KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động đối với đa dạng sinh học của tuyến đường hồ chí minh đoạn qua khu bảo tồn thiên nhiên ngọc linh và đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực lên khu bảo tồn (Trang 30)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Khu BTTN Ngọc Linh

3.1.1 Diện tích KBTTN Ngọc Linh

Năm 1998, kế hoạch đầu tư cho KBTTN với diện tích 41.424 ha tại tỉnh Kon Tum được Viện Điều tra Quy hoạch Rừng và Tổ chức Birdliffe International xây dựng [25]. Dự án đầu tư KBTTN Ngọc Linh Kon Tum đã được UBND tỉnh Kon Tum chính thức phê chuẩn ngày 12/10/1998 theo Công văn số 69/TT-UB, và Bộ NN& PTNT phê chuẩn ngày 09/02/1999 theo Quyết định số 559/BNN-KH (Lê Trọng Trải et al. 1998) [33]. Ngày 03/5/2002, UBND tỉnh Kon Tum đã ra Quyết

định số 38/2002/QĐ-UB về việc thành lập KBTTN Ngọc Linh [31].

Theo chỉ thị 38/2005/CT-TTg, ngày 5/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng [23], UBND tỉnh Kon Tum đã tiến hành rà soát lại các loại rừng trên phạm vi tồn tỉnh. Sau khi rà sốt UBND tỉnh Kon Tum đã ra quyết định số 333/QĐ-UBND giao cho Ban quản lý KBTTN Ngọc Linh quản lý 38.109,4 ha, bao gồm 42 tiểu khu, nằm trên địa bàn của của 5 xã: Đăk Man, Đăk Choong, Mường Hoong, Ngọc Linh, Xốp thuộc huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum. Diện tích của KBTTN Ngọc Linh trước và sau rà soát được thể hiện ở Bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1. Diện tích KBTTN Ngọc Linh trƣớc và sau rà soát

Đơn vị: ha TT Diện tích KBT trƣớc rà sốt Chia ra Diện tích KBT sau rà soát PKBVNN PKPHST 1 Đăk Man 10.321 10.321 - 9.747,8 2 Đăk Choong 19.766 16.952 2.814 6.631,8 3 Xốp 11.517,7 4 Mường Hoong 6.745 6.745 - 6.243,2 5 Ngọc Linh 4.588 4.588 - 3.968,9 Tổng 41.420 38.606 2.814 38.109,4

Ghi chú: xã Xốp được tách từ xã Đăk Choong năm 2002 Nguồn: BQL KBTTN Ngọc Linh năm 2011.

Kết quả thống kê ở Bảng 3.1 cho thấy so với thời điểm trước khi thực hiện rà soát, diện tích KBTTN Ngọc Linh giảm 3.310,6 ha. Trong đó diện tích rừng của KBT giảm nhiều nhất tại 2 xã Đăk Choong và xã Xốp với hơn 1.600 ha.

3.1.2 Phân khu chức năng tại KBTTN Ngọc Linh

Hiện tại KBTTN Ngọc Linh được phân chia thành 03 phân khu chức năng bao gồm Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 34.908,5 ha; Phân khu phục hồi sinh thái: 2.400,9 ha; và Phân khu hành chính dịch vụ: 800 ha.

3.1.3 Năng lực quản lý của KBT 3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức 3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức

Ban quản lý KBTTN Ngọc Linh được thành lập theo Quyết định 38/2002/QĐ-UB ngày 03 tháng 05 năm 2002 của UBND tỉnh Kon Tum. Hiện nay (năm 2011) tổng cán bộ công nhân viên của KBTTN Ngọc Linh là 38 cán bộ (khối Văn phòng 11 cán bộ; Hạt Kiểm lâm 27 cán bộ), trong đó có 08 cán bộ có bằng Kỹ sư, 20 cán bộ trung cấp và 10 công nhân kỹ thuật.

