Phổ dạng sống hệ Thực vật Ngọc Linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động đối với đa dạng sinh học của tuyến đường hồ chí minh đoạn qua khu bảo tồn thiên nhiên ngọc linh và đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực lên khu bảo tồn (Trang 49)

TT Dạng sống Số loài Tỷ lệ %

1 Nhóm cây Gỗ 304 29,980

2 Nhóm cây Bụi 158 15,582

3 Nhóm cây thân Cỏ 315 31,065

4 Nhóm cây Dây leo 113 11,144

5 Nhóm cây Phụ sinh 95 9,369

6 Nhóm cây Khí sinh 11 1,085

7 Nhóm cây Thân trụ 10 0,986

8 Nhóm cây Tre trúc 8 0,789

Tổng số 1.014 100

Nguồn: Báo cáo chuyên đề Thực vật tại KBTTN Ngọc Linh, Viện ĐTQHR năm 2010.

Các giá trị khoa học và tài nguyên thực vật tại KBTTN Ngọc Linh.

- Các loài trong sách đỏ Việt Nam, Thế giới: So sánh với các loài trong sách đỏ Việt Nam và IUCN đã ghi nhận được 52 loài, chiếm 5,13% tổng số loài. Trong số 52 lồi được xác định có 35 lồi trong sách đỏ Việt Nam và 26 loài trong danh lục đỏ IUCN.

- Phân cấp tình trạng trong sách đỏ IUCN năm 2007: Có 1 lồi cấp CR (Critical endangered – Rất nguy cấp), 1 loài EN (Endangered – Nguy cấp), 5 loài cấp VU (Vulnerable – Sẽ nguy cấp), 18 lồi cấp LR (Lower Risk – Ít nguy cấp), và 1 lồi cấp DD (Data Deficient - Thiếu thơng tin).

- Phân cấp tình trạng trong sách đỏ Việt Nam năm 2007: Trong số 35 loài ghi nhận trong sách đỏ tập trung ở hai cấp độ EN - Endangered có 12 lồi và VU - Vulnerable xuất hiện 23 loài.

- Các loài trong nghị định 32CP: Theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ban hành ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về việc nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại đối với nhóm IA và hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại đối với nhóm IIA. Bước đầu chúng tơi thống kê được 11 lồi

Trong số 11 loài thuộc danh mục nghị định 32CP nêu trên, có đến 04 lồi đang bị khai thác và buôn bán mạnh mẽ trong vùng như: Sâm ngọc linh, Đẳng sâm, Các loài lan kim tuyến và Dây Hồng đằng. Mức độ khai thác và tình trạng bn bán như hiện tại nhiều loài sẽ biến mất khỏi tự nhiên

- Giá trị tài nguyên thực vật: Dựa trên danh mục cây thuốc của Đỗ Tất lợi, 1995; Võ Văn Chi, 1997; Một số đặc điểm cơ bản hệ thực vật Việt Nam của Lê Trần Chấn, 1999, cùng nhiều tài liệu khác bước đầu đã thống kê được 813/1014 loài ghi nhận được, chiếm 80.18% thuộc 4 nhóm cơng dụng chính.

o Nhóm cây làm thuốc (T): 327 lồi cây có thể dùng làm thuốc, chiếm 32,25% tổng số lồi.

o Nhóm cây cho gỗ (G): có 247 lồi chiếm 21,10% tổng số lồi. o Nhóm cây ăn được (A): có tới 124 lồi, chiếm 12,23%.

o Nhóm cây làm cảnh và cây bóng mát (C): Chúng tơi thống kê được 115 loài làm cảnh.

Kết quả nghiên cứu cho thấy khu hệ thực vật Ngọc Linh có tính đa dạng cao vùng Tây Ngun. Nơi đây khơng chỉ đa dạng về thành phần lồi mà cịn đa dạng về tài nguyên thực vật, địa lý thực vật, dạng sống, thành phần loài quý hiếm,… Hơn thế, trong những năm gần đây các nhà khoa học trong và ngoài nước đã phát hiện nhiều loài mới cho Việt Nam và Thế giới như: Lan - Calanthe duyana, Kiều diễm Việt Nam - Pleione vietnamensis, Lan lọng Ngọc Linh - Bulbophyllum ngoclinhensis, Sồi 3 cạnh - Trigonobalanus verticillata,… Vì vậy, sự cần thiết thực hiện nhiệm vụ bảo tồn tính ĐDSH, mẫu chẩn hệ sinh thái rừng nhiệt đới và á nhiệt đới núi cao nơi đây là hết sức cần thiết.

