STT Mục đích khai thác Dạng cơng trình Số lượng Lưu lượng khai thác (m3/ngày)
1 Dân sinh Giếng khoan 27492 13600
2 Dân sinh Giếng đào 2918 1700
3 Nuôi trồng thủy sản trên cát Hệ thống giếng khoan 16 2160
68
Phần lớn dân cư trong vùng phân bố rải rác dọc ven biển và các cửa sơng, chiếm trên 62% dân số tồn tỉnh, tạo nên một sức ép đáng kể tới tài nguyên thiên nhiên và mơi trường. Trong đó các hoạt động về khai thác, sử dụng nước, phát triển kinh tế - xã hội đã tác động đến trữ lượng và chất lượng NDĐ trong khu vực. Khối lượng nước khai thác trong năm không đồng đều, lớn nhất vào mùa hè, trong khi nguồn bổ cập bị hạn chế khiến mực nước ngầm bị hạ thấp đáng kể. Ngồi các cơng trình giếng khai thác nước tập trung thì hầu hết các lỗ khoan của người dân khi khai đào và vận hành đều không theo đúng kỹ thuật, khơng xây dựng đới phịng hộ vệ sinh, thiếu sự kiểm duyệt và cấp phép của cơ quan chức năng, điển hình là việc bố trí các giếng khoan sâu khai thác nước trong phạm vi cách cửa sông và bờ biển khoảng 200 – 300m đã làm hạ thấp mực nước quá mức quy định, thu hẹp thể tích chứa nước và gây nên hiện tượng XNM tầng chứa nước nhạt, làm giảm trữ lượng của NDĐ trong vùng. Cụ thể, một số đầm nuôi của huyện Thạch Hà, người dân còn sử dụng một lượng lớn thức ăn công nghiệp và hóa chất diệt khuẩn làm vệ sinh đầm, đổ thải trực tiếp ra ngồi mơi trường làm gia tăng hàm lượng các kim loại nặng trong nước. Các giếng khai thác NDĐ dân sinh trước đây trong vùng ở độ sâu 12 – 14 m là loại nước nhạt, nhưng sau khi người dân sử dụng nước biển để làm muối và khai thác khoáng sản titan, độ mặn trong các giếng khai thác tăng lên. Ranh giới mặn - nhạt trong tầng qp vào mùa khô hạn đã vào sâu phía đất liền đến 250 m (vùng Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, TP Hà Tĩnh) và đến 120 m (vùng Đức Thọ, Nghi Xuân và Kỳ Anh). Theo tài liệu của Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Tĩnh (2013) cho thấy, hiện nay nước mặn đã lấn sâu vào các sông ven biển của tỉnh trên 10 km và nước biển cũng cao hơn 10 năm trước làm cho sự xâm mặn ngày càng mở rộng, trên 80% giếng khơi mới đào 2 năm gần đây ở vùng giáp biển đã bị nhiễm mặn không sử dụng được.
Mực nước biển dâng cùng với giảm lưu lượng thượng nguồn, xâm nhập mặn sâu hơn. Do đó ranh giới xâm nhập mặn trên các dịng sơng chính vượt qua các cửa lấy nước hiện nay làm mặn xâm nhập sâu vào nội đồng. Trong điều kiện BĐKH và NBD sẽ làm cho một số vùng úng trũng khó tiêu thoát, nước lưu cữu trong nội đồng làm tăng khả năng bị nhiễm phèn. Việc xây dựng các cơng trình ứng phó với BĐKH và NBD như các cống, đập ngăn mặn, các đê bao phòng chống lũ, cũng làm tăng khả năng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp cho sinh hoạt vùng nội đồng. Thực tế xảy ra ở nhiều nơi, nước thải, chất thải sinh hoạt và chăn nuôi từ các hộ
69
gia đình khơng được quản lý đúng cách gây ơ nhiễm môi trường nước. Việc xây dựng các cống đập ngăn mặn và trữ nước ngọt cũng đồng thời với việc ngăn lưu thơng dịng chảy, làm mức độ ô nhiễm nước mặt càng thêm trầm trọng, đặc biệt đối với các kênh nội đồng. Kết quả khảo sát điều tra cho thấy, hiện tượng nước mặt bị ô nhiễm do ảnh hưởng bởi cơng trình ứng phó với BĐKH và NBD phổ biến ở hầu hết các vùng trong tỉnh, đặc biệt là ở các huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh.
