Các phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của dân tộc thái ở huyện quan hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 28 - 32)

2.4.1. Phương pháp điều tra cộng đồng

Trong quá trình nghiên cứu cộng đồng, chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra thực vật dân tộc học của Gary J. Martin [35], bao gồm hai phương pháp: Đánh giá nhanh nơng thơn (RRA) và Đánh giá nơng thơn có sự tham gia của người dân (PRA), chủ yếu là phỏng vấn để thu thập thông tin.

Phương pháp RRA là quá trình nghiên cứu dựa trên việc quan sát và phỏng vấn. Phương pháp RRA cho phép thu thập những kiến thức, thông tin và sự hiểu biết của người dân địa phương bằng việc sử dụng các công cụ khác nhau. Phương pháp này có lợi thế là bổ trợ cho sự hiểu biết cũng như tăng mức độ tin cậy của thông tin.

Phương pháp PRA là phương pháp cho phép người dân nông thôn cùng chia sẻ, nâng cao và phân tích kiến thức của họ về đời sống, về sử dụng tài nguyên để lập kế hoạch và hành động.

Hai công cụ của phương pháp PRA được chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu thảo luận nhóm:

- Phỏng vấn: Sử dụng một số câu hỏi cho những người được chọn. Với mỗi xã nghiên cứu chũng tôi lựa chọn ra từ 3-4 người để tiến hành phỏng vấn. Trong khi

phỏng vấn, yêu cầu người cung cấp thông tin đưa ra tên cây theo tiếng của dân tộc mình cây dùng để làm gì, chế biến ra sao, cách sử dụng như thế nào…. Q trình phỏng vấn có thể diễn ra ở một chỗ (nhà, vườn hay trong rừng) hoặc cán bộ nghiên cứu cùng với người cung cấp thông tin vừa đi vừa phỏng vấn. Cách thứ hai có ưu điểm là trong cùng một lúc, người cung cấp tin chưa thể nhớ hết các cây được sử dụng, khi đi như vậy sẽ giúp họ gợi nhớ tốt hơn. Trong phỏng vấn cần kết hợp các kiểu phỏng vấn sau:

+ Phỏng vấn mở: là dạng phỏng vấn tự do, có thể hỏi về bất kì cây nào, thứ tự nội dung câu hỏi có thể thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh.

+ Phỏng vấn bán cấu trúc với một số câu hỏi được chuẩn bị từ trước và một số câu hỏi có thể thêm vào tùy theo tình huống cụ thể.

+ Phỏng vấn có cấu trúc: là phỏng vấn sử dụng một số bộ câu hỏi nhất định đối với người cung cấp thơng tin có chọn lọc.

+ Phỏng vấn tái diễn (trình diễn tri thức), trong đó chúng tơi yếu cầu người dân địa phương diễn giải lại một số quy trình xử lý hay chế biến nào đó.

+ Phỏng vấn chéo: là cách phỏng vấn để kiểm tra thông tin của người khác đưa ra trong các lần phỏng vấn khác.

- Thảo luận nhóm: Sau khi có kết quả bước đầu về tri thức và kinh nghiệm qua phỏng vấn, để kiểm tra độ chính xác cũng như để thêm các thông tin bổ sung chúng tơi tiến hành thảo luận nhóm. Thảo luận nhóm bao gồm cả những người tham gia và khơng tham gia trước đó. Trong khi thảo luận, cán bộ thơng tin lần lượt đưa ra các thông tin đã thu thập để mọi người tranh luận. Nhiều kinh nghiệm đã được chỉnh lý hoặc bổ sung qua quá trình này.

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực vật học

Các mẫu vật được thu thập và xử lý theo các phương pháp của Nguyễn Tiến Bân (1979), Trần Văn Ơn (2002), Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [5,35,40].

Thu mẫu: Các mẫu tiêu bản tốt phải đảm bảo có các bộ phận đặc biệt như

cành, lá cùng với hoa, quả (đối với các cây lớn) hay cả cây (đối với các cây thảo nhỏ, dương xỉ). Các cây lớn thu từ 3 - 5 mẫu trên cùng một cây, các cây thân thảo hay dương xỉ thu từ 3 - 5 cây (mẫu) sống gần nhau, mẫu được thu thập phải có tỷ lệ tương đối phù hợp với kích thước chuẩn mẫu tiêu bản 41 x 29 cm [5,39].