3.1.3.2 Các phịng chun mơn bao gồm

+ Phòng Tổ chức - Tổng hợp - Hành chính: 04 cán bộ. + Phịng Khoa học kỹ thuật - Kế tốn: 05 cán bộ. + Hạt kiểm lâm: 27 cán bộ và các phòng, đội như sau:

- Phòng Văn thư; - Phòng Pháp chế;

- Phòng quản lý bảo vệ rừng;

- Đội cơ động và 5 trạm quản lý bảo vệ rừng;

Lãnh đạo KBTTN Ngọc Linh gồm 01 Giám đốc và 01 Phó giám đốc do Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum bổ nhiệm.

Nhìn chung cơ cấu tổ chức các phòng ban chức năng kể trên đảm bảo cơ bản việc thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng đối với lực lượng cán bộ nghiên cứu khoa học và bảo vệ rừng nơi đây cịn thiếu và yếu về chun mơn nghiệp vụ. Với diện tích 38.109,4 ha đang quản lý được bố trí 27 Kiểm lâm viên, 11 cán bộ hành chính và bình qn mỗi Kiểm lâm viên quản lý 1.411 ha. Theo điều 28 Nghị định

117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý rừng đặc dụng [8] quy định với định biên tối đa 500 ha rừng có 01 cơng chức kiểm lâm, như vậy lực lượng kiểm lâm của KBT còn thiếu khá nhiều.

Cho đến thời điểm hiện tại, phần lớn nội dung công việc được thực hiện hiện tập trung trên lĩnh vực bảo vệ rừng, trồng rừng và giao khoán rừng cho người dân sống gần rừng của KBT. Những cơng trình nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu khoa học còn khá khiêm tốn so với giá trị ĐDSH đang phân bố trên địa bàn Ngọc Linh quản lý.

3.1.3.3 Cơ sở hạ tầng

Năm 2003 trụ sở của KBT đã được xây dựng nhà 02 tầng, năm 2006 nhà làm việc của Hạt Kiểm lâm cũng đã được xây dựng 02 tầng, cùng với đó là dãy nhà cấp IV gồm 05 phòng ở cho cán bộ công nhân viên và 05 trạm bảo vệ rừng đóng trên địa bàn các xã trong phạm vi ranh giới KBTTN. Hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, công tác du lịch sinh thái và giáo dục môi trường tại KBT hầu như chưa có. Hiện trạng cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật của KBTTN Ngọc Linh được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2. Tổng hợp hiện trạng cơ sở hạ tầng tại KBTTN Ngọc Linh

Hạng mục Nhà cấp Số phịng Diện tích (m2) Năm XD Hiện trạng Trụ sở BQL KBTTN 2 8 268 2003 Tốt

Nhà tập thể và nhà ăn 4 5 75 2005 Hiện tại còn sử dụng được Hạt Kiểm lâm 2 6 200 2006 Tốt Trạm Đắk Man 4 4 60 2003 Nhà đã xuống cấp Trạm Đắk Choong 4 4 60 2003 Nhà đã xuống cấp Trạm Xốp 4 4 60 2003 Nhà đã xuống cấp Trạm Ngọc Linh 4 3 50 2007 Nhà đã xuống cấp nặng Trạm Mường Hoong 4 5 90 1998 Nhà đã xuống cấp nặng

Kết quả thống kê ở Bảng 3.2 trên cho thấy cơ sở hạ tầng của KBT mới chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu làm việc của cán bộ làm việc tại KBT. Trong đó một số cơng trình đã xuống cấp như một số trạm kiểm lâm địa bàn ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và công tác của cán bộ tại các trạm.

3.1.3.4 Trang thiết bị

Hiện tại KBTTN Ngọc Linh được trang bị một số trang thiết bị thực hiện các chức năng, mục tiêu và nhiệm vụ của KBTTN được thể hiện ở Bảng 3.3:

Bảng 3.3. Tổng hợp trang thiết bị của KBTTN Ngọc Linh TT Trang thiết bị Số lƣợng Tình trạng Ghi chú TT Trang thiết bị Số lƣợng Tình trạng Ghi chú

1 Ơ tơ Ford 01 Cũ

2 Ơ tơ U-oat 01 Hết lưu hành

3 Xe máy 14 50% HKL 07 chiếc

4 Máy tính (bộ) 11 Cũ HKL 02 bộ

Máy tính xách tay 02 Cũ

5 Máy chiếu Projecter 01 Cũ

6 Máy Photocoppy 01 Cũ

7 Máy định vị GPS 05 Cũ HKL 04 chiếc

8 Ống nhòm 04 Cũ HKL 04 chiếc

9 Địa bàn cầm tay 04 Cũ HKL 04 chiếc

10 Dùi cui điện 05 Cũ

Nguồn: Ban quản lý Khu BTTN Ngọc Linh năm 2010.