Do ảnh hưởng bởi BĐKH và NBD, tình hình ngập lũ gia tăng, ngập sâu tăng thêm làm ảnh hưởng đến cấp nước nông thôn. Một số giếng khoan, giếng đào bị ngập khơng thể sử dụng, và hiện có trên 114km2 diện tích đất bị nhiễm mặn, vào mùa khơ hạn, diện tích trên cịn gia tăng ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động dân sinh và phát triển kinh tế của khu vực. Nước ngập có thể làm nhiễm bẩn tầng nước ngầm thông qua hệ thống các giếng hỏng không sử dụng. Lũ ngập các khu vực dân cư vùng trũng thấp làm lan truyền chất bẩn, chất thải sinh hoạt và chăn nuôi từ khu vực dân cư ra nguồn nước, gây ô nhiễm nguồn nước. Cũng do ảnh hưởng của BĐKH và NBD, một số cơng trình thu và trạm bơm nước thơ đặt ở ven sông bị ngập lũ không sử dụng được phải dừng hoạt động. Các cơng trình cấp nước bị ảnh hưởng bởi ngập lũ tăng phổ biến tại Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh.
Do ảnh hưởng của BĐKH và mực NBD, khiến nước mặn xâm nhập sâu, cộng thêm sự ô nhiễm nguồn nước, khiến người dân chuyển dần sang sử dụng nước ngầm ở nhiều địa phương. Nguồn nước ngầm ngồi mục đích khai thác sử dụng cho sinh hoạt còn được người dân khai thác sử dụng phục vụ cho mục đích sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tưới, nuôi trồng thủy sản. Nguồn nước ngầm ở nhiều địa phương và vùng ven biển đã và đang khai thác một cách tràn lan, chưa theo quy hoạch hoặc khơng có quy hoạch, khơng có sự quản lý hợp lý, dẫn đến sự suy giảm mực nước ngầm. Do ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, nguồn nước mặt bị nhiễm mặn, một số trạm cấp nước đô thị và công nghiệp với công suất lớn được xây dựng cũng sử dụng nguồn nước ngầm thay vì sử dụng nước mặt dẫn tới nước ngầm bị khai thác quá mức, mực nước ngầm thêm suy giảm, tăng nguy cơ nhiễm mặn tầng nước ngầm. Các địa phương có mực nước ngầm suy giảm mạnh đặc biệt phải kể đến như ở Nghi Xuân, Đức Thọ, Lộc Hà, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh.
70
3.4.2. Tác động tới các hệ sinh thái tự nhiên
Xâm nhập mặn từ nước biển dâng sẽ làm suy giảm chất lượng nước ở các sông (đặc biệt là đoạn cửa sông), hồ, ao và mạch nước ngầm khu vực. Suy thoái này sẽ lần lượt dẫn đến căng thẳng về nguồn nước nhạt hiện có. Đây là vấn đề đã và đang có những ảnh hưởng nhất định tại nhiều khu vực của vùng với mức độ khác nhau. Nước biển dâng cũng sẽ làm trầm trọng thêm tác động của chất lượng nước của các cơn bão và triều cường, có thể làm các nguồn ơ nhiễm phát tán ra ngoài. Trong thực tế, những hiện tượng thời tiết cực đoan có thể làm giảm chất lượng nước. Ô nhiễm có thể dẫn đến nguy cơ lan truyền các bệnh có mầm mống trong môi trường nước, chẳng hạn như bệnh tả và bệnh ngoài da. Mực nước biển dâng cũng xuất hiện rủi ro lớn hơn, chẳng hạn như làm cho sản lượng nông nghiệp giảm xuống, làm ảnh hưởng đến đời sống cư dân sống dọc theo vùng ven biển. Ngoài việc làm ảnh hưởng đến chất lượng nước để uống và canh tác, các tác động của khí hậu đến nhiệt độ nước bề mặt, nước biển dâng và xâm nhập mặn mạnh mẽ có thể gây hại cho hệ sinh thái thủy vực trong vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hiện tượng tảo nở hoa và hiện tượng phú dưỡng, có thể tác động tiêu cực đến các loài nhạy cảm.
BĐKH và NBD tác động đến hệ sinh thái (HST) trước hết là sẽ trực tiếp tác động đến các yếu tố sinh thái làm thay đổi chúng, phá vỡ sự cân bằng vốn là đặc điểm đặc thù của hệ sinh thái. Với điều kiện của đồng bằng ven biển tỉnh Hà Tĩnh các yếu tố sinh thái nhạy cảm nhất, bị ảnh hưởng nhiều nhất là môi trường đất, nước và các hệ sinh tái tự nhiên khác như rừng ngập mặn, đầm lầy, rạn san hô… Ven biển tỉnh Hà Tĩnh sẽ là vùng có mơi trường nước bị ảnh hưởng mạnh nhất, nước biển dâng cao hơn sẽ làm cho nhiều khu vực đồng bằng nước ngọt hiện nay trở thành vùng nước lợ, làm thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy và gây áp lực đến 90% diện tích ngập nước. Suy giảm tài nguyên nước kèm theo là quá trình xâm nhập mặn vào nội đồng sẽ sâu hơn, tập trung tại các khu vực ven sông, ven biển gồm: Nghi Xuân, Đức Thọ, Hồng Lĩnh, Lộc Hà, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh.
