Bản đồ khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của dân tộc thái ở huyện quan hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 27)

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu

- Nội nghiệp: Khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, và Phòng Thực vật dân tộc học, viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

- Ngoại nghiệp: các xã Nam Động, Nam Tiến, Phú Sơn, Phú Lệ, Hồi Xuân và thị trấn Quan Hóa thuộc huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

2.2.3. Thời gian thực hiện

2.2.4. Đối tượng nghiên cứu

- Các loài thực vật bậc cao có mạch được người Thái sử dụng làm thuốc. - Kinh nghiệm sử dụng thực vật làm thuốc của dân tộc Thái tại huyện Quan

Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Điều tra về thành phần lồi thực vật bậc cao có mạch được dân tộc Thái tại huyện Quan Hóa sử dụng.

- Điều tra kinh nghiệm sử dụng các cây thuốc của dân tộc Thái tại khu vực nghiên cứu.

2.4. Các phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điều tra cộng đồng

Trong q trình nghiên cứu cộng đồng, chúng tơi sử dụng phương pháp điều tra thực vật dân tộc học của Gary J. Martin [35], bao gồm hai phương pháp: Đánh giá nhanh nông thơn (RRA) và Đánh giá nơng thơn có sự tham gia của người dân (PRA), chủ yếu là phỏng vấn để thu thập thông tin.

Phương pháp RRA là quá trình nghiên cứu dựa trên việc quan sát và phỏng vấn. Phương pháp RRA cho phép thu thập những kiến thức, thông tin và sự hiểu biết của người dân địa phương bằng việc sử dụng các cơng cụ khác nhau. Phương pháp này có lợi thế là bổ trợ cho sự hiểu biết cũng như tăng mức độ tin cậy của thông tin.

Phương pháp PRA là phương pháp cho phép người dân nông thơn cùng chia sẻ, nâng cao và phân tích kiến thức của họ về đời sống, về sử dụng tài nguyên để lập kế hoạch và hành động.

Hai công cụ của phương pháp PRA được chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu thảo luận nhóm:

- Phỏng vấn: Sử dụng một số câu hỏi cho những người được chọn. Với mỗi xã nghiên cứu chũng tôi lựa chọn ra từ 3-4 người để tiến hành phỏng vấn. Trong khi

phỏng vấn, yêu cầu người cung cấp thông tin đưa ra tên cây theo tiếng của dân tộc mình cây dùng để làm gì, chế biến ra sao, cách sử dụng như thế nào…. Q trình phỏng vấn có thể diễn ra ở một chỗ (nhà, vườn hay trong rừng) hoặc cán bộ nghiên cứu cùng với người cung cấp thông tin vừa đi vừa phỏng vấn. Cách thứ hai có ưu điểm là trong cùng một lúc, người cung cấp tin chưa thể nhớ hết các cây được sử dụng, khi đi như vậy sẽ giúp họ gợi nhớ tốt hơn. Trong phỏng vấn cần kết hợp các kiểu phỏng vấn sau:

+ Phỏng vấn mở: là dạng phỏng vấn tự do, có thể hỏi về bất kì cây nào, thứ tự nội dung câu hỏi có thể thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh.

+ Phỏng vấn bán cấu trúc với một số câu hỏi được chuẩn bị từ trước và một số câu hỏi có thể thêm vào tùy theo tình huống cụ thể.

+ Phỏng vấn có cấu trúc: là phỏng vấn sử dụng một số bộ câu hỏi nhất định đối với người cung cấp thơng tin có chọn lọc.

+ Phỏng vấn tái diễn (trình diễn tri thức), trong đó chúng tơi yếu cầu người dân địa phương diễn giải lại một số quy trình xử lý hay chế biến nào đó.

+ Phỏng vấn chéo: là cách phỏng vấn để kiểm tra thông tin của người khác đưa ra trong các lần phỏng vấn khác.