3.2.6.3 Khu hệ động vật có xƣơng sống trên cạn

Khu hệ động vật có xương sống trên cạn ở KBTTN Ngọc Linh đã thống kê được 88 loài thú thuộc 27 họ, 8 bộ; 200 loài chim thuộc 42 họ, 8 bộ; 40 lồi bị sát thuộc 14 họ, 2 bộ và 21 loài lưỡng cư thuộc 5 họ, 1 bộ. Với tổng số 349 lồi động vật có xương sống ở cạn, trong đó có 53 lồi ghi trong sách đỏ Việt Nam và 30 loài ghi trong danh lục đỏ thế giới [18].

Ngoài ra KBTTN Ngọc Linh được đưa vào vùng chim đặc hữu cao nguyên Kon Tum (Lê Trọng Trải et al, 1999) và là một trong hai vùng chim quan trọng Ngọc Linh và đèo Lò Xo (Tordoff, 2002). [9]

Bảng 3.7. Thành phần lồi động vật có xƣơng sống trên cạn tại KBTTN Ngọc Linh [18] Lớp Số bộ Số họ Số loài SĐVN/SĐTG Thú 8 27 88 26/19 Chim 11 42 200 12/7 Bò sát 2 14 40 14/4 Ếch nhái 1 5 21 1/ Cộng 22 88 349 53/30

Nguồn: Báo cáo chuyên đề động vật tại KBTTN Ngọc Linh, Viện ĐTQHR năm 2010.

Kết quả thống kê ở Bảng 3.7 trên cho thấy, khu hệ động vật có xương sống trên cạn tại KBTTN Ngọc Linh có giá trị lớn về mặt khoa học và mặt bảo tồn. Trong 53 loài trong sách đỏ Việt Nam năm 2007 thì có tới 26 lồi thú, 12 lồi chim và 14 lồi bị sát. Trong 30 lồi trong sách đỏ thế giới có 19 lồi thú, 7 lồi chim và 4 lồi bị sát.

Nhìn chung khu hệ động vật có xương sống trên cạn của KBT có yếu tố đặc hữu khá cao. Ít nhất có 15 lồi, phân loài đặc hữu Việt Nam và đặc hữu Đông Dương. Trong đó, 6 lồi đặc hữu hẹp cho vùng Trung Bộ, Việt Nam như: Mang trường sơn – Muntiacus truongsonensis, Chà vá chân xám - Pygathrix cinemarea,

Khướu ngọc linh - Garrulax ngoclinhensis, Gà lôi vằn - Lophura nycthemera, Thằn lằn đuôi đỏ - Scincella rufocaudata, Ếch da cóc - Paa verrucospinosa. 9 loài đặc

hữu cho Trung bộ Việt Nam, miền Nam Lào, miền Đơng Camphuchia đó là: Vượn má vàng - Hylobates gabriellae, Mang lớn - Megamuntiacus vuquangensis, Chà vá chân đen - Pygathrix nigripes, Trĩ sao - Rheinardia ocellata, Khướu đầu xám - Garrulax vassali, Khướu đầu đen - Actinodura sodangerum, Khướu mỏ dài - Jabouilleia danjoui, Trèo cây mỏ vàng - Sitta solangiae và Rùa hộp trán vàng - Cistociemmys galbifrons.

3.2.6.4 Khu hệ côn trùng

Khu hệ côn trùng thuộc nhóm bướm ngày – Rhopalocera đến nay đã xác định được tổng số 312 loài thuộc 11 họ phân bố tại khu bảo tồn [30]. Trong đó thành phần lồi có số lượng lớn nhất là họ Nymphalidae với 75 loài (chiếm 24,04%); họ Lycaelidae 58 loài (chiếm 18,59%), tiếp theo là các loài trong họ Satyriidae 39 lồi (12,50%), sau đó đến họ Hesperidae 37 lồi (chiếm 11,86%), họ Papilionidae 32 loài (10,26%),…. họ có thành phần lồi ghi nhận được ít nhất là họ Acraeidae (0,64%). Thành phần và tỷ lệ phần trăm các lồi theo các họ trong nhóm bướm ngày được thể hiện ở Bảng 3.8 dưới đây:

Bảng 3. 8. Khu hệ bƣớm ngày ở khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh [30]

TT Tên họ

Số loài Tỷ lệ % Tên khoa học Tên Việt Nam

1 Papilionidae Bướm phượng 32 10,26

2 Pieridae Bướm phấn 31 9,94

3 Danaidae Bướm nhung 14 4,49

4 Satyriidae Bướm mắt rắn 39 12,50

5 Amathusiidae Bướm rừng 10 3,21

6 Acraeidae Bướm ngọc 2 0,64

7 Nymphalidae Bướm giáp 75 24,04

8 Libytheidae Bướm mõm 3 0,96

9 Riodinidae Bướm ngao 11 3,53

10 Lycaelidae Bướm xanh 58 18,59

11 Hesperidae Bướm nhảy 37 11,86

Tổng số 11 họ 312 100,00

Nguồn: Báo cáo chuyên đề khu hệ bướm ngày tại KBTTN Ngọc Linh, Viện ĐTQHR năm 2010

Kết quả điều tra cho thấy trong tổng số 312 loài bướm, chiếm phần lớn số lượng các loài mang yếu tố Indo-Malayan (52%), tiếp đến là vùng Vân Nam và Bắc Đông Dương (16%), khu vực Ấn Độ đến Đông Dương (15%). Đặc biệt, Khu bảo

tồn thiên nhiên Ngọc Linh có lồi Teinopalpus imperialis, Graphium mandarinus

(họ Papilionidae) nằm trong sách đỏ của Việt Nam cần được bảo vệ.

Nhìn chung khu hệ bướm ở KBTTN Ngọc Linh khá phong phú và đa dạng, chiếm phần lớn số loài của vùng Sino-Himalayan và Palaearctic.

Khu vực KBTTN Ngọc Linh có những lồi q hiếm và đặc hữu bao gồm những loài được IUCN/SSC liệt vào danh sách những loài cần được bảo vệ (VD. Loài Teinopalpus imperialis).

3.2.7 Khái quát đặc điểm dân sinh và KTXH 3.2.7.1 Dân số và dân tộc 3.2.7.1 Dân số và dân tộc

Vùng lõi của KBTTN Ngọc Linh tỉnh Kon Tum nằm trên địa giới hành chính của 5 xã (bao gồm xã Ngọc Linh, xã Mường Hoong, xã Đăk Choong, xã Xốp và xã Đăk Man, huyện Đăk Glei). Vùng đệm của KBTTN Ngọc Linh bao gồm 7 xã, trong đó có 3 xã, huyện Tu Mơ Rơng (gồm: xã Đăk Na, Măng Ri, Ngọc Lây) và 4 xã, thị trấn, huyện Đăk Glei (gồm: Đăk PLô, Đăk Pét, Đăk Nhoong và TT. Đăk Glei).

Với tổng diện tích của 5 xã vùng lõi của KBT TN Ngọc Linh là 56.727 ha, trong đó diện tích của KBTTN được lấy từ diện tích của 5 xã là 38.109,4 ha (số liệu sau rà soát, Bảng 3.1) chiếm 67% tổng diện tích tự nhiên các xã. (phụ lục II)

Tổng dân số của các xã là 31.209 khẩu, 7.579 hộ phân bố trên 112 thôn, bản. Trong đó dân số của 05 xã vùng lõi của KBTTN Ngọc Linh là 2.509 hộ, 10.467 khẩu, dân số của 07 xã vùng đệm là 5.070 hộ 20.742 khẩu. (phụ lục II)

Mật độ dân số trung bình trong vùng là 28 người/km2

nhưng phân bố không đều, phần lớn dân cư sống tập trung quanh nơi có địa thế thuận lợi canh tác nơng nghiệp và gần đường giao thông thành từng thơn bản hay cụm dân cư tách biệt. Ví dụ xã Đăk Man có dân số thấp nhất 1.061 người tập trung chủ yếu ở 4 thôn dọc tuyến đường HCM và đường liên xã vào xã Đăk Plô.