Nhiệt độ tăng, chế độ nhiệt xích đạo sẽ lan rộng thay cho kiểu khí hậu cận xích đạo sẽ tác động trực tiếp đến các HST tự nhiên, trước tiên là làm dịch chuyển ranh giới nhiệt của các HST lục địa và hệ sinh thái biển; làm thay đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng. Nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội địa, giết chết nhiều loài động, thực vật nước ngọt của hệ sinh thái thủy sinh. Các HST sẽ phải đối mặt với hai
71
mối đe dọa: sự gia tăng CO2 khí quyển và những biến động khí hậu vùng liên quan. Sự thích nghi khơng tốt của một số lồi với BĐKH và NBD sẽ khiến đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng.
+ HST biển: Các rạn san hô là hệ rừng nhiệt đới của biển, nơi sinh sống của nhiều loài hải sản quan trọng và nhiều loài sinh vật biển khác, là lá chắn chống xói mịn bờ biển và bảo vệ rừng ngập mặn, sẽ bị suy thoái do nhiệt độ nước biển tăng, đồng thời mưa nhiều làm cho nước ven biển bị ô nhiễm phù sa và có thể cả các hóa chất nơng nghiệp từ cửa sông đổ ra.
+ HST rừng ngập mặn: Nhiệt độ tăng, thủy triều thay đổi tác động mạnh vào hệ thống sinh thái rừng ngập mặn ven biển. Không phải tất cả các chủng loại của hệ sinh thái đều thành công trong việc tự điều chỉnh để thích ứng với những biến động của mơi trường sống vì thế thành phần chủng loại của hệ thay đổi. Nước biển dâng làm thay đổi thành phần của trầm tích, độ mặn và mức độ ơ nhiễm của nước sẽ đe dọa đến sự suy thối và sống cịn của rừng ngập mặn cũng như các loài sinh vật rất đa dạng trong đó. Nước biển dâng, độ mặn nước biển trong rừng ngập mặn sẽ có thể vượt quá 25%. Những biến đổi đó sẽ làm mất đi rất nhiều loài sinh vật, làm thay đổi mạnh mẽ hệ sinh thái rừng ngập mặn.
BĐKH và các biểu hiện của nó như nước biển dâng, nhiệt độ tăng, bão lũ, sóng lớn, triều cường và các hiện tượng thời tiết cực đoan… đã ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp đến các HST quan trọng ven bờ: HST đầm phá, HST rừng ngập mặn ven biển, HST rạn san hô… Thảm rừng ngập mặn có độ che phủ cao trở nên trơ trọi, bị chia cắt, phân tán thành nhiều thảm nhỏ; môi trường đất bị ơ nhiễm do q trình phèn hóa gia tăng ở quy mô lớn; đất đai bị phát quang làm gia tăng q trình rửa trơi do mưa, gia tăng q trình lan truyền phèn trong mơi trường đất, nước và các HST, giảm bồi tụ phù sa do mất rừng; đa dạng sinh học bị suy giảm do khơng cịn điều kiện thích hợp để các lồi sinh vật sinh sống và trú ngụ. Sự biến đổi môi trường vi khí hậu, sạt lở bờ biển, cửa sơng gia tăng... làm mất cân bằng sinh thái trong khu vực.
72
CHƯƠNG 4
CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH HÀ TĨNH
4.1. Biện pháp chung chuẩn bị đối phó BĐKH và NBD
Biến đổi khí hậu là một hiện tượng xẩy ra trên phạm vi toàn cầu và có tác động đến mọi lĩnh vực điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội. Mọi giải pháp thích ứng với BĐKH và NBD cần được thực hiện trên một phạm vi rộng lớn từ toàn cầu đến từng Quốc gia, từng địa phương. Một trong những nền tảng của các giải pháp này là việc xây dựng một chiến lược thích ứng với BĐKH và NBD. Từ năm 2012, bắt đầu triển khai các mơ hình ứng phó với các tác động của BĐKH, đặc biệt là nước biển dâng, ưu tiên triển khai ở các tỉnh ven biển. Các ảnh hưởng gây ra bởi BĐKH và NBD đến đồng bằng ven biển Hà Tĩnh gây tác động trực tiếp tới con người, các cơng trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, giao thơng, tài ngun tự nhiên,…. có sự khác nhau về thời gian, mức độ, hậu quả. Vì vậy để có thể ứng phó (phịng chống, phịng tránh, giảm nhẹ hậu quả tiêu cực) nhằm bảo vệ tài nguyên nước dưới đất cần phải thực hiện có tính đồng bộ nhiều vấn đề, nhiều giải pháp, biện pháp.
