Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nước biển dâng đến tài nguyên nước dưới đất đồng bằng ven biển tỉnh hà tĩnh và các giải pháp ứng phó (Trang 69 - 70)

3.3. Dự báo ảnh hưởng của nước biển dâng đến tài nguyên nước dưới đất đồng

3.3.1. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng khu vực nghiên cứu

BĐKH toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ tới dải ven biển Việt Nam nói chung và đồng bằng ven biển tỉnh Hà Tĩnh nói riêng như: mực nước biển dâng cao, xâm nhập mặn gia tăng, các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ, hạn hán và giá rét kéo dài,… dẫn đến suy thái kinh tế, thiếu lương thực, thực phẩm, mất đất nông nghiệp, mất đi sự đa dạng sinh học và phá hủy hệ sinh thái, sự xâm nhập mặn ngày càng tăng ảnh hưởng tới trữ lượng và chất lượng NDĐ.

Tác động do nước biển dâng là hệ quả đặc biệt của biến đổi khí hậu tồn cầu do quá trình giãn nở các phân tử nước trên bề của đại dương, tan băng trên đỉnh núi cao và ở 2 cực. Theo IPCC [29] và kết quả của các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy rằng, vào giữa thế kỷ 21, ở nước ta, mực nước biển dâng thêm 28 - 33cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng lên từ 65 - 100cm so với thời kỳ 1980 - 1999.

Bảng 3.3: Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980 - 1999

Kịch bản NBD Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Thấp (B1) 11 17 23 28 35 42 50 57 65

Trung bình (B2) 12 17 23 30 37 46 54 64 75

Cao (A1FI) 12 17 24 33 44 57 71 86 100

Nguồn: [2]

Do tính chất phức tạp của BĐKH và những hiểu biết chưa thật đầy đủ về nó thì

“kịch bản hài hịa nhất là kịch bản trung bình” được khuyến nghị để các Bộ, ngành và

địa phương làm cơ sở để đánh giá tác động của BĐKH và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH. Trong nghiên cứu này, học viên sử dụng các số liệu mực nước biển cho khu vực ứng với các mốc thời gian năm 2020, 2030 và 2050 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) tương ứng với sự tăng dân số liên tục nhưng với tốc độ trung bình (thấp hơn A2), chú trọng đến các giải pháp địa phương thay vì tồn cầu và ổn định kinh tế, xã hội và môi trường; mức độ phát triển kinh tế trung bình; thay đổi cơng nghệ chậm hơn và manh mún hơn so với B1. Theo kịch bản này thì sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển ở khu vực sẽ diễn biến như sau:

57

Bảng 3.4: Mức tăng của một số yếu tố so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản B2

Mức tăng theo các năm của

Nhiệt độ (0C) Lượng mưa (%) Mực nước biển (cm)

2020 2030 2050 2020 2030 2050 2020 2030 2050

0,5 0,9 1,7 0,7 1,0 1,9 8 12 23

Nguồn: [2]

Bảng 3.5: Thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản B2

Thời gian Tháng XII - II Tháng III - V Tháng VI - VIII Tháng IX - XI

Năm 2020 1,1 - 1,7 1,3 1,0

Năm 2030 1,6 -2,4 1,9 1,4

Năm 2050 2,8 -4,4 3,4 2,6

Nguồn: [2]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nước biển dâng đến tài nguyên nước dưới đất đồng bằng ven biển tỉnh hà tĩnh và các giải pháp ứng phó (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)