Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng GIS xây dựng bản đồ dự báo xói mòn đất vùng tây bắc việt nam (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng Tây Bắc

1.3.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Điện Biên

1.3.3.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Điện Biên [30]

1.3.3.1.1 Vị trí địa lý

Tỉnh Điện Biên nằm trong tọa độ từ 20054’- 22033’ vĩ độ Bắc và 102010’ - 103036’ kinh độ Đơng. Các vị trí tiếp giáp của tỉnh: Phía Đơng giáp tỉnh Sơn La, phía Tây giáp Lào, phía Nam giáp Lào và tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu và Trung Quốc.

1.3.3.1.2 Địa hình

Điện Biên có địa hình tương đối phức tạp, được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ cao biến đổi từ 200m đến hơn 1.800m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông. Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc phân bố khắp nơi trên địa bàn tỉnh.

1.3.3.1.3 Khí hậu

Tỉnh Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21 - 230C.

Lượng mưa hàng năm tương đối cao, trung bình từ 1.700 - 2.500mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8 và

chiếm tới 80% lượng mưa cả năm. Các tháng khô hạn bắt đầu từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau và chỉ chiếm khoảng 20% lượng mưa hàng năm.

Độ ẩm khơng khí trung bình hàng năm từ 80 - 85%. Số giờ nắng hàng năm bình quân từ 1.500 -1.800 giờ.

Do diện tích tự nhiên rộng, địa hình lại bị chia cắt nên khí hậu ở đây bị phân hố thành 3 tiểu vùng rõ rệt: tiểu vùng khí hậu Mường Nhé, tiểu vùng khí hậu Mường Lay và tiểu vùng khí hậu cao nguyên Sơn La và thượng nguồn sơng Mã.

1.3.3.1.4 Tài ngun thiên nhiên

Tài nguyên rừng

Điện Biên có tiềm năng rừng và đất rừng rất lớn. Hầu hết rừng ở Điện Biên hiện nay là rừng phịng hộ. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý hiếm, giá trị kinh tế cao như lát, trị chỉ, nghiến, táu, pơ-mu… Ngồi ra cịn có các loại cây đặc sản khác như cánh kiến đỏ, song mây…

Khơng chỉ có nhiều loại thực vật q hiếm, rừng Điện Biên cịn có các lồi chim, cá, thú, động vật lưỡng cư, lồi bị sát đang sinh sống. Trong những năm gần đây do nạn đốt rừng và săn bắt chim thú tự do nên lượng chim thú quý trong rừng ngày càng giảm, một số loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Tài nguyên khoáng sản

Điện Biên là một tỉnh giàu khoáng sản, chủ yếu là than mỡ, cao lanh, đá đen, vàng sa khoáng, nước khoáng và các loại vật liệu xây dựng khác. Trong đó:

- Mỏ than mỡ Thanh An (huyện Điện Biên) có trữ lượng khoảng 156.000 tấn.

- Mỏ cao lanh ở Huổi Phạ (huyện Điện Biên) trữ lượng khoảng 51.000 tấn - Mỏ đá xây dựng ở Tây Trang; vàng sa khoáng ở thượng nguồn sơng Đà. Tuy các mỏ này có trữ lượng không lớn nhưng đây là nguồn lực khá quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp ở địa phương.

Tài nguyên nước

Với lượng mưa hàng năm khá lớn, hệ thống ao hồ và sông suối nhiều nên nguồn nước mặt ở Điện Biên rất phong phú theo ba hệ thống sơng chính là sơng Đà,

sơng Mã và sơng Mê Kông. Đặc điểm chung của các sông suối trong tỉnh là có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, nhất là các sông suối thuộc hệ thống sông Đà và sơng Nậm Rốm. Chất lượng nước tương đối cao, ít bị ô nhiễm.

1.3.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Điện Biên [29]

1.3.3.2.1. Thực trạng phát triển xã hội

Theo số liệu thống kế về điều tra dân số năm 2009, tỉnh Điện Biên có dân là 493.000. Tỉnh Điện Biên có các dân tộc cư trú là Việt, Thái, H’Mơng, Dao, Giáy...

Trong chín tháng đầu năm 2012, tỉnh đã tạo việc làm mới cho hơn 4.000 lao động, 1.000 hộ dân thốt khỏi diện đói nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm được gần 1,5% so với cùng kỳ năm 2011. Tỉnh Điện Biên đã chú ý đẩy mạnh chương trình xây dựng nơng thơn mới, quan tâm đến công tác ổn định đời sống người dân trong Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La. Ngồi ra, tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên các tuyến biên giới Việt -Trung, Việt - Lào và trong nội địa được đảm bảo.

1.3.3.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế

Sáu tháng đầu năm 2012, tình hình phát triển kinh tế – xã hội và quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả tích cực. Tổng vốn đầu tư tồn xã hội đạt 2.900 tỷ đồng, tổng sản phẩm GDP đạt trên 1.200 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức 10,05%. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 9,2 triệu đô la, thu ngân sách trên địa bàn hơn 190 tỷ đồng, đạt gần 45% kế hoạch năm.

Diện tích gieo trồng cây lương thực được duy trì và mở rộng với trên 77.700 ha; sản lượng lương thực đạt gần 231.300 tấn (tăng 2,29% so với cùng kỳ năm 2011). Tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm đáp ứng nhu cầu lương thực của người dân địa phương. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch kinh tế theo hướng tích cực: nơng - lâm nghiệp – thủy sản chiếm trên 32,6% (giảm 1,57% so với cùng kỳ năm 2011); công nghiệp – xây dựng chiếm hơn 30% (tăng 0,23%) và dịch vụ chiếm gần 37,3% (tăng 1,34% so với năm 2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng GIS xây dựng bản đồ dự báo xói mòn đất vùng tây bắc việt nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)