Đặc điểm khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nước biển dâng đến tài nguyên nước dưới đất đồng bằng ven biển tỉnh hà tĩnh và các giải pháp ứng phó (Trang 49 - 51)

Về cơ bản khí hậu vùng nghiên cứu mang những nét đặc trưng của khí hậu miền Bắc, song do vị trí địa lý và địa hình mà khí hậu ở đây mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu Đơng Trường Sơn.

2.1.6.1. Chế độ mưa

Do tác động chắn gió của dãy Hồnh Sơn nên lượng mưa ở đây lớn gấp 2 lần tỉnh Nghệ An. Tổng lượng mưa đạt từ 2.500 – 3.000 mm/năm, phân bố không đều theo không gian và thời gian. Về mùa mưa, lượng mưa chiếm từ 70 – 75% so với tổng lượng mưa cả năm (mưa lớn thường xuất hiện vào khoảng từ trung tuần tháng 8 đến trung tuần tháng 11). Những vùng có lượng mưa lớn như ở xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh là 3.220 mm. Mùa mưa bắt đầu vào tháng 8, nhanh chóng đạt tới cực đỉnh vào tháng 9 và kéo dài đến tháng 11. Tổng lượng mưa trong tháng 9 và tháng 10 bằng 40 – 50% tổng lượng mưa cả năm. Số ngày mưa trung bình năm từ 150 – 160 ngày. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9, 10 và tháng có lượng mưa ít nhất vào tháng 2 và 3.

Chiều dày tầng chứa nước ngầm biến đổi theo mùa: Mùa mưa, mực nước ngầm dâng cao do được bổ cập từ mưa, đồng thời lượng thoát hơi nước bị hạn chế do nhiệt độ trên bề mặt và trong đới khơng khí giảm; Ngược lại mùa khơ, thiếu mưa, nhiệt độ cao, lượng bốc hơi lớn đã làm giảm mực nước ngầm. Nước ngầm vùng nghiên cứu

37

chịu tác động mạnh của quá trình khuếch tán nước mặn từ biển, nên khi lượng cung cấp nước mưa cho dòng ngầm tăng, tốc độ thấm sẽ lớn hơn tốc độ khuếch tán của nước mặn và làm giảm độ mặn trong nước, đồng thời ranh giới mặn - nhạt bị đẩy về phía biển. Điều này cho thấy lượng mưa là nguồn cung cấp và là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến trữ lượng và chất lượng NDĐ vùng nghiên cứu.

Bảng 2.2: Lượng mưa (mm) trung bình tháng nhiều năm

Trạm Thời kỳ I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Kỳ Anh 1980-2013 106.4 66.8 61.2 64.9 160.9 123.4 88 239.1 534.1 794.3 392.7 211.3

Hà Tĩnh 1980-2013 94.7 58.8 62.4 75.2 157.5 155 103 234.7 499.3 800.5 291.7 154.5

Hương Khê 1980-2013 42.5 50.3 62.2 94.9 225.4 166.3 160 276.8 475.2 651.9 198.3 72.3 Kim Cương 1980-2013 49.2 50.2 62.2 100 212.4 120.1 171.7 251.6 383.8 518.2 156.4 70.8

Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ, 2014 2.1.6.2. Lượng bốc hơi

Giá trị bốc hơi trung bình năm là 698,1 mm, bằng khoảng 40 - 45% lượng mưa năm. Mùa khô (tháng 2 - 4) lượng bốc hơi chiếm 15% tổng lượng bốc hơi năm, lượng bốc hơi cao nhất là 33% (tháng 5 - 8) và cao nhất ở Kỳ Anh là 209mm. Biến trình năm của bốc hơi tỷ lệ nghịch với biến trình năm của lượng mưa, thời kỳ mưa ít nhất có lượng bốc hơi cao nhất và ngược lại. Bốc hơi là một trong những nguyên nhân làm hao hụt về lượng và tăng độ khống hóa của nước, vì vậy nó được xem là một thành phần quan trọng của cán cân cân bằng nước và ảnh hưởng đến môi trường NDĐ. Mặt khác, lượng bốc hơi tăng làm cho tốc độ thấm nhỏ hơn tốc độ khuếch tán của nước mặn (từ biển) gây nên hiện tượng XNM làm giảm trữ lượng và chất lượng NDĐ.

Bảng 2.3: Lượng bốc hơi (mm) trung bình nhiều tháng

Trạm Thời kỳ I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Kỳ Anh 1962-2000 52 47 58 74 121 209 201 164 81 67 62 55

Hà Tĩnh 1990-2000 33 27 45 55 91 129 141 109 65 58 51 43

Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc Gia, 2014 2.1.6.3. Chế độ nhiệt

Chế độ nhiệt thường biến đổi theo thời gian, chúng tác động mạnh mẽ nhất đối với lớp nước nằm gần mặt đất qua đới khơng khí, nước trong đất cát là một trường hợp điển hình. Thơng thường khi nhiệt độ tăng lên thì tốc độ khuếch tán và mức độ hòa tan của muối cũng tăng lên, do đó sẽ làm giảm độ hịa tan của các khí. Số ngày lạnh ở Hà Tĩnh từ 30 - 50 ngày, số ngày nóng từ 130 - 160 ngày trong đó có khoảng 50 ngày khơ nóng do gió Lào. Dải đồng bằng ven biển có khí hậu dễ chịu hơn nhờ ảnh hưởng của gió - biển lục địa, nhưng bị bão lũ đe dọa và ảnh hưởng nhiều nhất.

38

Bảng 2.4: Nhiệt độ (0C) khơng khí trung bình tháng nhiều năm

Trạm Thời kỳ I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Kỳ Anh 1980-2013 18 19 21.2 24.9 28 30 30.1 29.1 27 24.8 22.1 18.9

Hà Tĩnh 1980-2013 17.8 18.7 20.9 24.7 28 30 29.9 29 27.1 24.7 22 18.7

Hương Khê 1980-2013 17.9 19.1 21.5 25.3 27.8 29.4 29.4 28.2 26.3 24.1 21.5 18.4 Kim Cương 1980-2013 17.7 18.7 21.1 24.8 27.6 29.3 29.3 28.4 26.5 24.1 21.3 18.1

Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ, 2014

Bảng 2.5: Số ngày nắng trung bình tháng nhiều năm

Trạm Thời kỳ I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Kỳ Anh 1980-2013 0 0.2 1.4 3 7.1 11.5 11.6 5.7 1.1 0 0 0 Hà Tĩnh 1980-2013 0 0 1 2.5 7.8 13 14 7.4 1.7 0.1 0 0 Hương Khê 1980-2013 0 0.6 3 7.2 12.2 15.7 17.1 10.6 3.1 0.1 0.1 0 Kim Cương 1980-2013 0 0.4 2.7 5.7 9.9 12.4 13.5 8.2 2.3 0.1 0.1 0

Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ, 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nước biển dâng đến tài nguyên nước dưới đất đồng bằng ven biển tỉnh hà tĩnh và các giải pháp ứng phó (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)