- Thảo luận nhóm: Sau khi có kết quả bước đầu về tri thức và kinh nghiệm qua phỏng vấn, để kiểm tra độ chính xác cũng như để thêm các thông tin bổ sung chúng tơi tiến hành thảo luận nhóm. Thảo luận nhóm bao gồm cả những người tham gia và khơng tham gia trước đó. Trong khi thảo luận, cán bộ thơng tin lần lượt đưa ra các thông tin đã thu thập để mọi người tranh luận. Nhiều kinh nghiệm đã được chỉnh lý hoặc bổ sung qua quá trình này.

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực vật học

Các mẫu vật được thu thập và xử lý theo các phương pháp của Nguyễn Tiến Bân (1979), Trần Văn Ơn (2002), Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [5,35,40].

Thu mẫu: Các mẫu tiêu bản tốt phải đảm bảo có các bộ phận đặc biệt như

cành, lá cùng với hoa, quả (đối với các cây lớn) hay cả cây (đối với các cây thảo nhỏ, dương xỉ). Các cây lớn thu từ 3 - 5 mẫu trên cùng một cây, các cây thân thảo hay dương xỉ thu từ 3 - 5 cây (mẫu) sống gần nhau, mẫu được thu thập phải có tỷ lệ tương đối phù hợp với kích thước chuẩn mẫu tiêu bản 41 x 29 cm [5,39].

Tuy nhiên trong điều tra thực vật dân tộc học, các mẫu tiêu bản thu được thường không đầy đủ các tiêu chuẩn trên. Trong trường hợp này, chúng tôi tiến hành thu thập cành, lá, hoa quả, hạt, rễ… Các mẫu này tuy chưa đủ cơ sở để xác định chính xác tên khoa học, nhưng có thể định hướng cho q trình thu thập thơng tin kèm theo thu mẫu tiêu bản bổ sung sau này [39].

Bên cạnh các mẫu thực vật điển hình, để mơ phỏng cho giá trị sử dụng, chúng tơi cịn thu thập các mẫu thực vật chứa đựng giá trị tri thức dân tộc, như bộ phận dùng, các bộ phận có đặc điểm để phân biệt bởi tri thức dân tộc, các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật…[5,39].

Ghi chép thông tin: Các thông tin liên quan đến mẫu vật phải được ghi chép

ngay tại hiện trường. Các thơng tin về thực vật cần có như: dạng sống, đặc điểm thân, cành, lá, hoa, quả trong đó đặc biệt lưu ý đến thông tin không được thể hiện trên mẫu tiêu bản khô như màu sắc của hoa, quả khi chín… bên cạnh đó thơng tin về thời gian, địa điểm thu mẫu, điều kiện tự nhiên, sinh thái, người thu mẫu… cũng nên được ghi cùng.

Các thông tin về thực vật dân tộc học được ghi chép thông qua tri thức của người cung cấp thông tin. Các thông tin cần ghi là: tên dân tộc của cây, ý nghĩa của tên, mục đích sử dụng, bộ phận dùng, bảo quản và sử dụng, nguồn gốc thơng tin… Các thơng tin có thể viết vào phiếu điều tra ngay tại hiện trường hoặc ghi vào sổ tay sau đó đến cuối ngày phải vào phiếu [40].

Xử lí mẫu: Trong khi thực địa các mẫu phải được cắt tỉa cho phù hợp sau đó

kẹp vào giữa hai tờ báo (kích thước 45 x 30 cm) và được ngâm trong dung dịch cồn 40˚- 45˚ để mang về. Khi về mẫu được lấy ra khỏi cồn và được đặt giữa hai tờ báo

khô, cứ như vậy thành từng tập kẹp bằng kẹp mắt cáo để mang đi phơi hoặc sấy khô [5].

Định tên: Việc định tên được sử dụng theo phương pháp hình thái so sánh,

dựa trên các tài liệu về hình thái của thực vật [32]. Cơ sở đề xác định là dựa các đặc điểm phân tích từ mẫu vật, các thơng tin ghi chép ngồi thực địa, từ đó so sánh với các khóa phân loại đã có hay với các bản mơ tả, hình vẽ. Các tài liệu thường xuyên được sử dụng là: Thực vật chí Việt Nam, Cây cỏ Việt Nam, Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam...[6,22,23,24,25].

