

Tài nguyên nước mặt của toàn tỉnh Sơn La hàng năm vào khoảng 19 tỷ m3, chủ yếu từ nguồn nước mưa tích trữ vào hai hệ thống sơng chính là:

- Sơng Đà bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc có lưu vực ở thuộc tỉnh Sơn La là 9.844 km2, đoạn chảy qua Sơn La dài 250 km. Tổng lượng nước đến cơng trình thủy điện Sơn La là 47,6.109m3.

- Sông Mã bắt nguồn từ huyện Điện Biên và huyện Tuần Giáo - Lai Châu. Đoạn chảy qua Sơn La dài 93 km, có diện tích lưu vực 3.978 km2.

Bên cạnh 2 hệ thống sơng chính của tỉnh Sơn La cịn có 35 con suối lớn, hàng trăm con suối nhỏ nằm trên địa hình dốc với nhiều thác nước.

Tài nguyên rừng

Tính đến tháng 11/2009, tỉnh Sơn La gồm có các loại rừng sau:

+ Rừng đặc dụng chiếm 6,7% diện tích đất lâm nghiệp. Trong đó, diện tích có rừng chiếm 74,1% (rừng tự nhiên 99,9%, rừng trồng 0,1%), diện tích chưa có rừng chiếm 25,9%.

+ Rừng phịng hộ chiếm 45,4% diện tích đất lâm nghiệp. Trong đó, diện tích có rừng chiếm 72,9% (rừng tự nhiên 96,7%, rừng trồng 3,3%), diện tích đất chưa có rừng chiếm 27,1%.

+ Rừng sản xuất chiếm 47,9% đất lâm nghiệp. Trong đó, diện tích có rừng chiếm 53,4% (rừng tự nhiên 91,5%, rừng trồng 8,5%), diện tích chưa có rừng cịn lớn chiếm 46,6%.

Tài ngun khống sản

Sơn La có 2 nguồn ngun vật liệu xây dựng chủ yếu là đá vôi và sét với trữ lượng khá lớn như: mỏ sét Nà Pó trữ lượng 16 triệu tấn, mỏ sét xi măng Chiềng Sinh trữ lượng 760 ngàn tấn. Tài nguyên này đang được khai thác mạnh để sản xuất xi măng, gạch, ngói phục vụ nhu cầu xây dựng trong tỉnh và cơng trình thuỷ điện Sơn La.

Ngồi ra Sơn La cịn có một số mỏ khống sản như: Mỏ than Tà Phù huyện Mộc Châu trữ lượng 23 vạn tấn; mỏ than Quỳnh Nhai trữ lượng 578 ngàn tấn; mỏ than Mường Lựm, trữ lượng trên 80 ngàn tấn,....

Tài nguyên du lịch

Tỉnh Sơn La có một số điểm du lịch hấp dẫn và thu hút khác du lịch như: cao nguyên Mộc Châu; du lịch trên sơng Đà; du lịch văn hóa ở dân tộc Thái, dân tộc Mơng, dân tộc Dao..... Văn hóa của các dân tộc nơi đây với nhiều dáng vẻ phong tục nguyên sơ, với những lễ hội dân tộc phong phú, đa dạng làm say đắm lòng người. Thẩm Tát Tòng là một hang động núi đá tuyệt đẹp của tạo hóa, khu suối nước nóng bản Mịng, nhà ngục Sơn La là những điểm du lịch cho khách du lịch khi đến với tỉnh Sơn La.....

1.3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La [35, 36]

1.3.2.2.1 Thực trạng phát triển xã hội tỉnh Sơn La

Theo kết quả điều tra ngày 1/4/2009, tỉnh Sơn La có 882.077 người. Trong đó, số lao động trên địa bàn tỉnh là 407.246 lao động, chiếm 46,1% dân số. Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc là chủ yếu, đơng nhất là dân tộc Thái có 482.985 người, chiếm 54,7%, dân tộc Kinh có 153.646 người, chiếm 17,42%, dân tộc Mơng có 114.578 người, chiếm 13%, dân tộc Mường có 71.906 người, chiếm 8,15% và các dân tộc khác chiếm 6,73%.

Đời sống dân cư: Nhìn chung đời sống các tầng lớp dân cư trong tỉnh sáu tháng đầu năm 2012 tương đối ổn định. Cơng tác xố đói giảm nghèo nâng cao đời sống các dân tộc trong tỉnh đặc biệt là dân cư khu vực III và vùng cao biên giới được UBND tỉnh, các cấp, các ngành quan tâm như hỗ trợ đầu tư hạ tầng cho 1.105 bản có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn là 10 tỷ đồng.

Giáo dục đào tạo: Các trường học trong tỉnh đã hoàn thành chương trình dạy học năm học 2011-2012 theo quy định của Bộ GD&ĐT. Tổ chức việc kiểm tra đánh giá chất lượng các mặt giáo dục cho các cấp học.

Y tế: Ngành y tế tiếp tục triển khai các biện pháp phịng, chống dịch bệnh. Các chương trình y tế quốc gia tiếp tục được triển khai thực hiện trong toàn tỉnh. Trong sáu tháng đầu năm, tổng số lần khám bệnh tại các cơ sở y tế là 506.915 lần, số bệnh nhân điều trị nội trú là 48.223 người, số bệnh nhân điều trị ngoại trú là 223.242 người.

1.3.2.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế tỉnh Sơn La

Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội chín tháng đầu năm 2012 của UBND tỉnh Sơn La cho thấy:

Về thương mại: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 12.677 tỷ đồng, bằng 113,2% kế hoạch và tăng 23,5% so với năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3,6 triệu USD, bằng 40% kế hoạch, giảm 42,7% so với năm 2011. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 45 triệu USD, bằng 100% so với kế hoạch, giảm 23,2% so với năm 2011.

Về Tài chính: Chín tháng đầu năm 2012, tổng thu ngân sách nhà nước thực

hiện ước đạt 1.383 tỷ đồng, đạt 87% dự toán Bộ Tài chính giao; đạt 84% dự tốn Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh giao, và tăng 134% so với cùng kỳ 2011.

Về cơng nghiệp: Trong chín tháng đầu năm 2012, giá trị sản xuất công

nghiệp ước thực hiện hơn 4.000 tỷ đồng (theo giá hiện hành). Trong đó: Cơng nghiệp chế biến chiếm 82,3%; công nghiệp sản xuất, phân phối điện chiếm 14,0%; công nghiệp khai khống chiếm 2,1%; cơng nghiệp nước, quản lý và xử lý nước

thải chiếm 1,7%. Chỉ số phát triển cơng nghiệp chín tháng năm 2012 so với cùng kỳ năm trước tăng 24,05%.

Về nông nghiệp: Ngành chăn ni tính đến hết tháng 9 năm 2012 đàn trâu

ước đạt 170.166 con; đàn bị có 189.263 con; đàn lợn (khơng tính lợn sữa) có 549.101 con; đàn gia cầm có gần 4.865 nghìn con; đàn ngựa có 17.610 con; đàn dê 125.695 con... Ngoài ra trong lĩnh vực trồng trọt của ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La cũng có những thành tựu đáng kể như: diện tích cây lượng thực có hạt là 133.580 ha tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2011, diện tích trồng cây mía là 4.656 ha tăng 10,6% , diện tích lúa đơng xn gieo cấy là 10.097 ha tăng 7% so với cùng kỳ năm 2011, diện tích rừng trồng được chăm sóc là 15.000 ha tăng 4,2 % so với cùng kỳ năm 2011.....

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng GIS xây dựng bản đồ dự báo xói mòn đất vùng tây bắc việt nam (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)