Xâm nhập mặn tầng qh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nước biển dâng đến tài nguyên nước dưới đất đồng bằng ven biển tỉnh hà tĩnh và các giải pháp ứng phó (Trang 62)

3.2. Diễn biến xâm nhập mặn vào các tầng chứa nước

3.2.1 Xâm nhập mặn tầng qh

Tầng qh2 có diện tích rộng lớn nhất, kéo dài từ Tây Bắc đến Đông Nam vùng nhưng chiều dày tầng chứa nước mỏng. Tổng độ khống hóa của nước trong tầng qh2 đa phần khoảng từ 0,1 - 1,0g/l tức là từ loại siêu nhạt đến nhạt [1]. Riêng phần phân bố trong các dải cát ven biển có giá trị M 0,1 - 0,8g/l (trung bình 0,3g/l) thuộc loại nước siêu nhạt đến nhạt, có thể khai thác sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Phân bố mặn lớn hơn chủ yếu ở hai khu vực, khu vực phía bắc của vùng do tác động của nước sông La và vùng trung tâm đồng bằng gồm địa phận các huyện Lộc Hà, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh, Can Lộc và bắc huyện Cẩm Xun với diện tích có độ tổng khống hóa bằng 1g/l chiếm khoảng 550km2 [20]. Nước trong tầng này có quan hệ thủy lực với nước hồ, nước sông và TCN bên dưới nên ranh giới mặn - nhạt thường tuân theo quy luật, mùa mưa chúng bị đẩy ra sát biển và mùa khô xâm nhập mặn tiến sâu vào đất liền.

Tầng chứa nước qh1 có nước thuộc loại từ rất nhạt đến lợ, trong đó có các vùng phía Bắc, phía Nam và vùng ven rìa. Giá trị M 1,0 - 3,0g/l ở dải trung tâm thuộc các huyện Thạch Hà và Can Lộc. Do đặc điểm tầng chứa nước nằm nơng, lớp cách nước bên trên mỏng (có nơi chỉ dày 0,5m), khi triều cường nước biển vào sâu, ảnh hưởng đến tầng qh1. Dọc theo sông Gia Hội (Cẩm Xuyên) với chiều dài khoảng 12km tính từ biển, nước bị nhiễm mặn; đặc biệt, ven sông Cái (Thạch Hà) nước mặn đã vào sâu đến 22km [20]. Tầng chứa nước qh1 do không dồi dào về số lượng và hạn chế về chất lượng, nên khơng có ý nghĩa nhiều trong việc cung cấp nước, tuy nhiên, hiện tại nó vẫn là nguồn chủ yếu phục vụ cho dân sinh ở các huyện Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh (những nơi này khơng có các nguồn nước khác).

Diễn biến xâm nhập mặn các tầng chứa nước nhìn chung phân bố phức tạp, tầng qh do nằm trên cùng và nhiều sông chảy qua nên nhiều khu vực đã bị nước sông mặn xâm nhập, điều kiện thủy văn và quá trình khai thác nước tác động chủ yếu tới diễn biến ranh giới mặn - nhạt giữa hai mùa trong năm. Nhìn chung, nước trong tầng qh có thể khai thác sử dụng cho mục đích dân sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nước biển dâng đến tài nguyên nước dưới đất đồng bằng ven biển tỉnh hà tĩnh và các giải pháp ứng phó (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)