Các bộ phận được sử dụng làm thuốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của dân tộc thái ở huyện quan hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 44 - 46)

Hình 3.6 cho thấy rõ hơn lá cây là bộ phận được ưu tiên sử dụng. Việc đồng báo Thái ở Quan Hoá sử dụng lá cây là chủ yếu góp phần bảo tồn bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc ở đây. Vì khi thu hái lá cây để sử dụng sẽ ít làm ảnh hưởng đến cây thuốc đó. Tuy nhiên việc sử dụng thân, cành làm thuốc chiếm 36,43% cũng là một

60 123 98 64 35 Cả cây Lá Thân, cành Rễ, củ Khác (Hoa, quả, hạt, nhựa...)

điểm cần lưu ý trong công tác phát triển cây thuốc và bảo vệ tồn nguồn tài nguyên quý giá này.

Như đã trình bày ở trên, tác dụng của mỗi bộ phận là khác nhau đối với từng cây thuốc chữa bệnh. Để sử dụng hiệu quả cây thuốc thì đơi khi một bộ phận là khơng đủ. Chúng tôi đã tiến hành phân tích số bộ phận có thể sử dụng làm thuốc ở mỗi và đưa ra được kết quả tổng hợp ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Số các bộ phận được làm thuốc ở mỗi loài cây thuốc

Số bộ phận 1 bộ phận 3 bộ phận 4 bộ phận Cả cây Tổng Số loài 111 88 11 59 269 Tỉ lệ % 41,26 32,71 4,09 21,93 100,00

Ta có thể thấy ở bảng 3.10 số lượng loài cây thuốc chỉ dùng 1 bộ phận chiếm tỷ lệ cao nhất là 41,23% với 111 loài. Tiếp theo là những cây sử dụng 2 bộ phận chiếm 32,71%. Có 59 lồi có thể sử dụng tất cả các bộ phận làm thuốc, chiếm 21,93%. Cịn lại chỉ có 11 lồi sử dụng được 3 bộ phận, chiếm 4,09%.

3.2.2. Các phương thức sử dụng cây thuốc

Bên cạnh việc thu hái và kết hợp các bộ phận của cây để làm thuốc thì việc chế biến cũng như phương thức sử dụng thuốc cũng rất quan trọng. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tơi tiến hành phân tích trên 3 phương diện: trạng thái cây thuốc khi sử dụng; sử dụng cây thuốc trực tiếp hay kết hợp với nước, rượu; thuốc được sử dụng bên trong hay ngoài cơ thể.

Bảng 3.11. Các phương thức sử dụng thuốc

Trạng thái Phương thức Đường sử dụng

Tươi Khô Nước Rượu Trực tiếp Trong Ngoài

Số loài 269 103 223 16 73 217 85

Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy tất cả 269 lồi cây thuốc để có thể dùng tươi, trong khi đó chỉ có 103 lồi dùng được cả trạng thái khơ, chiếm 38,29%. Về phương thức sử dụng thì việc sử dụng với nước được ưu tiên hơn cả khi có tới 223 lồi, chiếm 82,90% số loài cây thuốc được sử dụng theo phương thức này. Số lồi cây thuốc có thể sử dụng trực tiếp ln thì chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nhiều với 27,14%. Cịn lại chỉ có 1 số nhỏ loài cây thuốc được sử dụng kết hợp với rượu, chiếm 5,95%. Tỉ lệ thuốc dùng bên trong cơ thể là 83,67%, dùng bên ngoài cơ thể là 31,60%. Dựa vào những con số trên ta có thể nhận thấy có những loài cây thuốc đồng thời được sử dụng kết hợp nhiều phương thức khác nhau, dùng được cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của dân tộc thái ở huyện quan hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 44 - 46)