Các loài thú bị bẫy bắt tại KBTTN Ngọc Linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động đối với đa dạng sinh học của tuyến đường hồ chí minh đoạn qua khu bảo tồn thiên nhiên ngọc linh và đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực lên khu bảo tồn (Trang 74)

TT Loài SĐVN

2007

Mức độ tác động ít Trung bình Nhiều

1 Lợn rừng – Sus scrofa x

2 Don - Atherurus macrourus x

3 Cheo cheo - Tragulus javanicus VU x

4 Cu li nhỏ - Nycticebus pygmaeus VU x

5 Gấu chó – Ursus malayanus EN x

6 Hoẵng - Muntiacus muntjak x

7 Khỉ các loại - Macaca spp. x

TT Loài SĐVN 2007

Mức độ tác động ít Trung bình Nhiều

bengalensis

9 Chuột các loại – Bandicota sp.,

Ruttus sp.

x

10 Nhím - Malayan porcupine VU 11 Tê tê - Manis javanicus

Ghi chú: Tình trạng IUCN 2006: EN - (Endangred): Lồi bị đe doạ nghiêm trọng; VU (Vulnerable) - sắp bị đe doạ nghiêm trọng.

Theo kết quả thống kê trong Bảng 3.12, trong số đó thì các lồi thú như Lợn rừng, Don, Hỗng, Cheo cheo, Khỉ, chuột là các lồi thú bị bẫy bắt nhiều nhất. Các loài thú khác như Gấu chó, Cu li nhỏ, Mèo rừng số lượng bẫy bắt ít hơn do số lượng các lồi này trong tự nhiên đã bị suy giảm, tần suất bắt gặp thấp. Trong 11 loài thú hay bị bẫy bắt tại KBTTN Ngọc Linh có 3 lồi xếp hạng VU: sắp bị đe doạ nghiêm trọng, 1 loài xếp hạng EN: loài bị đe doạ nghiêm trọng.

Việc khai thác quá mức, tập trung ở một số loài như Mèo rừng, Gấu chó, Mang, Sơn dương, các lồi linh trưởng đã làm cho kích thước quần thể của chúng suy giảm nghiêm trọng [16], một số lồi có khả năng sinh sản nhanh, phân bố rộng như Lợn rừng, Don và một số lồi động vật có kích thước nhỏ khác mặt dù kích thước quần thể suy giảm nhưng tần xuất bắt gặp vẫn cịn cao hơn so với các lồi khác.

Các loài chim người dân thường săn bắt để ni trong gia đình và trao đổi làm vật cảnh trong nhà như: Cu ngói – Streptopelia tranquebarica, Chích chịe lửa – Copsychus malabaricus, Họa mi – Garrulax canorus... và thậm chí có cả cao cát

bụng trắng như (hình 3.8).

Các lồi bị sát hay bị người dân bẫy bắt là Rồng đất - Physignathu cocincinus, Tê tê - Manis javanica, rùa, rắn, ếch núi… các loài thú này chủ yếu bẫy

được để bán cho khách trong vùng, những con chết được người dân giữ lại làm thực phẩm do bán khơng được giá.

Hình 3.6. Mẫu sọ thú chụp tại nhà A Mái xóm 4 xã Đăk Man Ảnh: Phạm Ngọc Bẩy (trái), Đặng Thăng Long (phải)

Hình 3.7. Hai con chim cao cát bụng trắng bị ngƣời dân bẫy bắt Ảnh: Đặng Thăng Long

Mặc dù hoạt động săn bắt động vật hoang dã trong vùng được ban lãnh đạo của KBTTN Ngọc Linh đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm số lượng, mật độ và thành phần loài động vật nơi đây, đẩy một số loài trong khu vực vào nguy cơ bị tiêu diệt. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê các vụ vi phạm tại KBTTN cho thấy số vụ vi phạm về săn bắt động vật hoang dã tại KBTTN Ngọc Linh bị lực lượng kiểm lâm phát hiện và bắt giữ khá khiêm tốn. Dưới đây là tổng hợp các vụ săn bắt động vật được Hạt kiểm lâm KBTTN thống kê qua các năm từ 2003- 2011:

o Năm 2006, tại xã Đăk Choong phát hiện 1 vụ vi phạm mang dụng cụ vào rừng bẫy bắt động vật.