Tuy nhiên trong điều tra thực vật dân tộc học, các mẫu tiêu bản thu được thường không đầy đủ các tiêu chuẩn trên. Trong trường hợp này, chúng tôi tiến hành thu thập cành, lá, hoa quả, hạt, rễ… Các mẫu này tuy chưa đủ cơ sở để xác định chính xác tên khoa học, nhưng có thể định hướng cho q trình thu thập thơng tin kèm theo thu mẫu tiêu bản bổ sung sau này [39].

Bên cạnh các mẫu thực vật điển hình, để mơ phỏng cho giá trị sử dụng, chúng tơi cịn thu thập các mẫu thực vật chứa đựng giá trị tri thức dân tộc, như bộ phận dùng, các bộ phận có đặc điểm để phân biệt bởi tri thức dân tộc, các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật…[5,39].

Ghi chép thơng tin: Các thông tin liên quan đến mẫu vật phải được ghi chép

ngay tại hiện trường. Các thơng tin về thực vật cần có như: dạng sống, đặc điểm thân, cành, lá, hoa, quả trong đó đặc biệt lưu ý đến thông tin không được thể hiện trên mẫu tiêu bản khô như màu sắc của hoa, quả khi chín… bên cạnh đó thơng tin về thời gian, địa điểm thu mẫu, điều kiện tự nhiên, sinh thái, người thu mẫu… cũng nên được ghi cùng.

Các thông tin về thực vật dân tộc học được ghi chép thông qua tri thức của người cung cấp thông tin. Các thông tin cần ghi là: tên dân tộc của cây, ý nghĩa của tên, mục đích sử dụng, bộ phận dùng, bảo quản và sử dụng, nguồn gốc thông tin… Các thơng tin có thể viết vào phiếu điều tra ngay tại hiện trường hoặc ghi vào sổ tay sau đó đến cuối ngày phải vào phiếu [40].

Xử lí mẫu: Trong khi thực địa các mẫu phải được cắt tỉa cho phù hợp sau đó

kẹp vào giữa hai tờ báo (kích thước 45 x 30 cm) và được ngâm trong dung dịch cồn 40˚- 45˚ để mang về. Khi về mẫu được lấy ra khỏi cồn và được đặt giữa hai tờ báo

khô, cứ như vậy thành từng tập kẹp bằng kẹp mắt cáo để mang đi phơi hoặc sấy khô [5].

Định tên: Việc định tên được sử dụng theo phương pháp hình thái so sánh,

dựa trên các tài liệu về hình thái của thực vật [32]. Cơ sở đề xác định là dựa các đặc điểm phân tích từ mẫu vật, các thơng tin ghi chép ngồi thực địa, từ đó so sánh với các khóa phân loại đã có hay với các bản mơ tả, hình vẽ. Các tài liệu thường xuyên được sử dụng là: Thực vật chí Việt Nam, Cây cỏ Việt Nam, Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam...[6,22,23,24,25].

Lập danh lục: Từ các tiêu bản đã có tên, chúng tơi tiến hành lập danh lục thực

vật. Tên khoa học của các loài được kiểm tra và chỉnh lý theo bộ “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” [7]. Danh lục cuối cùng được xây dựng theo nguyên tắc: tên các họ và trong mỗi họ thì tên khoa học của cây được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái. Trong bảng danh lục có các cột là: số thứ tự, tên phổ thơng, tên dân tộc, họ thực vật, tên khoa học, công dụng, bộ phận dùng, cách dùng.

Ngồi ra, chúng tơi cũng đối chiếu với Sách đỏ IUCN, Sách đỏ Việt Nam (2007), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP và Nghị định số 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ để đưa ra danh sách những lồi có trong diện cần được bảo vệ [9,41,42,72].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của dân tộc thái ở huyện quan hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)