Tổng hợp trang thiết bị của KBTTN Ngọc Linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động đối với đa dạng sinh học của tuyến đường hồ chí minh đoạn qua khu bảo tồn thiên nhiên ngọc linh và đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực lên khu bảo tồn (Trang 33 - 37)

TT Trang thiết bị Số lƣợng Tình trạng Ghi chú

1 Ơ tơ Ford 01 Cũ

2 Ơ tơ U-oat 01 Hết lưu hành

3 Xe máy 14 50% HKL 07 chiếc

4 Máy tính (bộ) 11 Cũ HKL 02 bộ

Máy tính xách tay 02 Cũ

5 Máy chiếu Projecter 01 Cũ

6 Máy Photocoppy 01 Cũ

7 Máy định vị GPS 05 Cũ HKL 04 chiếc

8 Ống nhòm 04 Cũ HKL 04 chiếc

9 Địa bàn cầm tay 04 Cũ HKL 04 chiếc

10 Dùi cui điện 05 Cũ

Nguồn: Ban quản lý Khu BTTN Ngọc Linh năm 2010.

Kết quả thống kê Bảng 3.3 trên cho thấy trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động quản lý tài nguyên rừng tại KBTTN Ngọc Linh cịn thiếu và hầu hết ở trong tình trạng cũ. Đây cũng là một trong những hạn chế, khó khăn cho công tác nghiên cứu, bảo vệ tài nguyên rừng và ĐDSH cũng như thực hiện các chức năng, mục tiêu và nhiệm vụ của KBT.

3.2 Điều kiện tự nhiên, KTXH và các giá trị ĐDSH của KBTTN Ngọc Linh 3.2.1 Vị trí địa lý 3.2.1 Vị trí địa lý

KBTTN Ngọc Linh có diện tích 38.109,4 (diện tích sau rà sóat) trên địa phận hành chính của 05 xã: Xốp, Đăk Man, Đăk Choong, Mường Hoong, Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum.

- Toạ độ địa lý: Từ 150 00' 00'' đến 150 18' 00'' Vĩ độ. Từ 1070 41' 00'' đến 1080 01' 00'' Kinh độ - Phạm vi ranh giới:

o Phía Bắc giáp huyện Giằng, huyện Phước Sơn của tỉnh Quảng Nam. o Phía Tây giáp các xã Đắk Plô, Đăk Nhoong, Đăk Pek và thị trấn Đăk

Glei, huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum.

o Phía Nam giáp xã Đăk Na, Măng Ri và xã Ngọc Lây huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

o Phía Đơng giáp huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam

3.2.2 Địa hình

Địa hình KBTTN Ngọc Linh nằm trong vùng núi cao của vùng núi cực Nam Trung Bộ, nối tiếp với mạch núi Nam – Ngãi – Định của Trường Sơn Nam. Có hướng chính là Tây Bắc – Đơng Nam. Các đỉnh được nối với nhau bởi một hệ thống dông sắc nhọn tạo thành dãy núi Tây Quảng Nam – thượng Kon Tum, bao bọc lấy sườn Bắc và sườn Đông Nam của các sơn nguyên rộng lớn thuộc Tây Nguyên sau này.

Độ dốc địa hình rất lớn phổ biến từ 40 ÷ 450, nhiều nơi độ dốc lên tới 60 ÷ 650, điển hình là các đỉnh Mường Hoong 2.400m, Ngok Tion 2.032m, Ngok Lepho 2.047m, Ngok Pa 2.251m và cao nhất là đỉnh Ngọc Linh 2.604m, từ độ cao 2.604m hạ đột ngột xuống chỉ còn hơn 300m ở thung lũng Đắc Mi. Sườn Tây Nam của khu vực có độ dốc thoải hơn. Độ chênh cao địa hình khơng bị hạ xuống q đột ngột như ở sườn đối diện vì thung lũng sơng Đắc Mek, Đắc Psi, Đắc Na, Đắc Glei. Độ cao tuyệt đối biến động từ 900 ÷ 1200m. Độ chia cắt địa hình phức tạp nhưng độ dốc thoải dần đến kiểu địa hình sơn nguyên và cao nguyên phía Nam huyện Đắc Glei.

3.2.3 Thổ nhƣỡng

Căn cứ vào chỉ tiêu phân chia dạng đất cấp II và nhóm dạng đất đã xác định được 24 dạng thuộc 5 nhóm dạng đất chính có mặt tại KBTTN Ngọc Linh tỉnh Kon Tum. Cụ thể như sau:

3.2.3.1 Nhóm đất mùn vàng nhạt núi cao trên đá phiến sét, biến chất (Hs)

Nhóm đất này có diện tích 4.593,53 ha, chiếm 12,05% tổng diện tích đất tự nhiên KBTTN. Phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực xung quanh đỉnh núi Ngọc Linh, ở độ cao từ 2.000m trở lên, thuộc các xã trong huyện Đăk Glei; Độ dốc phổ biến từ 25 ÷ 300 (cấp III, IV). Đây là vành đai núi cao lạnh đến hơi lạnh, với nhiệt độ < 150C, nhiệt độ tháng lạnh nhất từ 5 ÷ 60C, tháng nóng nhất cũng dưới 200C, lượng mưa năm trên 2.500mm, lượng bốc hơi không quá 500mm. Tất cả các tháng trong năm đều có mây mù che phủ.