o Năm 2007, tại xã Đăk Man phát hiện 1 vụ vi phạm mang dụng cụ vào rừng bẫy bắt động vật

o Năm 2009, tại xã Mường Hoong có 2 vụ vi phạm mang dụng cụ vào rừng bẫy bắt động vật.

o Năm 2009, trên trục đường HCM tại xã Đăk Man phát hiện và bắt giữ 01 vụ vi phạm 7,5 kg động vật.

o Năm 2011, tại xã Xốp phát hiện 2 vụ vi phạm mang dụng cụ vào rừng bẫy bắt động vật.

Phỏng vấn một số thợ săn và người dân ở các thôn Tu Chiêu, thôn Làng Mới xã Mường Hoong, thôn Đông Nây, Măng khôn xã Đăk Man như anh A Mái thợ săn ở xóm 4 và anh A Đẹp ở xóm 2 xã Đăk Man cho biết trước đây trong khu vực có nhiều lồi động vật hoang dã (từ khoảng năm 2000 trở về trước) chỉ cần đi khoảng 1-2 km đã bắt được thú, một năm trung bình các anh bắt được 20-30 con thú như cheo, lợn rừng, mang… nhưng hiện nay (2011) một năm chỉ bắt được 2-3 con thú nhỏ như cheo cheo, lợn, mang… mà phải đi rất xa 9 – 10km đường rừng, thậm chí vài ngày do các lồi thú chỉ cịn ở những vùng sâu, xa trong KBTTN và số lượng ít đi nhiều. Các lồi động vật hoang dã hiện nay thường bắt được chủ yếu là chuột, dơi…

Theo các thợ săn cho biết trước đây đường HCM chưa đi vào hoạt động, các đường nhánh chưa phát triển, việc đi lại khó khăn, người dân trong vùng săn bắt thú chủ yếu là làm thực phẩm (một phần nhỏ để bán hoặc trao đổi trong thôn, xã) hoặc bẫy bắt thú bảo vệ mùa màng khỏi bị phá hoại, nhưng từ khi giao thông phát triển người dân không phải chỉ đơn thuần bẫy bắt động vật hoang dã làm thực phẩm trong gia đình mà chủ yếu mang bán ở thị trấn hoặc bán cho những người buôn bán động vật do nhu cầu lớn, giá cao nên lượng thú khai thác nhiều vì vậy số lượng động vật hoang dã trong vùng giảm đi nhanh chóng.

- Hoạt động khai thác gỗ

Những hoạt động khai thác tài nguyên thực vật trong khu vực KBTTN Ngọc Linh khá đa dạng. Tùy thuộc vào mục đính sử dụng, giá trị sản phẩm đem lại mà

nhóm lồi này hay nhóm lồi kia bị tác động nhiều hay ít. Danh sách các loài cây gỗ, mức độ tác động và địa điểm bị tác động được thể hiện ở Bảng 3.13 dưới đây:

Bảng 3.13. Những loài cây gỗ thƣờng bị khai thác trong vùng

TT Loài thực vật bị tác động Mức độ tác động Khu vực bị tác động 1 2 3

1 Giổi-Michelia sp. x - Dọc theo hai bên đường HCM, phần chia cắt và tiếp giáp thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phục hồi sinh thái và đường nhánh đi xã Đăk plô.

a) Khu vực tác động mạnh:

- Tiểu khu: 19 – khoảnh:1, 2,5, 6, 7 - Tiểu khu: 21 – khoảnh: 4,5

- Tiểu khu:22 – khoảnh: 3,7,8 - Tiểu khu: 24 – khoảnh:1

b) Khu vực tác động ít:

- Tiểu khu: 16 – khoảnh: 1, 2, 4, 6, 8 - Tiểu khu: 17 – khoảnh: 8

- Tiểu khu: 8 – khoảnh: 1,5 2 Thông 3 lá-Pinus kesyia x 3 Xoan đào-Prunus arborea x 4 Thông nàng- Dacrycarpus imbricatus x 5 Chắp tay- Beilschmiedia sp. x 6 Bời lời-Litsea spp. x 7 Dẻ các loại-Quercus spp., Castanopsis spp., Lithocarpus spp. x

