Các chi giàu loài nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của dân tộc thái ở huyện quan hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 38)

STT Tên chi Số loài

1 Ficus 9 2 Clerodendrum 5 3 Glochidion 4 4 Tetrastigma 4 5 Desmos 3 6 Wrightia 3 7 Canarium 3 8 Mallotus 3 9 Phyllanthus 3 10 Piper 3 11 Rubus 3 12 Hedyotis 3 13 Sterculia 3

Việc đánh giá sự phân bố của các loài cây thuốc ở các bậc taxon khác nhau nhằm chỉ ra những họ, chi giàu lồi góp phần định hướng cho khả năng có thể phát hiện được nhiều loài cây thuốc hơn nữa ở trong các họ, chi này.

3.1.2. Đa dạng về dạng thân của nguồn cây thuốc ở huyện Quan Hóa

Để việc khai thác và sử dụng cây thuốc hiệu quả hơn, chúng tôi cũng tiến hành phân tích sự đa dạng về dạng thân của các loài cây thuốc được đồng bào Thái sử dụng. Kết quả được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Đa dạng về dạng thân của cây thuốc ở khu vực nghiên cứu

Dạng

thân Bụi Thảo Gỗ Leo Tổng

Số loài 53 92 75 49 269

Tỷ lệ % 19,70 34,20 27,88 18,22 100

Biểu đồ quạt ở hình 3.4 cho ta thấy được nhóm cây thân thảo chiếm ưu thế với 92 loài, chiếm 34,20%. Các cây thuộc nhóm này thường sống dưới tán rừng, ven rừng, ven đường hoặc gần nương rẫy; tập trung ở một số họ như Asteraceae, Araceae, Amaranthaceae, Zingiberaceae…

Hình 3.4. Cấu trúc dạng thân của cây thuốc tại khu vực nghiên cứu

Nhóm cây đa dạng thứ hai là những loài thân gỗ với 75 loài chiếm 27,88% tổng số lồi. Nhóm này bao gồm những cây sống ở rừng thuộc một số họ như

19,70 34,20 27,88 18,22 Bụi Thảo Gỗ Leo

Annonaceae, Euphorbiaceae, Rubiaceae hay Fabaceae… Những cây thuộc nhóm này thường sống trong khu vực rừng sâu, rừng thứ sinh hay rừng trồng.

Tiếp theo là nhóm cây bụi với 53 loài, chiếm 19,7% thuộc về các họ Euphorbiaceae, Rutaceae, Verbenaceae... Nhóm này thường sống ở trảng cỏ, đồi hay rừng tái sinh.

Chiếm tỷ lệ ít nhất là nhóm cây leo gồm 49 lồi, chiếm 18,22%, tập trung ở một số họ như: Cucurbitaceae, Menispermaceae, Vitaceae... Nhóm này bao gồm những loài sống ở vùng đồi, nương rẫy hoặc khe suối.

3.1.3. Đa dạng về môi trường sống của nguồn cây thuốc ở huyện Quan Hóa

Các lồi cây thuốc được đồng bào Thái sử dụng có điều kiện sống rất phong phú. Có những lồi sống ở vùng núi cao, hay đồi núi thấp, trong các khu rừng nguyên sinh hay rừng thứ sinh, rừng trồng… Có những lồi sống bám đá, khe suối hay sống trên những lồi cây khác, cũng có những lồi có thể tìm thấy ở ngay xung quanh khu vực nương rẫy hay ven đường. Chính vì sự đa dạng về mơi trường sống của cây thuốc nên chúng tơi đã chia thành 4 nhóm mỗi trường sống, được trình bày ở bảng 3.7 dưới đây.

Bảng 3.7. Sự đa dạng của cây thuốc theo môi trường sống

STT Mơi trường sống Số lồi Tỷ lệ %

1 Sống ở rừng 126 46,84

2 Sống ở đồi 103 38,29

3 Sống ở vườn, nương 86 31,97

4 Sống gần khe suối, ruộng 14 5,20

Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy số lượng loài cây thuốc phân bố khơng đồng đều ở các sinh cảnh. Các lồi cây thuốc chủ yếu được thu hái ở trong rừng. Những lồi thuộc nhóm này bao gồm những cây thân gỗ, bụi hay leo sống dưới tán rừng hoặc ven rừng với số lượng 126 loài, chiếm 46,84% tổng số loài.