Lớp phủ thực vật đơn điệu, thường là các loài cây lá rộng, họ Long Não, họ Dẻ, họ Chè, họ Mộc Lan, họ Hoa Hồng. Các dạng lập địa phổ biến trong nhóm này là: N1IIIHs, N1IVHs, N1VHs, N1VHs.

3.2.3.2 Nhóm đất Feralit mùn nâu đỏ trên đá phiến sét và biến chất (FHs)

Nhóm đất này có diện tích 30.083,71ha, chiếm 78,94% tổng diện tích đất tự nhiên khu bảo tồn. Phân bố ở vành đai từ 1.000 ÷ 2.000m và trải dài trên một miền rộng lớn trong khu bảo tồn, thuộc các xã Mường Hoong, Đắc Man và Ngọc Linh. Khí hậu ở đai cao này ln mát ẩm; nhiệt độ từ 15 ÷ 200C. Lượng mưa từ 2.000 ÷ 2.500mm/năm vì vậy q trình tích lũy nhiều mùn thơ và mức độ Feralit yếu hơn vùng thấp, mức độ tích lũy Al lớn hơn tích lũy Fe.

Phần lớn diện tích ở nhóm đất này vẫn cịn rừng tự nhiên, một số diện tích đã bị tác động nhưng ở mức độ nhẹ. Các dạng lập địa phổ biến trong nhóm đất này là: N2IIFHs+, N2IIFHs, N2IIIFHs, N2IVFHs, N2IVFHs+, N2IVFHs, N1VFHs, N1IVFHs, N1IVFHs, N1VFHs, N1 V FHs

3.2.3.3 Nhóm đất Feralit đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất (Fs)

Nhóm đất này có diện tích 3.274,67 ha, chiếm 8,59% tổng diện tích tự nhiên khu bảo tồn. Phân bố ở độ cao dưới 1.000m, dọc quốc lộ 14A, 14b và dọc thung lũng Đăk Mek. Đất này được phát sinh trong điều kiện lượng mưa có giảm, nhiệt độ khơng khí và mặt đất có tăng hơn, lớp thảm thực bì bị tác động mạnh mẽ hơn 2 đai cao trên.

Đây là những diện tích đã bị tác động mạnh lớp thảm thực bì. Các dạng thổ nhưỡng phổ biến trong nhóm đất này như: N2IIIFs, N2IIIFs+, N2IVFs, N2VFs, N3IIIFs , N3VFs.

3.2.3.4 Đất dốc tụ (T)

Nhóm đất này có diện tích 58,66 ha, chiếm 0,15% tổng diện tích tự nhiên khu bảo tồn. Phân bố rải rác dọc sông Đắc Mek và sông Đắc Pơ Kô thuộc các xã Ngọc Linh Đăk Choong. Đất được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và bồi tụ của các loại đất ở chân sườn thoải hoặc vật liệu Feralit hố được dịng nước mang từ đồi núi kế cận tập trung về nơi thấp của địa hình. Các dạng thổ nhưỡng phổ biến trong nhóm đất này: T1IFs

3.2.3.5 Đất mặt nƣớc sơng suối (MN)

Nhóm đất này có diện tích 98,83 ha, chiếm 0,26% tổng diện tích tự nhiên khu bảo tồn. Phân bố ở các sông suối lớn trong khu vực KBTTN, thường có lòng dốc, thung lũng he ̣p , nước chảy xiết , hiện đang được khai thác xây dựng các nhà máy thủy điện.

3.2.4 Khí hậu

Trong khu vực điều tra là một vùng rừng núi hiểm trở, chưa có trạm khí tượng riêng. Vì vậy số liệu khí tượng thủy văn phải tham khảo các trạm khí tượng trong vùng như trạm khí tượng Trà My, Ba Tơ, Đăk Tơ và Kon Tum. Đây là các trạm gần nhất, có khả năng phản ánh điều kiện khí hậu trong vùng một cách khách quan.

Kết quả thống kê cho thấy khu vực KBT TN Ngọc Linh có những nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa của phía Nam Việt Nam, lại mang tính chất của khí hậu cao ngun. Một năm có 02 mùa rõ rệt: Mùa khơ kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động đối với đa dạng sinh học của tuyến đường hồ chí minh đoạn qua khu bảo tồn thiên nhiên ngọc linh và đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực lên khu bảo tồn (Trang 33 - 37)