Kết quả thống kê Bảng 3.3 trên cho thấy trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động quản lý tài nguyên rừng tại KBTTN Ngọc Linh còn thiếu và hầu hết ở trong tình trạng cũ. Đây cũng là một trong những hạn chế, khó khăn cho cơng tác nghiên cứu, bảo vệ tài nguyên rừng và ĐDSH cũng như thực hiện các chức năng, mục tiêu và nhiệm vụ của KBT.

3.2 Điều kiện tự nhiên, KTXH và các giá trị ĐDSH của KBTTN Ngọc Linh 3.2.1 Vị trí địa lý 3.2.1 Vị trí địa lý

KBTTN Ngọc Linh có diện tích 38.109,4 (diện tích sau rà sóat) trên địa phận hành chính của 05 xã: Xốp, Đăk Man, Đăk Choong, Mường Hoong, Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum.

- Toạ độ địa lý: Từ 150 00' 00'' đến 150 18' 00'' Vĩ độ. Từ 1070 41' 00'' đến 1080 01' 00'' Kinh độ - Phạm vi ranh giới:

o Phía Bắc giáp huyện Giằng, huyện Phước Sơn của tỉnh Quảng Nam. o Phía Tây giáp các xã Đắk Plô, Đăk Nhoong, Đăk Pek và thị trấn Đăk

Glei, huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum.

o Phía Nam giáp xã Đăk Na, Măng Ri và xã Ngọc Lây huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

o Phía Đơng giáp huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam

3.2.2 Địa hình

Địa hình KBTTN Ngọc Linh nằm trong vùng núi cao của vùng núi cực Nam Trung Bộ, nối tiếp với mạch núi Nam – Ngãi – Định của Trường Sơn Nam. Có hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam. Các đỉnh được nối với nhau bởi một hệ thống dông sắc nhọn tạo thành dãy núi Tây Quảng Nam – thượng Kon Tum, bao bọc lấy sườn Bắc và sườn Đông Nam của các sơn nguyên rộng lớn thuộc Tây Nguyên sau này.

Độ dốc địa hình rất lớn phổ biến từ 40 ÷ 450, nhiều nơi độ dốc lên tới 60 ÷ 650, điển hình là các đỉnh Mường Hoong 2.400m, Ngok Tion 2.032m, Ngok Lepho 2.047m, Ngok Pa 2.251m và cao nhất là đỉnh Ngọc Linh 2.604m, từ độ cao 2.604m hạ đột ngột xuống chỉ còn hơn 300m ở thung lũng Đắc Mi. Sườn Tây Nam của khu vực có độ dốc thoải hơn. Độ chênh cao địa hình khơng bị hạ xuống q đột ngột như ở sườn đối diện vì thung lũng sơng Đắc Mek, Đắc Psi, Đắc Na, Đắc Glei. Độ cao tuyệt đối biến động từ 900 ÷ 1200m. Độ chia cắt địa hình phức tạp nhưng độ dốc thoải dần đến kiểu địa hình sơn nguyên và cao nguyên phía Nam huyện Đắc Glei.

3.2.3 Thổ nhƣỡng

Căn cứ vào chỉ tiêu phân chia dạng đất cấp II và nhóm dạng đất đã xác định được 24 dạng thuộc 5 nhóm dạng đất chính có mặt tại KBTTN Ngọc Linh tỉnh Kon Tum. Cụ thể như sau:

3.2.3.1 Nhóm đất mùn vàng nhạt núi cao trên đá phiến sét, biến chất (Hs)

Nhóm đất này có diện tích 4.593,53 ha, chiếm 12,05% tổng diện tích đất tự nhiên KBTTN. Phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực xung quanh đỉnh núi Ngọc Linh, ở độ cao từ 2.000m trở lên, thuộc các xã trong huyện Đăk Glei; Độ dốc phổ biến từ 25 ÷ 300 (cấp III, IV). Đây là vành đai núi cao lạnh đến hơi lạnh, với nhiệt độ < 150C, nhiệt độ tháng lạnh nhất từ 5 ÷ 60C, tháng nóng nhất cũng dưới 200C, lượng mưa năm trên 2.500mm, lượng bốc hơi không quá 500mm. Tất cả các tháng trong năm đều có mây mù che phủ.