Tiếp đến là những loài sống ở sinh cảnh đồi, trảng cây bụi hay vách núi với 103 loài, chiếm 38,29%. Các loài chủ yếu trong sinh cảnh này thuộc nhóm cây gỗ, thân leo, trườn, một số loài sống bám vách đá.

Những loài cây thuốc sống ở vườn, nương rẫy chiếm tỉ lệ 31,97% với 86 lồi. Những lồi cây thuộc nhóm sinh cảnh này thường thuộc nhóm thân thảo hoặc cây bụi nhỏ.

Cuối cùng là những loài cây sống ven suối, khe chỉ có 14 lồi chiếm 5,20% tổng số lồi. Những lồi cây thuộc nhóm này chủ yếu là những lồi thân thảo ưa ẩm.

Hình 3.5. Phân bố các lồi cây thuốc theo mơi trường sống

Hình 3.5 cho ta thấy cái nhìn tổng quan về sự đa dạng về mơi trường sống của các loài cây thuốc được đồng bào dân tộc Thái tại huyện Quan Hóa sử dụng. Dựa trên kết quả này ta có thể đưa ra những biện pháp bảo tồn cây thuốc ưu tiên những sinh cảnh đa dạng về số loài cây thuốc. Đây là lợi thế trong việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn cây thuốc.

46,84 38,29 31,97 5,20 0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00 35,00 40,00 45,00 50,00 Tỷ lệ %

3.1.4. Các loài cây thuốc quý, hiếm thuộc diện bảo tồn

Từ danh lục các loài cây thuốc được đồng bào Thái ở huyện Quan Hoá sử dụng, chúng tơi đã lập danh sách những lồi cây thuộc diện bảo tồn. Điều này góp phần cho việc định hướng khai thác sử dụng cây thuốc bền vững và bảo tồn những loài cây thuốc quý, hiếm đang bị đe doạ. Các tài liệu được sử dụng là Sách đỏ IUCN và Sách đỏ Việt Nam, các Nghị định 32/2006/NĐ-CP, 160/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ [9,41,42,72]. Trong đó, khơng có lồi nào thuộc danh sách các lồi nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ của Nghị định 160/2013/NĐ-CP.

Bảng 3.8. Danh sách các loài cây thuốc thuộc diện bảo tồn

STT Tên phổ

thông Tên khoa học Bộ phận

sử dụng

Mức độ

IUCN SĐVN NĐ 32

1 Tắc kè đá Drynaria bonii Thân, lá VU 2 Thông đỏ đá

vôi Taxus chinensis Hạt, lá EN VU IIA

3 Ba gạc Rauvolfia verticillata Lá VU

4 Bình vơi Stephania rotunda Củ IIA

5 Hồi nước Limnophila rugosa Cả cây VU 6 Nắm cơm Kadsura heteroclita Quả,

thân VU

7 Lan kim tuyến Anoectochilus

calcareous Cả cây EN IA

8 Thạch hộc Dendrobium nobile Cả cây EN IIA Chú thích mức độ đe dọa

VU: Sắp nguy cấp EN: Nguy cấp

IA: Nhóm thực vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại IIA: Nhóm thực vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại

3.2. Kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của dân tộc Thái ở huyện Quan Hóa

3.2.1. Kinh nghiệm sử dụng các bộ phận làm thuốc

Đối với mỗi loài cây thuốc, khả năng trị bệnh phụ thuộc vào hoạt tính của những hoạt chất trong cây. Sự phân bố của các hoạt chất này là khác nhau đối với từng bộ phận của cây. Tùy từng lồi mà các ơng lang bà mế có sự khác biệt trong cách sử dụng: có thể sử dụng cả cây (thường dùng với các loài thân thảo hay thân leo), 3 bộ phận (lá, thân, củ hay rễ, vỏ, lá), 2 bộ phận (lá-thân, rễ thân, lá-quả). Một số loài chỉ dùng 1 bộ phận thường được kết hợp với các vị thuốc khác để đạt được hiệu quả chữa trị. Vì vậy chúng tơi tiến hành phân tích sự đa dạng về các bộ phận được sử dụng làm thuốc. Bảng 3.9. Các bộ phận được sử dụng làm thuốc Cả cây Lá Thân, cành Rễ, củ Khác (Hoa, quả, hạt, nhựa...) Số loài 60 123 98 64 35 Tỉ lệ % 22,30 45,72 36,43 23,79 13,01