Nguồn: Hạt KL KBTTN Ngọc Linh và khảo sát hiện trường năm 2011. Ghi chú: 1_Nhiều; 2_Trung bình và 3_Ít;

Dựa trên kết quả điều tra trên 06 ôtc, chúng tôi thống kê được 09 gốc chặt trong đó có 02 gốc chặt mới và được nhân viên kiểm lâm trạm Đăk Man phát hiện xử lý gần đây. Các loài cây bị khai thác trong ôtc là Chắp tay, Thông nàng, Xoan đào (phụ lục I).

Phần lớn diện tích bảo tồn thuộc vùng núi cao nên các loài cây gỗ có giá trị kinh tế phân bố trong vùng thường nghèo về thành phần loài và trữ lượng thấp hơn nhiều so với vùng Sông Thanh liền kề. Xuất phát nguyên nhân trên nên quy mô và

mức độ khai thác thường mang tính chất manh mún và nhỏ lẻ. Sản phẩm chủ yếu được dùng cho nhu cầu tại chỗ như dựng nhà, làm đồ gia dụng…

Kết quả thống kê Bảng 3.13 và kết quả điều tra trên các ôtc và các tuyến trong quá trình khảo sát hiện trường cho thấy phần lớn các vùng đã và đang bị khai thác gỗ là những nơi có vị trí gần tuyến đường HCM cũng như các tuyến đường nhánh liên xã nối liền với đường HCM.

Gốc Xoan đào - Prunus arborea, phát hiện tại ô số 3;

Khai thác gỗ cạnh đường Đăk Plô, phát hiện tại Tuyến 2;

Gốc cây Chắp tay - Beilschmiedia sp,

phát hiện tại ô số 1;

Điểm khai thác gỗ TK 21-Phân khu BVNN, phát hiện tại tuyến số 2;

Hình 3.8. Một số hoạt động khai thác tài nguyên rừng phát hiện đƣợc tại các ôtc, tuyến nghiên cứu năm 2011 (Ảnh: Lê Mạnh Tuấn)

Dưới đây là tổng hợp các khai thác và vận chuyển gỗ trên địa bàn được Hạt kiểm lâm KBTTN thống kê qua các năm từ 2003- 2011:

o Năm 2007 phát hiện 03 vụ mua bán, vận chuyển lâm sản bao gồm 0,1kg Sâm ngọc linh và 0,86 m3

o Năm 2008 phát hiện 01 vụ vận chuyển lâm sản trên đường HCM khu vực xã Đăk Man với khối lượng 1,588 m3

gỗ tròn và 3,802 m3 gỗ xẻ.

o Năm 2010 phát hiện 04 vụ vi phạm mua bán vận chuyển lâm sản, tang vật thu được gồm 13, 906 m3

gỗ. Trong đó tại xã Mường Hoong 01 vụ, trên đường HCM đoạn ngã ba Đăk Tả xã Đăk Man 03 vụ.

- Khai thác củi

Gỗ củi là một trong những nhu cầu thiết yếu trong vùng. Các hộ trong vùng chủ yếu dùng gỗ củi để đun nấu trong sinh hoạt và trong chăn nuôi.

Hình 3.9. Khai thác củi của ngƣời dân địa phƣơng xã Đắk Man

Hình 3.10: Củi đƣợc cất trữ trong nhà dân xã Đăc Man

Ảnh: Phạm Ngọc Bẩy

Củi được khai thác trong các đối tượng rừng đặc dụng và rừng phịng hộ tại những vị trí thuận tiện, gần đường dễ khai thác, vận chuyển. Lượng củi khai thác được người dân hồn tịan sử dụng cho nhu cầu của gia đình mà khơng bn bán trên thị trường. Qua phỏng vấn người dân cho biết củi được đốt suốt ngày đặc biệt là vào mùa đơng. Trung bình 1 bó củi sử dụng được 2-3 ngày, 01 tháng một hộ sử dụng khoảng 10 bó. Như vậy ước tính trung bình 01 hộ sử dụng 16-20 ster gỗ củi/tháng trong sinh hoạt, tương ứng 192 – 240 ster gỗ củi/năm. Vậy với 2.509 hộ vùng lõi KBTTN cho thấy số lượng củi dùng trong sinh hoạt hàng ngày của người dân là rất lớn. Đây là một trong những sức ép lớn đến công tác quản lý, bảo vệ rừng trong vùng.

