NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng GIS xây dựng bản đồ dự báo xói mòn đất vùng tây bắc việt nam (Trang 54 - 57)

2.1. Nội dung nghiên cứu

2.1.1. Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử

dụng đất của các tỉnh vùng Tây Bắc Việt Nam

2.1.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu để dự báo xói mịn đất vùng Tây Bắc

- Ứng dụng viễn thám và GIS xây dựng các bản đồ hệ số xói mịn đất:

+ Xây dựng bản đồ hệ số R từ kết bản bồ phân bố lượng mưa trung bình của vùng Tây Bắc.

+ Xây dựng bản đồ hệ số K từ bản đồ đất + Xây dựng bản đồ hệ số SL từ bản đồ địa hình

+ Xây dựng bản đồ hệ số C từ bản đồ hiện trạng rừng và các vùng sinh thái vùng Tây Bắc

- Chồng xếp các bản đồ bằng GIS, xây dựng bản đồ xói mịn đất tiềm năng và bản đồ xói mịn đất hiện trạng để phục vụ việc dự báo xói mịn đất vùng Tây Bắc nói chung và các tỉnh vùng Tây Bắc nói riêng.

- Thống kê, tính tốn mức độ xói mịn theo cho cả vùng và cho từng tỉnh của vùng Tây Bắc.

2.1.3. Đề xuất một số biện pháp hạn chế xói mịn để bảo vệ đất cho vùng Tây Bắc

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập các tài liệu bản đồ, số liệu thống kê, số liệu phân tích đất, các báo cáo, các dự án có liên quan,... nhằm kế thừa những tư liệu đã có của vùng.

2.2.2 Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu xói mịn đất

Sử dụng GIS để phân tích bề mặt lưu vực và xác định các thông số đầu vào cho mơ hình (phương trình USLE) như: Địa hình, thổ nhưỡng, thảm phủ thực vật, mưa. Nguồn số liệu được sử dụng cho phân tích là bản đồ hành chính dạng số, bản đồ thổ nhưỡng dạng số, ảnh viễn thám….

¾ Xác định yếu tố địa hình: Sử dụng kỹ thuật nội suy từ các đường độ cao bình đồ để xây dựng bản đồ mơ hình số độ cao. Trên đó mỗi pixel của bản đồ có mang các giá trị thuộc tính về độ cao. Trên cơ sở bản đồ mơ hình số độ cao sử dụng kỹ thuật tính độ dốc, xây dựng bản đồ độ dốc cho khu vực. Sau đó xây dựng bản đồ chiều dài sườn dốc. Tuy nhiên để xây dựng bản đồ chiều dài sườn dốc thì cần phải xây dựng bản đồ phân hướng địa hình. Từ bản đồ phân hướng địa hình sẽ tính tốn được chiều dài sườn dốc.

Từ bản đồ độ dốc và chiều dài sườn dốc dựa vào cơng thức ta sẽ tính được hệ số xói mịn SL.

¾ Xác định các thơng số về đất : Xây dựng bản dưới dạng số, bản đồ này sẽ được bao khoanh và raster hóa để cập nhập các thông tin về loại đất, lượng mùn, % cấp độ hạt và một số tính chất lý hóa học khác của đất có ảnh hưởng tới khả năng xói mịn của đất. Từ các thơng tin đất đã xác định được dựa vào cơng thức tính hệ số xói mịn K.

¾ Xác định thảm phủ thực vật và hiện trạng sử dụng đất : Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất dưới dạng số. Bản đồ này được khoanh lại và raster hóa cập nhập các thơng tin về thảm phủ thực vật, tình hình canh tác, các loại hình sử dụng đất. Từ các thông tin đất xác định được, xác định % từng loại đất sử dụng, tính tốn hệ số cây trồng, từ đó xác định được hệ số C, P.

¾ Xác định thơng số về mưa: Dữ liệu về mưa từ các trạm đo mưa trong vùng được số hóa và nội suy cho toàn vùng. Bản đồ mưa được khoanh lại và raster hóa. Từ những phân tích về lượng mưa và cường độ mưa bằng phần mềm ArcView tính được hệ số R.

Sau khi đã xác định được các thông số cho khu vực nghiên cứu, mỗi thông số là một lớp thông tin. Bằng cách sử dụng phần mềm ArcView (Đây là phần mềm rất mạnh trong chồng chập bản đồ) chồng chập các lớp thơng tin có được để ra kết quả cuối cùng là bản đồ xói mịn đất tiềm năng và bản đồ xói mịn đất hiện trạng.

2.2.3 Phương pháp chuyên gia, phương pháp tổng hợp

Tham khảo ý kiến của các cán bộ đầu ngành, các cơ quan nghiên cứu để xây dựng các bản đồ hệ số xói mịn. Tổng hợp các kết quả điều tra nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng GIS xây dựng bản đồ dự báo xói mòn đất vùng tây bắc việt nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)