Hiệu quả kinh tế LUT7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội cho sử dụng và phát triển nông nghiệp bền vững dải ven biển tỉnh hà tĩnh (Trang 79 - 81)

Đơn vị tính: 1000đ/ha/năm

Cơng thức ln canh

Chi phí Tổng chi phí Năng suất (tấn/ha/ năm Tổng thu nhập Thu nhập thuần Vật chất Công lao ộng

Quảng canh cả năm: Tôm Sú

+Tôm Rảo + Rau câu + Cá 30000 10000 40000 0,5 84000 44000 Thâm canh nƣớc lợ:

Tôm sú: 2vụ/năm 146000 40000 186000 2,8 392000 206000

Tôm Rảo: 2vụ/năm 60000 28000 88000 1,8 180000 92000

Tôm Chân Trắng:2vụ/năm 220000 80000 300000 10 650000 350000

*Hiệu quả xã hội: nuôi trồng thủy sản với đối tƣợng chính là tơm đã giải

quyết đƣợc việc làm cho lao động tại địa phƣơng, góp phần ổn định và nâng cao chất lƣợng sống cho ngƣời dân ven biển. Theo điều tra tính tốn thì loại hình này giải quyết cho khoảng 350 đến 1000 công lao động/ha/năm với giá trị ngày công rất cao (từ 91,4 đến 350ngàn đồng/công). Mặt khác, việc nuôi tôm công nghiệp sẽ tạo điều kiện cho các nhà máy chế biến thủy sản hình thành và phát triển, tạo thêm việc làm và các dịch vụ xã hội trong vùng nghiên cứu.

*Hiệu quả môi trường: loại hình ni trồng thủy sản tuy mang lại hiệu quả

kinh tế, xã hội rất cao và trƣớc mắt có thể biến vùng đất cát nghèo, hoang hóa trở thành trù phú, sôi động với nhiều dự án, mô hình ni tơm. Nhƣng việc ni thâm canh cao diễn ra ồ ạt với mọi qui mô đang diễn ra trong vùng một mặt chƣa chú trọng đến việc xử lý các vấn đề môi trƣờng, mặt khác lại phải sử dụng lƣợng nƣớc nhiều (cả nƣớc ngọt và nƣớc mặn) trên vùng nƣớc khô hạn buộc ngƣời nuôi tôm phải dùng biện pháp khoan nƣớc ngầm một cách ồ ạt đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho môi trƣờng nhƣ: thứ nhất, phá vỡ hệ sinh thái vùng cát, làm cạn kiệt nhanh nguồn nƣớc ngầm, tăng hiện tƣợng sụt lún hạ tầng và xói mòn đất cát ven biển, ảnh hƣởng tới nguồn nƣớc phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt và các nhu cầu thiết yếu khác trong tƣơng lai. Sự sụt giảm nguồn nƣớc ngọt ven biển có thể dẫn

đến khơ kiệt bề mặt các vùng đất nằm sâu bên trong đất liền, làm mất cân bằng áp lực khiến cho nƣớc mặn từ biển ngấm sâu vào các vùng đất xung quanh. Từ đó có thể gây ra hạn hán và hoang mạc hóa cục bộ, làm giảm năng suất, thậm chí là mất mùa trên những diện tích lớn. Sự xâm nhập mặn, thiếu nƣớc ngọt gây khó khăn cho việc sản xuất tôm giống ven biển và gây chết những khoảnh rừng phịng hộ ít ỏi do bị ao tôm xâm lấn, dẫn đến hiện tƣợng cát bay, cát chảy và bão cát. Thứ hai, lƣợng chất thải từ tôm lớn gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng vì theo tính tốn, mỗi năm 1ha thải ra 8 tấn chất thải rắn, gồm vỏ tơm lột, thức ăn thừa; các hóa chất xử lý ao đầm nhƣ vơi, thuốc tím, clorin tan trong nƣớc, tích tụ dƣới đáy ao; nƣớc thải từ các trại tôm nuôi đƣợc thải trực tiếp ra môi trƣờng, không qua xử lý gây ô nhiễm mơi trƣờng nghiêm trọng và gây mặn hóa nguồn nƣớc ngầm.

Nhƣ vậy, có thể thấy việc ni tơm thâm canh cao trong vùng chƣa đảm bảo tính bền vững. Vì vậy để duy trì loại hình này cần sự đầu tƣ và quản lý tổng hợp.