Lớp phủ thực vật đơn điệu, thường là các loài cây lá rộng, họ Long Não, họ Dẻ, họ Chè, họ Mộc Lan, họ Hoa Hồng. Các dạng lập địa phổ biến trong nhóm này là: N1IIIHs, N1IVHs, N1VHs, N1VHs.

3.2.3.2 Nhóm đất Feralit mùn nâu đỏ trên đá phiến sét và biến chất (FHs)

Nhóm đất này có diện tích 30.083,71ha, chiếm 78,94% tổng diện tích đất tự nhiên khu bảo tồn. Phân bố ở vành đai từ 1.000 ÷ 2.000m và trải dài trên một miền rộng lớn trong khu bảo tồn, thuộc các xã Mường Hoong, Đắc Man và Ngọc Linh. Khí hậu ở đai cao này ln mát ẩm; nhiệt độ từ 15 ÷ 200C. Lượng mưa từ 2.000 ÷ 2.500mm/năm vì vậy q trình tích lũy nhiều mùn thơ và mức độ Feralit yếu hơn vùng thấp, mức độ tích lũy Al lớn hơn tích lũy Fe.

Phần lớn diện tích ở nhóm đất này vẫn cịn rừng tự nhiên, một số diện tích đã bị tác động nhưng ở mức độ nhẹ. Các dạng lập địa phổ biến trong nhóm đất này là: N2IIFHs+, N2IIFHs, N2IIIFHs, N2IVFHs, N2IVFHs+, N2IVFHs, N1VFHs, N1IVFHs, N1IVFHs, N1VFHs, N1 V FHs

3.2.3.3 Nhóm đất Feralit đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất (Fs)

Nhóm đất này có diện tích 3.274,67 ha, chiếm 8,59% tổng diện tích tự nhiên khu bảo tồn. Phân bố ở độ cao dưới 1.000m, dọc quốc lộ 14A, 14b và dọc thung lũng Đăk Mek. Đất này được phát sinh trong điều kiện lượng mưa có giảm, nhiệt độ khơng khí và mặt đất có tăng hơn, lớp thảm thực bì bị tác động mạnh mẽ hơn 2 đai cao trên.

Đây là những diện tích đã bị tác động mạnh lớp thảm thực bì. Các dạng thổ nhưỡng phổ biến trong nhóm đất này như: N2IIIFs, N2IIIFs+, N2IVFs, N2VFs, N3IIIFs , N3VFs.

3.2.3.4 Đất dốc tụ (T)

Nhóm đất này có diện tích 58,66 ha, chiếm 0,15% tổng diện tích tự nhiên khu bảo tồn. Phân bố rải rác dọc sông Đắc Mek và sông Đắc Pơ Kô thuộc các xã Ngọc Linh Đăk Choong. Đất được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và bồi tụ của các loại đất ở chân sườn thoải hoặc vật liệu Feralit hố được dịng nước mang từ đồi núi kế cận tập trung về nơi thấp của địa hình. Các dạng thổ nhưỡng phổ biến trong nhóm đất này: T1IFs

3.2.3.5 Đất mặt nƣớc sơng suối (MN)

Nhóm đất này có diện tích 98,83 ha, chiếm 0,26% tổng diện tích tự nhiên khu bảo tồn. Phân bố ở các sông suối lớn trong khu vực KBTTN, thường có lòng dốc, thung lũng he ̣p , nước chảy xiết , hiện đang được khai thác xây dựng các nhà máy thủy điện.

3.2.4 Khí hậu

Trong khu vực điều tra là một vùng rừng núi hiểm trở, chưa có trạm khí tượng riêng. Vì vậy số liệu khí tượng thủy văn phải tham khảo các trạm khí tượng trong vùng như trạm khí tượng Trà My, Ba Tơ, Đăk Tô và Kon Tum. Đây là các trạm gần nhất, có khả năng phản ánh điều kiện khí hậu trong vùng một cách khách quan.