Trong vùng nghiên cứu có 7 dân tộc cùng sinh sống. Tuy nhiên, có 3 nhóm dân tộc bản địa và có dân số đơng nhất trong vùng là dân tộc Dẻ Triêng chiếm 44,9% tổng nhân khẩu trong vùng, tiếp đến là dân tộc Xê Đăng với tổng số khẩu

chiếm 40,1 %, dân tộc Tà Dẻ chiếm 5,9% và dân tộc Kinh chiếm 3,4% số nhân khẩu, số cịn lại là những nhóm dân tộc khác. (phụ lục II)

3.2.7.2 Cơ cấu ngành nghề

Lao động trong ngành nơng - lâm nghiệp chiếm 99,0%, cịn lại lao động tham gia vào các ngành kinh tế khác chiếm 1,0% so với tổng số lao động xã hội. Các loại hình sản xuất nơng lâm nghiệp bao gồm trồng cấy lúa nước, canh tác nương rẫy, chăn nuôi gia súc, tham gia bảo vệ rừng, trồng cây lâm nghiệp. (phụ lục II)

3.2.7.3 Đời sống kinh tế của ngƣời dân

Cả 05 xã ở KBTTN Ngọc Linh là các xã vùng núi đặc biệt khó khăn nằm trong chương trình 135 của chính phủ. Năm 2010, bình quân lương thực trong khu vực các xã là 341,4kg/người/năm (thóc 179,4kg/người/năm). Tình trạng thiếu lương thực trong vùng khá phổ biến và kéo dài từ 3-5 tháng/năm. Tỉ lệ hộ đói nghèo cịn khá cao (51,7% tổng số hộ). Hiện nay có khoảng 10,0% là nhà kiên cố, còn lại là nhà xây cấp 4 và nhà tạm; Các đồ dùng gia đình có giá trị khác như: Ti vi đã có tới 87,4% số hộ và 61,8% số hộ có xe máy. (phụ lục II)

3.2.7.4 Đặc điểm văn hóa của một số dân tộc bản địa trong vùng

+ Dân tộc Dẻ Triêng: Dẻ Triêng còn biết qua các tên Đgiéh, Ta Reh, Giảng Rây, Pin, Triêng, Treng, Ta Liêng, Ve, La-Ve, Bnoong, Ca Tang. [44]

Người Dẻ Triêng sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy. Ngồi ra họ cịn săn bắn, đánh cá, hái lượm các sản phẩm từ rừng. Người Dẻ Triêng cịn nuơi trâu, bị, lợn, gà nhưng chủ yếu chỉ dùng vào lễ hiến sinh trong các dịp lễ hội của cộng đồng.

Trong hôn nhân con gái chủ động trong việc hơn nhân của mình và sự lựa chọn của con cái được cha mẹ tôn trọng. Người Dẻ Triêng có tục lễ củi, tức là cơ gái phải chuẩn bị các bó củi đẹp để nộp cho nhà trai trong lễ cưới.

Người Triêng thường ở nhà sàn, đây là dạng nhà sàn truyền thống mà đến nay họ vẫn ở và sinh hoạt. Ngồi ngơi nhà sàn truyền thống trên, ở họ cịn có một ngơi nhà chung gọi là Triêng để cho cộng đồng hội họp, vui chơi, giải trí.

Một số lễ tết trong năm như lễ hội Choóc đăil vào dịp Tết đến xuân về hoặc lễ hội Kadoong vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 âm lịch để cầu cho mùa màng bội thu.

+ Dân tộc Xê Đăng: Tên gọi khác là Xê Đeng, Cà Dong, Tơ-dra, Hđang, Mơ-nâm, Hà Lăng, Ka Râng, Bri La Teng, Con Lan. Người Xê Đăng làm rẫy là chính. Ngồi ra cịn chăn ni gia súc, gia cầm, săn bắn, hái lượm, đánh bắt cá, đan lát, dệt, rèn. [44]

Tên của người Xê Đăng khơng có họ kèm theo, nhưng có từ chỉ định giới tính nam là A, nữ là Y. Nhà của người Xê Đăng là nhà sàn và tập trung, giữa cộng động đồng là nhà rơng. Mỗi làng người Xê Đăng đều có nhà rơng. Người Xê Đăng thích hát múa, tấu chiêng cồng, chơi đàn, ngoài các nhạc cụ như cồng chiêng, đàn nước của người Xê Đăng là một trong những nhạc cụ truyền thống, độc đáo và mang đặc trưng riêng của người dân nơi đây.