Bảng 3.9 cho thấy lá là bộ phận được sử dụng nhiều nhất với 123 lồi chiếm 45,72%. Lá có thể được dùng tươi: với những lá khơng có độc có thể nhai đắp trực tiếp như: Thồm lồm (Polygonum chinense), sắc uống như Vối rừng (Syzygium

cumini), Phèn đen (Phyllanthus reticulata); những lá có độc có thể giã đắp để trị rắn

cắn hay mụn nhọt, lở loét như Lá ngón (Gelsemium elegans). Một số lồi có thể dùng hơ nóng để chữa bong gân như Náng (Crinum asiaticum), ngồi ra lá cũng được dùng khô sắc uống kết hợp với các cây thuốc khác.

Tiếp theo là thân, cành được sử dụng ở 98 loài, chiếm 36,43%. Thân cây có thể được dùng dưới nhiều cách khác nhau như: Tô mộc (Caesalpinia sappan) sắc uống, Sóc lơng (Glochidion zeylanicum) đun dùng như nước chè, thân cây Bọ mắm (Pouzolzia zeylanica) giã ra đắp lên vết thương hoặc như cây Xương bồ (Acorus tatarinowii) chỉ dùng để xông mà không uống.

Đứng thứ ba là rễ, củ với 64 loài chiếm 23,79%, thường phơi khô sắc uống để chữa các bệnh về đau xương, đau lưng hay dùng như một vị thuốc bổ như: Củ dại (Dioscorea bulbifera), Chông chông (Smilax perfoliata) hay Tu hú gỗ (Callicarpa

arborea).

Việc sử dụng cả cây chiếm số lượng ít hơn một chút với 60 lồi, chiếm 22,3% tập trung ở những loài cây thân thảo hoặc thân bụi nhỏ như Thông đất (Lycopodiella

cernua), Cơm lênh (Pothos repens), Bồ công anh (Lactuca indica)... Các bộ phận

khác như hoa, quả, hạt hay nhựa cây thì chỉ được sử dụng ở 35 loài, chiếm 13,01% với một số lồi như: Đu đủ (Carica papaya), Bìm bìm (Merremia bimbim), Vú bò (Ficus heterophylla), Bướm bạc cam-bốt (Mussaenda cambodiana)…

Hình 3.6. Các bộ phận được sử dụng làm thuốc

Hình 3.6 cho thấy rõ hơn lá cây là bộ phận được ưu tiên sử dụng. Việc đồng báo Thái ở Quan Hoá sử dụng lá cây là chủ yếu góp phần bảo tồn bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc ở đây. Vì khi thu hái lá cây để sử dụng sẽ ít làm ảnh hưởng đến cây thuốc đó. Tuy nhiên việc sử dụng thân, cành làm thuốc chiếm 36,43% cũng là một

60 123 98 64 35 Cả cây Lá Thân, cành Rễ, củ Khác (Hoa, quả, hạt, nhựa...)

điểm cần lưu ý trong công tác phát triển cây thuốc và bảo vệ tồn nguồn tài nguyên quý giá này.

Như đã trình bày ở trên, tác dụng của mỗi bộ phận là khác nhau đối với từng cây thuốc chữa bệnh. Để sử dụng hiệu quả cây thuốc thì đơi khi một bộ phận là khơng đủ. Chúng tôi đã tiến hành phân tích số bộ phận có thể sử dụng làm thuốc ở mỗi và đưa ra được kết quả tổng hợp ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Số các bộ phận được làm thuốc ở mỗi loài cây thuốc

Số bộ phận 1 bộ phận 3 bộ phận 4 bộ phận Cả cây Tổng Số loài 111 88 11 59 269 Tỉ lệ % 41,26 32,71 4,09 21,93 100,00

Ta có thể thấy ở bảng 3.10 số lượng loài cây thuốc chỉ dùng 1 bộ phận chiếm tỷ lệ cao nhất là 41,23% với 111 loài. Tiếp theo là những cây sử dụng 2 bộ phận chiếm 32,71%. Có 59 lồi có thể sử dụng tất cả các bộ phận làm thuốc, chiếm 21,93%. Cịn lại chỉ có 11 lồi sử dụng được 3 bộ phận, chiếm 4,09%.