Thu hái lâm sản ngoài gỗ là một phần không thể thiếu đối với người dân trong vùng với thói quen và một phần đời sống dựa vào những sản phẩm từ rừng. Trước đây, các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ chủ yếu được thu hái để sử dụng cho nhu cầu của gia đình, nhưng ngày nay do nhu cầu thị trường ngày càng tăng, các lâm sản ngồi gỗ đã trở thành hàng hố và bị khai thác khá mạnh trên diện rộng.

Các lâm sản ngoài gỗ đã và đang bị khai thác khá phong phú về chủng loại và thành phần: cây thuốc, song mây, sâm Ngọc Linh, mật ong, tre nứa, măng…. Thành phần, mức độ và vị trí một số lồi LSNG bị khai thác tại KBTTN Ngọc Linh.

Bảng 3.14. Tình hình khai thác các lâm sản ngoài gỗ trong KBTTN T T T Loài LSNG bị khai thác Mức độ tác động SĐVN 2007 Địa điểm tác động 1 2 3

1 Song bột - Calamus poilanei x EN - Dọc theo hai bên đường HCM, phần chia cắt và tiếp giáp thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phục hồi sinh thái và đường nhánh đi xã Đăk Plô. a) Khu vực tác động mạnh: - Tiểu khu: 19 – khoảnh:1, 2,5, 6, 7 - Tiểu khu: 21 – khoảnh: 4,5 - Tiểu khu:22 – khoảnh: 3,7,8 2 Sâm ngọc linh- Panax vietnamensis x VU 3 Vằng đắng- Coscinium fenestratum x 4 Sa nhân-Amomum villosum x 5 Cẩu tích-Cibotium barometz x 6 Dây huyết rồng -Spatholobus harmandii x 7 Đót-Thysanolaena maxima x 8 Lá dong – Phrynium placentarium x 9 Đẳng sâm – Codonopsis javanica x

10 Lan kim tuyến-

Anoectochilus spp.

T T Loài LSNG bị khai thác Mức độ tác động SĐVN 2007 Địa điểm tác động 1 2 3

11 Mây nước-Flagellaria indica x - Tiểu khu: 24 – khoảnh:1 b) Khu vực tác động ít: - Tiểu khu: 16 – khoảnh: 1, 2, 4, 6, 8 - Tiểu khu: 17 – khoảnh: 8 - Tiểu khu: 8 – khoảnh: 1,5 12 Tre nứa-Bambusa spp. x 13 Mật ong x 14 Cây thuốc x 15 Vỏ bời lời x

16 Dây chim chuột x

17 Tiêu rừng x

Nguồn: Hạt KL KBTTN Ngọc Linh và khảo sát hiện trường năm 2011. Ghi chú: 1_Nhiều; 2_Trung bình và 3_Ít

Trong số các loài lâm sản ngoài gỗ thường được nhân dân khai thác có đến 4 lồi nằm trong sách đỏ Việt Nam 2007 như: Song bột - Canamus poilanei, Đẳng

sâm - Codonopsis javanica thuộc cấp EN – Endangered (Nguy cấp) và Sâm ngọc linh - Panax vietnamensis cấp VU – Vulnerable (Sắp bị tuyệt chủng). Hơn thế một số loài như Sâm ngọc linh, Đẳng sâm và các loài Lan kim tuyến trong Nghị định 32 được pháp luật bảo vệ thuộc nhóm IIA.