3.2.3.8. Hiệu quả loại sử dụng đất rừng (LUT 8)

* Hiệu quả kinh tế: có 3 cơng thức luân canh là rừng Sú vẹt - đƣớc (rừng ngập mặn) chủ yếu trên đất ngập triều và đất mặn sú vẹt đƣớc; rừng trồng (Phi lao, Keo lá tràm, Bạch đàn, Xoan... trên đất cồn cát và đất cát) và rừng trồng (Bạch đàn chanh) trên đất cát biển. Các công thức luân canh này mang lại hiệu quả kinh tế chủ yếu là gỗ, củi từ rừng trồng (Phi lao, Bạch đàn, Xoan...) và nguồn lợi thủy hải sản lớn khai thác từ rừng ngập mặn. Mơ hình thử nghiệm sản xuất và chƣng cất tinh dầu từ bạch đàn chanh” tại xã Thạch Hải - một xã nghèo ven biển của Hà Tĩnh. Đây là mơ hình kinh tế sinh thái mở, hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định cho ngƣời dân.

*Hiệu quả xã hội: loại hình này tạo cơng ăn việc làm cho lực lƣợng lao động

khai thác thủy sản, trồng rừng. Đặc biệt với mơ hình lâm - ngƣ kết hợp (ni tôm trong rừng ngập mặn và vừa trồng cây bạch đàn chanh lấy dầu vừa nuôi ốc hƣơng, Vẹm xanh, cá Dìa, Hàu...) đã tạo ra một ngành nghề mới cho ngƣời dân ven biển và triển vọng phát triển kinh tế trang trại trên vùng đất chết. Điều này có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội vì nó có thể giải quyết việc làm cho lực lƣợng lao động lớn vùng ven biển đồng thời sẽ góp phần cải thiện mức sống ổn định, bền vững cho ngƣời dân.

* Hiệu quả môi trường: loại hình này có vai trị quan trọng trong vấn đề bảo

vệ đất và môi trƣờng, cụ thể là:

- Đối với rừng trồng là phi lao, bạch đàn, xoan trên đất cát và cồn cát và sẽ phủ xanh, chống cát bay, cát chảy và giúp mở rộng diện tích trồng trọt khi trồng phi lao đến sát mép thủy triều. Còn rừng trồng là bạch đàn chanh trên đất cát ven biển và vùng ngập mặn cũng tạo thành hàng rào xanh vừa chắn cát di động vừa chống đƣợc hạn thƣờng xuyên, chống đƣợc ngập tạm thời, tạo điều kiện cho vùng đất cát và vùng ngập mặn khơng cịn bị hoang hóa.

- Đối với rừng sú vẹt đƣớc vừa chắn sóng, chắn cát; chống bão lũ; chống xói mịn đất; điều tiết vi khí hậu, duy trì hệ sinh thái môi trƣờng tự nhiên.

3.2.3.9. Hiệu quả loại sử dụng đất đồng muối (LUT 9)

*) Hiệu quả kinh tế: trƣớc đây, loại hình này khơng mang lại hiệu quả kinh tế

cho diêm dân ven biển vì giá muối chỉ 500 đ/kg. Do đó, diêm dân trên địa bàn nghiên cứu đa số bỏ nghề, đồng muối có xu hƣớng hoang hố. Tuy nhiên từ năm 2007, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông – Khuyến lâm xây dựng mơ hình cải tạo, nâng cấp đồng muối sạch cho bà con nông dân ở các vùng chuyên trồng muốn nhƣ các xã ở huyện Lộc Hà, Kỳ Anh và tổ chức lớp tập huấn cho các hộ nông dân, cán bộ khuyến nông đi tham quan học tập mơ hình sản xuất muối sạch xuất khẩu tại Nam Định. Do đó, hiện nay muối đã khơng cịn bị mất giá, với giá bán 1.300-1.650đ /kg cao hơn gấp 3 lần so với thời điểm năm 2006 về trƣớc. Diện tích làm muối ở Hà Tĩnh khoảng 241ha chủ yếu là hình thức phơi cát. Ngồi ra, một số hộ dân cũng đã áp dụng phƣơng pháp làm muối sạch bằng trải bạt với sản lƣợng lên tận 440 tấn/ha nhƣng chi phí đầu tƣ bạt phơi Hàn Quốc mất chi phí khá lớn. Do đó, hình thức làm muốn theo trải bạt vẫn còn chƣa đƣợc áp dụng nhiều.

*) Hiệu quả xã hội: Nghề làm muối đã giải quyết việc làm cho ngƣời dân các xã

cực khó khăn ở vùng Hà Tĩnh. Do sự đổi mới trong sản xuất muối mà đem lại thu nhập cao cho ngƣời dân. Năng suất 80 tấn/ ha/ năm cho thu nhập thuần khoảng 54 triệu /ha/ năm. Trong khi sản xuất truyền thống chỉ thu đƣợc 60-70 tấn/ha với giá bán chỉ 500đ/kg nên chỉ thu đƣợc 30-40 triệu/ha/ năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội cho sử dụng và phát triển nông nghiệp bền vững dải ven biển tỉnh hà tĩnh (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)