Trong số các lễ cúng, lễ hội truyền thống của người Xê Đăng, lễ đâm trâu được tổ chức long trọng nhất.

+ Dân tộc Tà Rẻ: có khoảng 1000 người sống tập trung tại xã Đak Choong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.

Về sản xuất chủ yếu là độc canh cây lúa rẫy với giống lúa cũ từ bao đời nay nên năng suất rất thấp.

Lễ hội đâm trâu của người Tà Rẻ thường được tổ chức trong các dịp lễ cưới xin, ma chay hoặc mừng vui một sự kiện nào đó trong làng. Bà con trong làng tập trung múa hát trong suốt một tuần lễ. Sau đó mới tổ chức lễ đâm trâu vào lúc trời tối. Sau khi trâu chết chỉ giao cho một người làm thịt và để đến sáng ngày mai mới được ăn, khi ăn thì ăn nhạt, khơng chấm muối và nước mắm.

3.2.7.5 Giáo dục

Hiện nay tất cả các xã đều có trường mầm non (có ở tất cả các thơn), trường tiểu học cơ sở và trường trung học cơ sở. Tuy nhiên, mỗi huyện có 01 trường Trung học phổ thông và trường dân tộc nội trú. Giáo viên trong vùng chủ yếu là người Kinh từ các địa phương khác đến và số ít là người đồng bào. Đội ngũ giáo viên thiếu và khơng hồn tồn được đào tạo chính quy. Học sinh có nhu cầu học cấp III phải ra huyện học trường phổ thông trung học và trường dân tộc nội trú. Phòng học

trong vùng chủ yếu là nhà xây và phịng ngói ván, các trường thường ở trung tâm xã và nơi tập trung dân cư.

Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường trong vùng đạt khoảng 98%. Tỷ lệ học sinh bỏ học trong vùng chiếm từ 5 ÷ 8 %, đối tượng học sinh bỏ học tập trung vào con em người dân tộc thiểu số.

Tình trạng lớp ghép và giáo viên phải dạy nhiều lớp. Thiếu giáo viên và đời sống giáo viên hiện cịn khó khăn cũng là cản trở lớn đối với cơng tác giáo dục.

3.2.7.6 Y tế

Các xã đều đã có trạm y tế, thường nằm ở trung tâm xã. Nhìn chung tình hình cơ sở và dịch vụ y tế trong vùng còn khó khăn, cơ sở hạ tầng cịn nghèo nàn, trang thiết bị phục vụ thiếu thốn, thiếu cán bộ (theo số liệu của các trạm y tế xã toàn vùng có 64 cán bộ y tế công tác tại trạm xá xã so với tổng dân số trong vùng là 31.209 người (bình quân 488 người dân/cán bộ y tế). Thêm vào đó là trình độ nghiệp vụ cán bộ y tế ở các trạm y tế xã còn nhiều hạn chế (5 bác sĩ/64 cán bộ y tế). Các thôn bản trong vùng đều có cán bộ y tá thơn bản. (phụ lục II)

Trong những năm qua công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bô ̣ , nhất là giám sát và khống chế di ̣ch bê ̣nh . Tuy nhiên, phong tục tập quán sinh hoạt, chăn nuôi mất vệ sinh gây ra và một phần do đặc điểm điều kiện khí hậu lạnh ẩm của vùng cùng thói quen cúng để chữa bệnh cịn xảy ra rất phổ biến trong vùng đối với đồng bào dân tộc thiểu số sống trên địa bàn là một trong những hạn chế trong việc ngăn chặn các dịch bệnh.

3.3 Ảnh hƣởng tích cực của đƣờng HCM

3.3.1 Ảnh hƣởng của đƣờng HCM đến KTXH và đời sống ngƣời dân trong vùng 3.3.1.1 Giao thông thuận tiện

Trước năm 1998, hệ thống giao thông liên xã cũng như đường lối với trung tâm huyện chủ yếu là đường đất, đường đi lại giữa các thôn, buôn chủ yếu là đường mòn dân sinh. Trước khi đường HCM được nâng cấp và xây dựng, dân cư nhiều xã trong vùng này đi lại rất khó khăn nhất là trong mùa mưa (mặc dù vào thời điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động đối với đa dạng sinh học của tuyến đường hồ chí minh đoạn qua khu bảo tồn thiên nhiên ngọc linh và đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực lên khu bảo tồn (Trang 49)