Trái ngược khai thác gỗ, hoạt động khai thác Lâm sản ngoài gỗ và phá rừng làm rẫy diễn ra thường xuyên hơn. Lý giải cho hiện tượng trên được xác định 03 nguyên nhân căn bản: (1) Trên địa bàn 05 xã thuộc vùng lõi được bao bọc bởi lớp thảm thực vật khá lớn và có độ dốc cao dẫn đến thiếu hụt đất canh tác nơng nghiệp; (2) Đời sống KTXH các xã cịn nhiều khó khăn và chịu nhiều sức ép gia tăng dân số; (3) Trong vùng có một vài đặc sản rừng mang lại lợi ích kinh tế rất lớn, có giá cao và nhu cầu lớn trên thị trường như Sâm ngọc linh, một số loại LSNG mang lại

giá trị kinh tế thấp nhưng bù lại sản phẩm này phân bố phổ biến hơn như: Đót, lá dong, măng tre, dây huyết rồng - Spatholobus harmandii, cẩu tích,…

a). Sâm Ngọc linh - Panax vietnamensis

b). Đẳng sâm - Codonopsis javanica

c). Lan kim tuyến - Anoectochilus spp.

d). Dây huyết rồng - Spatholobus harmandii

Hình 3.11 Một số lâm sản ngồi gỗ thƣờng bị khai thác mạnh ở KBTTN (Ảnh: Lê Mạnh Tuấn)

Bảng 3.15. Phân bố và diễn biến LSNG từ khi thành lập khu BTTN

TT Loại LSNG Nơi khai thác Khi thành lập KBTTN 2000 Năm 2009 Trữ lƣợng ở rừng Số lƣợng khai thác Trữ lƣợng ở rừng Số lƣợng Khai thác

1 Mây RG, RN xxx 40sợi/ngày x 15sợi/ngày

2 Tre trúc RG, RN xxx xxx

3 Cây thuốc RG, RN xx x

TT Loại LSNG Nơi khai thác Khi thành lập KBTTN 2000 Năm 2009 Trữ lƣợng ở rừng Số lƣợng khai thác Trữ lƣợng ở rừng Số lƣợng Khai thác

5 Mật ong RG xx 4-5L/ngày x 2-3L/ngày

6 Vỏ Bời lời RG, RN xxx 30kg/ngày x 10kg/ngày

7 Đót RN xxx 1bó/ngày xxx 1-3bó/ngày

8 Lá kim

tuyến RG xx

0.5kg/ngày

x 0.2kg/ngày

Nguồn: Dự án tăng cường bảo vệ rừng bằng việc thành lập các tổ bảo vệ rừng thôn bản và các cơ chế chia sẻ lợi ích ở KBTTN Ngọc Linh, năm 2009 Ghi chú: xxx: trữ lượng nhiều; xx: trung bình; x: ít

Như vậy có thể nói việc nâng cấp, vận hành đường HCM cùng với việc phát triển hệ thống giao thơng trong vùng góp một phần gián tiếp trong các nguyên nhân làm gia tăng hiện tượng khai thác, vận chuyển lâm sản trong vùng: như động vật, gỗ, củi, đặc biệt là đối với các loài lâm sản ngoài gỗ bị ảnh hưởng và tác động trên qui mô rộng trong và ngoài KBTTN, ảnh hưởng đến công tác bảo vệ tài nguyên rừng và ĐDSH của KBTTN.

3.4.2.5 Thực vật ngoại lai

KBTTN Ngọc Linh được bao bọc bởi lớp thảm thực vật nguyên sinh, thứ sinh và phục hồi trên 89,5% diện tích tự nhiên nên các lồi sinh vật ngoại lai nhất là thực vật ít có cơ hội phát triển. Quá trình điều tra, nghiên cứu cho thấy có một số lồi thực vật ngoại lai bắt đầu xuất hiện trong vùng, trong đó chủ yếu là một số lồi như:

- Cỏ lào - Chromolaena odorata, - Mai dương - Mimosa pigra, - Ngũ sắc - Lantana camara, - Cỏ tranh - Imperata cylindrica - Dây bìm bìm - Impomoea sp

Các loài này chủ yếu xuất hiện rải rác hai bên đường nơi khơng có lớp thảm thực vật che phủ cùng một số điểm trên đất trống Ia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động đối với đa dạng sinh học của tuyến đường hồ chí minh đoạn qua khu bảo tồn thiên nhiên ngọc linh và đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực lên khu bảo tồn (Trang 74)