Kết quả thống kê cho thấy khu vực KBT TN Ngọc Linh có những nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa của phía Nam Việt Nam, lại mang tính chất của khí hậu cao ngun. Một năm có 02 mùa rõ rệt: Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10.

Bảng 3.4. Tổng hợp các nhân tố khí hậu trong vùng

Nhân tố khí hậu Trà My Ba Tơ Đắk Tô Kon Tum

1. Kiểu khí hậu Nhiệt đới mưa mùa

Nhiệt đới mưa mùa

Nhiệt đới mưa mùa

Nhiệt đới mưa mùa

Nhân tố khí hậu Trà My Ba Tơ Đắk Tô Kon Tum

Mùa khô 2-3 2-4 11-3 năm sau 11-3 năm sau

2. Nhiệt độ trung bình năm 24,3 0c 25,30c 22,30c 23,40c Nhiệt độ cực đại tuyệt đối 40,5 0c (4) 40,40c (4) 37,90c (4) 390c (5) Nhiệt độ cực tiểu tuyệt đối 10,9 0c (12) 12,30c (1) 3,40c (1) 5,50c (1) 3. Tổng lượng mưa 3840,8 mm 3607,8 mm 3840,8 mm 1804,6 mm Lượng mưa cực đại 4146,0 mm 4800,0 mm 4146,0 mm 4146,0 mm Lượng mưa cực tiểu 2029,0 mm 2300,0 mm 2029,0 mm 2029,0 mm 4. Độ ẩm khơng khí trung bình 86% 84% 80% 78% 5. Bốc hơi (mm) 728 867 1232 1533 6. Tọa độ các trạm: Vĩ độ Bắc 15 021’ 14046’ 14042’ 14030’ Kinh độ Đông 108013’ 108043’ 107049’ 108001’ Độ cao (m) 200 150 650 536

Nguồn: Tập số liệu khí tượng thủy văn Việt Nam

Kết quả thống kê Bảng 3.4 cho thấy một số yếu tố khí hậu trong vùng như sau:

Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm từ (22 ÷ 250C), biên độ nhiê ̣t đô ̣ dao đơ ̣ng trong ngày từ 8 ÷ 90C; nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 17 ÷ 180C (tháng 1), thấp nhất tuyệt đối < 50C; Nhiệt độ tối cao 390

C.

Chế độ mƣa: lượng mưa trung bình hàng năm từ khoảng 1.800 ÷ 3.800 mm,

chủ yếu trong mùa mưa chiếm từ 85 ÷ 90 % lượng mưa cả năm và xuất hiện lũ lớn, thường tập trung vào tháng 7 và tháng 8, gió chủ yếu theo hướng Tây Nam .

Chế độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm từ 85 ÷ 90%; cao nhất là tháng 8 và

tháng 9 (khoảng 90%), mùa khô lượng bốc hơi lớn , độ ẩm giảm mạnh , thấp nhất là tháng 3 (khoảng 66%).

Chế độ gió: Mùa khơ có gió Đơng Bắc thổi mạnh, thường gây khơ hạn trong

vùng; mùa mưa có gió Tây Nam và thường xuất hiện gió bão và tập trung vào tháng 9, tháng 10 hàng năm. Các hiện tượng gió lốc, mưa đá thường xảy ra vào đầu mùa mưa (tháng 5) với khoảng từ 2 ÷ 3 cơn gió lốc và mưa đá.

3.2.5 Thủy văn

Vùng núi Ngọc Linh là đầu nguồn của một số hệ thống sơng chính trong khu vực như sau:

Hệ thủy sông Đắk Mek: Bắt đầu từ đỉnh Ngọc Linh 2.598m, Ngọc Pâng

2.327m chảy qua các địa phận các xã Ngọc Linh, Đăk Choong, Mường Hoong và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động đối với đa dạng sinh học của tuyến đường hồ chí minh đoạn qua khu bảo tồn thiên nhiên ngọc linh và đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực lên khu bảo tồn (Trang 30)