Từ kết quả nghiên cứu đánh giá những tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng đối với các tầng chứa nước ven biển tỉnh Hà Tĩnh, học viên đã nhận thức được các nội dung cần thiết sau:
1) Tăng cường phổ biến, truyền thông các thông tin về BĐKH và NBD cho địa phương, người dân,...;
2) Tiếp tục đánh giá mức độ và tác động của BĐKH và mực NBD đối với khu vực, đề xuất và cập nhật các kịch bản về BĐKH cho khu vực, đặc biệt là các tiểu vùng nhạy cảm và dễ bị tổn thương (đồng bằng, cửa sông, vùng cát,...), theo năm, theo mùa (thậm chí theo ngày);
3) Đảm bảo tài nguyên nguồn nước phục vụ phát triển bền vững cho khu vực; 4) Chuẩn bị cơ sở vật chất, công nghệ và kỹ thuật cho các hoạt động ứng phó với BĐKH và mực NBD tương ứng với các hoạt động chung của Chính phủ trong phạm vi cả nước;
5) Tích cực hưởng ứng và tham gia cùng cả nước các hoạt động hạn chết tác động gây hiệu ứng nhà kính và các hoạt động khác nhằm giảm thiểu sự ấm lên toàn cầu.
73
Để ứng phó với BĐKH và mực nước biển dâng, biện pháp chung chuẩn bị ứng phó gồm một số nội dung chính sau:
1) Quy hoạch và sử dụng hợp lý lãnh thổ: Cần tiến hành nghiên cứu xây dựng
các bản đồ quy hoạch tỷ lệ lớn, nhất là đối với các vùng cửa sông, ven biển, vùng đất thấp và vùng cát. Nêu rõ tác động và hậu quả có thể xẩy ra do tác động của mực nước biển dâng. Cần di chuyển điểm dân cư, cơng trình dân dụng, cơ sở kinh tế hoạt động lâu dài, cơ sở hành chính,... ở những nơi có nguy hiểm. Với những cơng trình, cơ sở kinh tế, khu dân cư,... khơng thể di chuyển được thì cần phải có giải pháp và biện pháp bảo vệ.
2) Cảnh báo nguy cơ và mức độ tổn thương do mực nước biển dâng đến tài nguyên nước dưới đất: Cần cảnh báo nguy cơ cho những khu vực dễ bị tổn thương do
mực nước biển dâng (các cửa sông, đồng bằng,...), các cơ quan thơng tấn báo chí phải kịp thời và cung cấp đầy đủ, sớm nhất các bản tin dự báo thời tiết, thủy văn,... đến với cộng đồng xã hội, góp phần kịp thời phục vụ cộng đồng phòng chống, giảm nhẹ thiên tai. Cần tuyên truyền, giáo dục cộng đồng nâng cao trình độ hiểu biết về tai biến thiên nhiên, ý thức bảo vệ mơi trường,... Ngồi ra, cần phải thúc đẩy hơn nữa việc nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới và tăng cường việc phổ biến, tuyên truyền chính sách và biện pháp hữu hiệu nhằm góp phần giảm thiểu xâm nhập mặn có thể gây ra đối với nước dưới đất và cho người dân.
3) Thành lập tổ chức, cơ quan ứng phó với BĐKH và mực NBD: Ứng phó với
tai biến thiên nhiên nói chung, tổ chức này cần chủ động hoạt động và nắm bắt thông tin trước các nhiễu động thời tiết, BĐKH,....
4.2. Cơ sở đề xuất các giải pháp
- Tài liệu và các thông tin về BĐKH và mực NBD, tác động của chúng hiện có; - Tài liệu khảo sát, điều tra thực tế (trong đó có tham khảo, nhận thức và ý kiến của địa phương và người dân về BĐKH và NBD và giải pháp ứng phó);
- Các giải pháp, biện pháp ứng phó đã và đang được áp dụng ở khu vực (thực