THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian, địa điểm và đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1 Thời gian nghiên cứu chia làm 2 đợt
- Đợt 1: từ ngày 07-21/3/2011 thực hiện điều tra thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, ĐDSH và KTXH tại KBTTN Ngọc Linh.
- Đợt 2: từ tháng 5-6/2011 thực hiện điều tra ngoại nghiệp tại KBTTN Ngọc Linh tại các ôtc và theo các tuyến.
2.1.2 Đối tƣợng nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, đề tài tập trung vào đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường HCM đối với ĐDSH của KBTTN Ngọc Linh về một số lĩnh vực như sau:
- Các lồi thực vật bậc cao có mạch.
- Các lồi động vật có xương sống trên cạn (thuộc các lớp thú, chim, bò sát, lưỡng cư).
- Một số hệ sinh thái rừng đặc trưng.
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu
Việc thu thập thông tin được thực hiện ở văn phòng KBTTN Ngọc Linh, chính quyền địa phương các xã Đăk Man, Xốp, Ngọc Linh, Mường Hoong, Đăk Choong, người dân địa phương và các tổ chức, cơ quan liên quan.
Dựa trên kết quả tham vấn cán bộ KBTTN cho biết tình hình xâm hại tài nguyên rừng trong thời gian gần đây diễn ra khá phức tạp và ngày càng trở nên nghiêm trọng như các hoạt động phá rừng làm nương, khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và săn bắt động vật hoang dã. Đặc biệt xã Đăk Man là xã có vị trí nằm trên trục đường HCM là một trong những điểm phức tạp trong công tác bảo vệ tài nguyên rừng và ĐDSH của KBTTN.
Vì vậy trong khn khổ luận văn này, chúng tơi tiến hành lựa chọn một số tuyến trên cơ sở dễ dàng tiếp cận từ trục đường HCM để tiến hành khảo sát các hoạt
hiệu các vụ vi phạm về khai thác tài nguyên rừng, xâm lấn đất rừng hoặc các vị trí có nguy cơ bị tác động do khả năng tiếp cận dễ dàng đối với tài nguyên rừng của KBTTN từ trục đường HCM, chúng tơi tiến hành lập các ơtc với kích thước 20 x 25 =500 m2 để thu thập thơng tin về loại hình vi phạm, mức độ, thành phần các loài động thực vật bị khai thác.
Do điều kiện thời gian và kinh phí có hạn nên trong khuôn khổ luận văn chúng tôi mới chỉ tiến hành lập được 06 ôtc và 04 tuyến khảo sát. Vị trí của các ơtc và các tuyến được bố trí như sau:
- Ơ số 1 có tọa độ VN 2000 (X: 0790071; Y: 1685643) thuộc khoảnh 1 tiểu khu 21. Trạng thái rừng: IIIa3.
- Ơ số 2 có tọa độ VN 2000 (X: 0791023; Y: 1685510) thuộc khoảnh 2 tiểu khu 21. Trạng thái rừng: IIIa3.
- Ơ số 3 có tọa độ VN 2000 (X: 0791713; Y: 1685023) thuộc khoảnh 4 tiểu khu 21. Trạng thái rừng: IIIa3.
- Ô số 4 có tọa độ VN 2000 (X: 0792110,3; Y: 1686085) thuộc khoảnh 6 tiểu khu 19. Trạng thái rừng: IIIa3.
- Ơ số 5 có tọa độ VN 2000 (X: 0792575; Y: 1689757) thuộc khoảnh 1 tiểu khu 18. Trạng thái rừng: IIIa3.
- Ô số 6 có tọa độ VN 2000 (X: 0796747; Y: 1681259) thuộc khoảnh 8 tiểu khu 22. Trạng thái rừng phục hồi thường xanh.
- Tuyến 1: Chiều dài tuyến khoảng 4,8 km. Điểm đầu từ ngã ba Đăk Plô theo trục đường đến xã Đăk Plơ đến tọa độ vị trí ơtc số 03 và tiếp tục qua suối Đăk Sê kết thúc tại ôtc số 04.
- Tuyến 2: Chiều dài tuyến khoảng 3 km. Điểm đầu từ vị trí ơtc số 03 đến điểm cuối là ranh giới xã Đăk Plô.
- Tuyến 3: Chiều dài tuyến khoảng 9,5 km. Điểm đầu từ ngã ba Đăk Plô dọc đường HCM về phía Bắc của KBTTN đến điểm cuối là ôtc số 05.
- Tuyến 4: Chiều dài tuyến khoảng 12 km. Điểm đầu từ ngã ba Đăk Plô theo đường HCM về phía Nam của KBT tới điểm cuối là ơtc số 06.