Lập danh lục: Từ các tiêu bản đã có tên, chúng tơi tiến hành lập danh lục thực

vật. Tên khoa học của các loài được kiểm tra và chỉnh lý theo bộ “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” [7]. Danh lục cuối cùng được xây dựng theo nguyên tắc: tên các họ và trong mỗi họ thì tên khoa học của cây được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái. Trong bảng danh lục có các cột là: số thứ tự, tên phổ thơng, tên dân tộc, họ thực vật, tên khoa học, công dụng, bộ phận dùng, cách dùng.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đối chiếu với Sách đỏ IUCN, Sách đỏ Việt Nam (2007), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP và Nghị định số 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ để đưa ra danh sách những lồi có trong diện cần được bảo vệ [9,41,42,72].

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thành phần loài các cây thuốc được dân tộc Thái tại huyện Quan Hóa sử

dụng

Qua q trình điều tra nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng cây thuốc tại các xã trên địa bàn huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá kết hợp với việc định tên các mẫu thực vật chúng tơi đã ghi nhận được 269 lồi thuộc 205 chi, 93 họ nằm trong 5 ngành thực vật bậc cao.

3.1.1. Sự đa dạng trong các bậc taxon 3.1.1.1. Đa dạng taxon bậc ngành 3.1.1.1. Đa dạng taxon bậc ngành

Số lượng các loài cây thuốc được đồng bào Thái ở khu vực nghiên cứu sử dụng gồm 269 loài thuộc 205 chi, 93 họ được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Cấu trúc thành phần các loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu

Tên ngành Họ Chi Loài

Tên khoa học Tên tiếng Việt Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Lycopodiophyta Thông đất 1 1,08 1 0,49 1 0,37 Polypodiophyta Dương xỉ 5 5,38 6 2,93 9 3,35 Psilotophyta Khuyết lá thông 1 1,08 1 0,49 1 0,37

Pinophyta Thông 3 3,23 3 1,46 4 1,49

Magnoliophyta Ngọc lan 83 89,25 194 94,63 254 94,42

Tổng 93 100 205 100 269 100

Khi tiến hành phân tích số lượng từng bậc taxon, kết quả cho thấy ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm ưu thế với 254 loài chiếm 94,42%; 194 chi chiếm 94,63% và 83 họ chiếm 89,25%. Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có số lượng lồi nhiều thứ hai với 9 lồi, chiếm 3,35%. Tiếp theo là ngành Thơng (Pinophyta) với 4 lồi,

chiếm 1,49%. Hai ngành Thơng đất (Lycopodiophyta) và ngành Khuyết lá thơng (Psilotophyta) chỉ có 1 lồi, chiếm 0,37% mỗi ngành. Tuy nhiên ở những ngành chiếm tỷ lệ thấp thì hầu hết đều là những lồi cây thuốc rất tốt với công dụng chữa trị cho 3-4 nhóm bệnh khác nhau như:

- Thơng đất (Lycopodiella cernua (L.) Pic.Serm.): sắc uống cả cây, dùng để chữa viêm gan, đau mắt đỏ, đau nhức xương hay bệnh ho.

- Tổ điểu thật (Asplenium nidus L.): Dùng lá giã đắp để chữa các bệnh về tóc và da đầu hay bong gân, sai khớp.

- Bổ cốt toái (Drynaria fortunei T.Moore): Dùng thân rễ sắc uống để chữa bệnh thận hư, ù tai. Hoặc giã nát thân ra đắp để chữa đau răng, gãy xương. - Khuyết lá thông (Psilotum nudum (L.) P.Beauv.): Sắc cả cây lên uống có nhiều tác dụng khác nhau như chữa đòn ngã, xuất huyết, viêm dây thần kinh hay bế kinh.

