Chất lượng nước dưới đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nước biển dâng đến tài nguyên nước dưới đất đồng bằng ven biển tỉnh hà tĩnh và các giải pháp ứng phó (Trang 58)

Nguồn NDĐ khu vực chủ yếu được khai thác trong TCN qh2 ở độ sâu từ 1 – 25m và một số diện tích trong các tầng đất đá nứt nẻ và đứt gãy kiến tạo. Giá trị M của nước trong tầng qh2 dao động trong khoảng từ 0,1 – 1,0g/l xếp vào loại nước siêu nhạt đến nhạt. Trong các tầng sâu hơn, nước thuộc loại từ siêu nhạt đến lợ, những nơi có điều kiện trao đổi nước mạnh như các vùng phía bắc, phía nam và vùng ven rìa phía tây của vùng, nơi thuộc loại siêu nhạt đến nhạt. Do điều kiện tiếp xúc với biển nên nhiều nơi đã bị nhiễm mặn, điển hình là các vùng trung tâm đồng bằng (các huyện Thạch Hà, Can Lộc) nước thuộc loại lợ, giá trị M trong khoảng từ 1,0 – 3,0g/l. Khu vực cửa sơng ven biển, NDĐ có giá trị M > 1g/l. Phần lớn diện tích tầng qp nước bị ảnh hưởng của nước biển chiếm trên 767km2 nước có giá trị M ≥ 1g/l.

Các đá gốc có thành phần thạch học chủ yếu là đá vơi, granit, riolit,… có thể ảnh hưởng đến chất lượng NDĐ qua sự hòa tan, rửa lũa. Hàm lượng các ion Ca và Mg có mặt trong NDĐ khu vực nghiên cứu được thể hiện qua tỷ số (Ca+Mg)/HCO3, giá trị này phần lớn đạt trên 0,5. Q trình hịa tan các đá gốc có mặt trong khu vực diễn ra khá mạnh và tham gia vào thành phần NDĐ với tốc độ lớn hơn của ion HCO3 từ nước mưa, nướt mặt. Ngồi ra, q trình khai thác, chế biến liên tục từ những năm 1988 đến nay các loại đá xây dựng từ đá vôi và đá granit ở khu vực Hồng Lĩnh – Can Lộc, Hương Sơn, Đức Thọ, Nghi Xuân và khu vực thượng nguồn là những tác nhân làm gia tăng độ cứng toàn phần trong nước. Biểu hiện rõ nét ở phần trung tâm đồng bằng huyện Thạch Hà và tp. Hà Tĩnh có độ cứng tồn phần cao nhất, điển hình đạt 857,21mg/l tại cột mẫu HK30; 723,76mg/l tại cột mẫu TK16 (tp. Hà Tĩnh) và đạt 646,46mg/l tại điểm mẫu STK1054 (Thạch Khê). Đối với các hợp chất Nito, thành phần các chất biến động trên diện rộng, đặc biệt trong vùng cát ven biển và TCN trên mặt, nồng độ nitrat tăng cao vào mùa mưa, nhiều vị trí vượt giới hạn cho phép. Hàm lượng Clorua biến động chậm theo thời gian và không gian, thường tăng cao vào mùa khô. Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất tập trung ở những vùng cửa sông ven biển và giáp biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nước biển dâng đến tài nguyên nước dưới đất đồng bằng ven biển tỉnh hà tĩnh và các giải pháp ứng phó (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)