Hình 2.1. Sơ đồ ơtc, tuyến điều tra
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1 Kế thừa tài liệu
Các tư liệu, thông tin liên quan đến KBTTN như bản đồ, đặc điểm điều kiện tự nhiên, KTXH, ĐDSH, tình hình quản lý tài nguyên rừng và số liệu thống kê các vụ vi phạm tại KBTTN Ngọc Linh trong các năm từ 2003 – 9/2011 được thu thập
tại các cơ quan, đơn vị: BQL KBTTN Ngọc Linh, Hạt kiểm lâm KBTTN, một số cơ quan, tổ chức, dự án liên quan, Viện Điều tra Qui hoạch Rừng, UBND huyện Đăk Glei, UBND các xã Xốp, ĐăkMan, Đăk choong, Ngọc Linh, Mường Hoong và một số người dân trong vùng.
2.2.2 Điều tra tại thực địa
2.2.2.1 Đánh giá ảnh hƣởng của tuyến đƣờng HCM đối với KTXH của ngƣời dân trong vùng và công tác bảo vệ tài nguyên rừng, ĐDSH của KBTTN
Thu thập số liệu thống kê về hiện trạng KTXH như dân số, dân tộc, cơ sở hạ tầng ... của người dân các xã vùng đệm của KBTTN so sánh với kết quả điều tra tình hình KTXH của các xã trong vùng trong thời gian xây dựng dự án đầu tư KBTTN Ngọc Linh năm 1998 [27] trước khi đường HCM được nâng cấp và đưa vào sử dụng. Phỏng vấn chính quyền và người dân tại địa phương về những ảnh hưởng tích cực từ khi nâng cấp và vận hành tuyến đường HCM đối với KTXH và đời sống người dân trong vùng. Tham khảo các báo cáo đánh giá tác động của đường HCM đối với KTXH khu vực Trung Trường Sơn [3] làm cơ sở cho việc đánh giá ảnh hưởng của đường HCM đối với KTXH của người dân trong khu vực KBTTN Ngọc Linh.
2.2.2.2 Đánh giá ảnh hƣởng tiêu cực của tuyến đƣờng HCM tới ĐDSH của KBTTN
- Phỏng vấn cán bộ KBTTN Ngọc Linh cùng chính quyền và người dân các xã trong vùng, sàng lọc thống kê các ảnh hưởng tiêu cực của đường HCM tới công tác bảo vệ tài nguyên rừng và ĐDSH trong vùng.
- Tiến hành điều tra tại các ôtc, tuyến để đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường đối với hệ thực vật
Điều tra trên ôtc: Tiến hành thu thập thông tin trong ôtc bao gồm các lồi cây gỗ, đo đếm cây có đường kính D1,3 ≥ 8 cm (D1,3: đường kính cao ngang ngực tại vị trí 1,3m), chiều cao vút ngọn của cây - Hvn. Xác định các loài cây gỗ đã bị khai thác qua gốc cây còn lại: tên lồi, đường kính gốc. Xác định các lồi cây, loại lâm sản ngoài gỗ đã và đang bị khai thác trong ôtc.
Điều tra trên tuyến: Trên các tuyến tiến hành điều tra đánh giá sơ bộ thành phần loài thực vật, hiện trạng rừng, kiểu rừng, các lồi thực vật bị khai thác thơng qua các bãi gỗ, các gốc cây bị chặt hoặc phát hiện nơi tập kết các loại lâm sản khác. Các số liệu điều tra trên tuyến sẽ bổ sung cho thành phần loài thực vật, mức độ khai thác trong vùng.
- Tiến hành điều tra đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường đối với hệ động vật. Phương pháp được dùng chính là tiến hành phỏng vấn người dân, đặc biệt là những thợ săn trong vùng để tìm hiểu về một số nội dung như các loài động vật mà người dân thường hay săn bắt, số lượng, tần xuất bắt gặp và bẫy được, nơi người dân hay đặt bẫy, mục đích của việc bẫy bắt. Tham khảo tài liệu động vật có liên quan để có nhận xét về thành phần loài động vật bị săn bắt, vị trí, mức độ tác động và trữ lượng của các lồi hiện có trong KBTTN.
- Đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường đối với các hệ sinh thái đặc trưng: Dựa trên kết quả điều tra trên các ôtc, tuyến điều tra cũng như kết quả phỏng vấn cán bộ KBTTN Ngọc Linh, chính quyền địa phương và người dân xác định vị trí bị tác động, các lồi bị tác động, mức độ tác động trên nền bản đồ hiện trạng rừng, từ
đó khoanh vùng các vị trí, trạng thái rừng và các hệ sinh thái đặc trưng bị tác động. - Căn cứ theo kết quả điều tra đánh giá các tác động của đường HCM tới
ĐDSH tại KBTTN Ngọc Linh cùng các nguyên nhân chủ quan, khách quan. Dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn sẽ tiến hành đề xuất các giải pháp phù hợp để giảm thiểu tác động tiêu cực tới ĐDSH tại KBTTN Ngọc Linh.
2.2.3 Tổng hợp viết báo cáo
Số liệu thu thập được trong quá trình điều tra nghiên cứu được tổng hợp, xử lý, tính tốn theo phương pháp thống kê, so sánh và xây dựng báo cáo.