- Dây gắm (Gnetum montanum Markgr.): Dùng thân rễ sắc uống để chữa phong thấp, điều kinh hoặc có thể giã lá đắp vào vết rắn cắn.

Kết quả này cũng được thể hiện rõ hơn ở Hình 3.1. Biểu đồ đã cho thấy rõ sự chiếm ưu thế tuyệt đối của ngành Ngọc lan ở cả 3 bậc taxon là họ, chi và loài. Điều này là phù hợp với khu hệ thực vật Việt Nam cũng như hệ cây thuốc Việt Nam với phần lớn các loài thực vật bậc cao thuộc lớp Ngọc lan.

Hình 3.1. Cấu trúc thành phần các loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu

3.1.1.2. Đa dạng các phân lớp trong ngành Ngọc lan

Do hầu hết các loài cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan nên chúng tơi tiến hành phân tích cấu trúc thành phần loài của hai lớp trong ngành Ngọc lan là lớp Hành (Liliopsida) và lớp Ngọc lan (Magnoliopsida). Kết quả được thể hiện ở Bảng 3.2 và hình 3.2 cho thấy phần lớn các loài cây thuốc tập trung vào lớp Ngọc lan với 224 loài chiếm 88,19%.

Bảng 3.2. Đa dạng các lớp trong ngành Ngọc lan

Tên lớp Họ Chi Loài

Tên khoa học Tên tiếng Việt Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Liliopsida Lớp Hành 15 18,07 25 12,89 30 11,81 Magnoliopsida Lớp Ngọc lan 68 81,93 169 87,11 224 88,19 Tổng 83 100,00 194 100,00 254 100,00 1 5 1 3 83 1 6 1 3 194 1 9 1 4 254 0 50 100 150 200 250 300

Psilotophyta Lycopodiophyta Polypodiophyta Pinophyta Magnoliophyta Họ Chi Lồi

Hình 3.2. Cấu trúc thành phần các lớp trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) Lớp Hành tuy chỉ có 30 lồi, chiếm 11,15% tổng số lồi nhưng được sử dụng để chữa trị hầu hất các nhóm bệnh (trừ nhóm bệnh về thần kinh). Có thể kể đến một số lồi cây có giá trị làm thuốc cao như:

- Náng (Crinum asiaticum L.): sắc cả cây uống chữa đau họng hoặc giã đắp chữa đau răng, đau xương khớp, mụn nhọt.

- Bồ bồ núi (Acorus gramineus Aiton): dùng thân, rễ sắc uống có thể chữa trị được nhiều chứng bệnh như tiêu hóa, thần kinh suy nhược, điếc tai. - Ráy (Alocasia macrorrhizos (L.) G. Don): dùng rễ đun uống để chữa cảm

sốt, lao phổi. Thân có thể giã đắp vào chỗ mụn nhọt, rắn cắn.

- Trọng lâu (Paris polyphylla Sm.): Thân, rễ đun uống để chữa đau dạ dày, đái ra máu hoặc giã lá ra đắp chữa rắn cắn.

- Mía dị (Costus speciosus (J.Koenig) Sm.): Lấy thân, rễ sắc uống chữa viêm thận, sơ gan. Giã đắp chữa rắn.

- Đuôi phượng (Rhaphidophora decursiva (Roxb.) Schott.): Giã nát cả cây đắp chữa bỏng, tụ máu, gãy xương, rắn cắn.

Đáng chú ý, hầu hết các lồi trong lớp Hành đều có cơng dụng tập trung vào các nhóm bệnh xương khớp, chữa vết thương ngoài da, lở loét hay chữa rắn cắn.