3.2.2. Các phương thức sử dụng cây thuốc

Bên cạnh việc thu hái và kết hợp các bộ phận của cây để làm thuốc thì việc chế biến cũng như phương thức sử dụng thuốc cũng rất quan trọng. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tơi tiến hành phân tích trên 3 phương diện: trạng thái cây thuốc khi sử dụng; sử dụng cây thuốc trực tiếp hay kết hợp với nước, rượu; thuốc được sử dụng bên trong hay ngoài cơ thể.

Bảng 3.11. Các phương thức sử dụng thuốc

Trạng thái Phương thức Đường sử dụng

Tươi Khô Nước Rượu Trực tiếp Trong Ngoài

Số loài 269 103 223 16 73 217 85

Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy tất cả 269 lồi cây thuốc để có thể dùng tươi, trong khi đó chỉ có 103 lồi dùng được cả trạng thái khơ, chiếm 38,29%. Về phương thức sử dụng thì việc sử dụng với nước được ưu tiên hơn cả khi có tới 223 lồi, chiếm 82,90% số loài cây thuốc được sử dụng theo phương thức này. Số lồi cây thuốc có thể sử dụng trực tiếp ln thì chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nhiều với 27,14%. Cịn lại chỉ có 1 số nhỏ loài cây thuốc được sử dụng kết hợp với rượu, chiếm 5,95%. Tỉ lệ thuốc dùng bên trong cơ thể là 83,67%, dùng bên ngoài cơ thể là 31,60%. Dựa vào những con số trên ta có thể nhận thấy có những loài cây thuốc đồng thời được sử dụng kết hợp nhiều phương thức khác nhau, dùng được cả bên trong lẫn bên ngồi cơ thể.

Hình 3.7. Các phương thức sử dụng thuốc

Chúng tôi đã khái quát lại kết quả trên trong biểu đồ ở hình 3.7. Nhìn vào hình 3.7 ta thấy các cây thuốc được ưu tiên tuyệt đối sử dụng tươi. Phương thức sử dụng cây thuốc với nước (đun, sắc để uống hay tắm) chiếm ưu thế với số lượng loài nhiều gấp 3 lần so với số lồi có thể sử dụng trực tiếp (bằng cách nhai, giã đắp...). Trong khi đó việc sử dụng thuốc kết hợp với rượu chỉ chiểm một tỷ lệ khiêm tốn. Điều này có thể lý giải do việc ngâm thuốc với rượu địi hỏi một thời gian sau mới có thể sử dụng (từ một vài tháng tới cả năm). Để tận dụng tối đa hiệu quả của cây thuốc thì việc

sử dụng cây thuốc bên trong cơ thể cũng chiểm tỷ lệ lớn hơn là bên ngoài cơ thể. Việc sử dụng cây thuốc bên ngồi bằng cách giã đắp hay bơi, chà xát chủ yếu phù hợp với nhóm bệnh ngồi da trong số rất nhiều nhóm bệnh mà chúng tơi sẽ trình bày trong phần sau.

3.2.3. Các nhóm bệnh sử dụng cây thuốc để chữa trị

Sau khi kết hợp việc tham khảo một số tài liệu về cây thuốc và Y học cổ truyền của Đỗ Tất Lợi [31], Võ Văn Chi [12], Nguyễn Nghĩa Thìn [38]... và dựa trên số liệu thu được, chúng tôi chia các bệnh được đồng bào Thái ở huyện Quan Hoá ở dụng cây thuốc chữa trị thành các nhóm bệnh sau:

Bảng 3.12. Các nhóm bệnh được điều trị STT Nhóm bệnh Số lồi Tỷ lệ % STT Nhóm bệnh Số loài Tỷ lệ % 1 Bênh xương khớp 80 29,74 2 Bệnh tiêu hóa 61 22,68 3 Bệnh ngồi da (ghẻ, mụn), cầm máu, rắn cắn 60 22,30 4 Hô hấp, cảm sốt 52 19,33

5 Bổ mát, nội tiết, Gan 41 15,24

6 Bệnh phụ nữ 29 10,78

7 Thận, bài tiết 24 8,92

8 Thần kinh, đau đầu 10 3,72

9 Khác (răng, tai, mắt...) 24 8,92

Từ kết quả ở bảng 3.12 ta thấy được có 8 nhóm bệnh chính, và các nhóm bệnh ít gặp hơn được xếp chung vào nhóm các bệnh khác. Trong đó các lồi cây thuốc chữa nhóm bệnh về cơ, xương khớp chiếm tỉ lệ cao nhất là 29,74% với 80 loài. Đứng thứ 2 là các lồi cây chữa nhóm bện đường tiêu hố với 61 lồi chiếm 22,68%. Chỉ ít hơn 1 lồi là nhóm bệnh ngồi da, cầm máu, rắn cắn chiếm tỉ lệ 22,30%. Kế đến là nhóm bệnh về hơ hấp, cảm sốt với 52 loài chiếm 19,33%. Kết quả này cũng phản ánh

phần nào về cuộc sống của người dân đồng bảo Thái ở huyện Quan Hoá. Khi mà các hoạt động lao động cũng như sinh hoạt hàng ngày phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, người dân thường xuyên vào rừng khai thác và sử dụng lâm sản cũng như điều kiện đi lại và vệ sinh cịn hạn chế.

Hình 3.8 cho chúng ta thấy rõ hơn các lồi cây thuốc chữa các nhóm bệnh về xương khớp, tiêu hố và ngồi da là nhiều nhất. Tiếp theo là các lồi chữa nhóm bệnh do thời tiết (ho, cảm sốt), cũng như các lồi cây thuốc có tác dụng uống bổ, mát, lợi gan, thanh nhiệt. Các nhóm bệnh về thận, bài tiết hay bệnh về thần kinh, đai răng, tai mắt là ít gặp nhất.

Hình 3.8. Các nhóm bệnh được điều trị

3.2.4. Một số bài thuốc của đồng bào dân tộc Thái ở khu vực nghiên cứu

Trong q trình điều tra, chúng tơi đã thu thập và ghi chép lại được một số thông tin bài thuốc của người dân tộc Thái tại huyện Quan Hóa. Rõ ràng để có thể điều trị bệnh thì chỉ sử dụng một lồi cây thuốc là khơng đủ mà còn cần kết hợp nhiều vị thuốc khác nhau mới đạt được hiệu quả tốt nhất.

80 61 60 52 41 29 24 24 10 Cơ xương gân

Tiêu hoá Cầm máu, ngồi da (ghẻ, mụn), rắn cắn Hơ hấp cảm sốt Bổ mát, nội tiết, Gan Bệnh phụ nữ Thận bài tiết Khác (răng, tai, mắt...) Thần kinh, đau đầu

Bảng 3.13. Một số bài thuốc của đồng bào Thái ở huyện Quan Hóa

STT Tên bài thuốc Thành phần Cách dùng

1 Bài thuốc chữa vô sinh

Dền lá to (Desmos

pedonculosus)

Bạch đồng nữ

(Clerodendrum chinese)

Dền lấy phần thân và lá, Bạch đồng nữ lấy cả cây rửa sạch, không cần thái nhỏ. Sắc lên lấy nước uống.

2 Bài thuốc chữa tiêu chảy

Mua thường (Melastoma

normale)

Roi (Syzygium jambos) Chè (Camellia sinensis)

Mua lấy cả cây kèm lá roi và lá chè (không lấy lá non) về rửa sạch, sắc đặc uống trước bữa ăn là hiệu quả nhất.

3 Bài thuốc chữa tiêu chảy

Sâm cau (Dracaena

cochinchinensis)

Tiêu lá tím (Piper

longum)

Sâm cau lấy lá nhai kỹ rồi nuốt. Tiêu lấy hoa hoặc quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của dân tộc thái ở huyện quan hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 38)