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Họ Chi Loài 18,07 12,89 11,81 81,93 87,11 88,19 Liliopsida Magnoliopsida

3.1.1.3. Các họ giàu loài nhất

Sự đa dạng của các loài cây thuốc ở taxon bậc họ được thể hiện trong bảng 3.3 và bảng 3.4 dưới đây

Bảng 3.3. Sự phân bố số lượng loài trong các họ

Số lượng loài trong họ

Trên 9 loài

Từ 5 đến 9

loài

4 loài 3 loài 2 loài 1 loài Tổng

Số họ 5 9 7 12 19 41 93

Tỷ lệ % số loài 26,39 21,19 10,41 13,38 14,13 15,24 100 Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy các họ có ít lồi chiếm tỷ lệ lớn về số lượng họ, nhưng các họ có số lượng lồi nhiều lại chiếm tỷ lệ cao về số lồi. Các họ có từ 10 loài trở lên chiếm tới 26,39% số lượng lồi. Đặc biệt kết quả ở bảng 5 cịn cho thấy họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có số lượng lồi lớn hơn vượt trội với 22 loài thuộc 15 chi. Trong khi họ Cúc (Asteraceae) đứng thứ ngay sau với số chi gần bằng (14 chi) nhưng số lồi lại ít hơn nhiều (15 lồi). Điều này có thể giải thích do họ Thầu dầu là họ có số lồi lớn, nhiều lồi trong số đó phân bố rộng. Ngồi ra các cây trong họ Thầu dầu thường có hoạt tính mạnh ở một số bộ phận như lá, nhựa mủ... Có thể kể đến một vài lồi có cơng dụng tốt như Bọt ếch (Glochidion hirsutum (Roxb.) Voigt), Bùm bụp (Mallotus barbatus Muell.-Argent) hay Thầu dầu (Ricinus communis L.)

Bảng 3.4. Số lượng chi và loài của các họ giàu loài nhất

STT Họ Số chi Số loài 1 Euphorbiaceae 15 22 2 Asteraceae 14 15 3 Moraceae 4 12 4 Rubiaceae 9 12 5 Verbenaceae 5 10

6 Fabaceae 8 9

7 Araceae 7 9

8 Annonaceae 4 7

9 Apocynaceae 4 6

10 Caesalpiniaceae 4 6

Bảng 3.4 cũng cho chúng ta thấy những họ giàu loài nhất ở khu vực nghiên cứu. Ngoài hai họ đa dạng nhất đã nêu trên thì cũng có sự góp mặt của các họ: Dâu tằm (Moraceae) và Cà phê (Rubiaceae) với 12 lồi, Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) có 10 lồi, hai họ Đậu (Fabaceae) và Ráy (Araceae) cùng có 9 lồi. Đây cũng là những họ có số lượng lồi phong phú trong hệ cây thuốc Việt Nam.

Hình 3.3. Các họ giàu loài 15 14 4 9 5 8 7 4 4 4 22 15 12 12 10 9 9 7 6 6 0 5 10 15 20 25 Số Chi Số Loài

3.1.1.4. Các chi giàu loài nhất

Chúng tôi cũng tiến hành thống kê và đưa ra danh sách những chi giàu loài (từ 3 loài trở lên) ở trong bảng 3.5.

Ở trong bảng 3.5 chúng ta nhận thấy chi Ficus chiếm ưu thế vượt trội với 9 loài, tiếp theo sau là chi Clerodendrum với 5 loài, kế đến là hai chi Glochidion và Tetrastigma cùng có 4 lồi; có tới 9 chi cùng có 3 lồi. Như vậy có 13 chi giàu lồi

chiếm 6,34% tổng số chi nhưng lại có tới 49 lồi chiếm 18,22%. Điều này càng khẳng định các cây thuốc được dân tộc Thái ở huyện Quan Hoá sử dụng rất đa dạng và phong phú khi đánh giá ở các bậc taxon khác nhau.

Bảng 3.5. Các chi giàu loài nhất

STT Tên chi Số loài

1 Ficus 9 2 Clerodendrum 5 3 Glochidion 4 4 Tetrastigma 4 5 Desmos 3 6 Wrightia 3 7 Canarium 3 8 Mallotus 3 9 Phyllanthus 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của dân tộc thái ở huyện quan hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 27)