Bản đồ đất dải ven biển Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội cho sử dụng và phát triển nông nghiệp bền vững dải ven biển tỉnh hà tĩnh (Trang 46)

Việc đảm bảo tƣới tiêu chủ động, tăng cƣờng bón phân nhất là phân hữu cơ đƣợc coi là điều kiện cần thiết nhằm tăng sinh khối. Ngoài ra, để bảo vệ đất canh tác cần có đai rừng chắn cát bay bằng các vành đai phi lao, keo lá tràm.

b. Nhóm đất mặn

Nhóm đất mặn ở Hà Tĩnh có tổng diện tích là 8.090 ha, chiếm 12,52% DTTN. Có 3 loại đất mặn ở vùng ven biển Hà Tĩnh là: Đất mặn ngập triều (NT), đất mặn nhiều (Mn), đất mặn trung bình (M), đất mặn ít (Mi).[5]

* Đất mặn ngập triều (NT):

Diện tích 2.880ha chiếm 33,6% diện tích đất mặn, phân bố ở hầu hết các huyện trừ TP Hà Tĩnh. Là đất thƣờng xuyên ngập nƣớc biển và chỉ thích hợp với cây rừng ngập mặn nhƣ: đƣớc, sú, vẹt, mắm, bần,... Tuy có diện tích khơng lớn nhƣng vơ cùng quan trọng trong việc trồng rừng ngập mặn bảo vệ bờ biển và nuôi trồng thủy sản.

* Đất mặn nhiều (Mn):

Đất mặn nhiều có diện tích 840ha (chiếm 10,38% DTTN). Phân bố tập trung ở địa hình tƣơng đối thấp, ven đầm phá, ảnh hƣởng mặn do thủy triều gồm 3 huyện Lộc Hà, Thạch Hà, Kỳ Anh.

Đất mặn nhiều có TPCG nặng, tỷ lệ sét tới 40 - 65%. Phản ứng đất mặn nhiều ở Hà Tĩnh hơi chua, pHKCl5,9 - 6,2. Độ mặn trong đất rất cao ở các tầng đất thay đổi khoảng (EC: 0,76 - 1,83 mS/cm). CEC cao (17 - 20 me/100g đất ); trong đó Mg2+ đạt 6,5 - 10,7 me/100g đất và Ca2+ là 3,5 - 6,5 me/100g đất, làm cho bão hòa bazơ đạt 65 - 75%. Hàm lƣợng chất hữu cơ, đạm và lân tổng số đều ở mức trung bình (OM: 2,1 - 2,6%; N: 0,14 - 0,2% và P2O5: 0,05 - 0,11%); Kali tổng số trung bình (1,1 - 1,6%). Độc

chất trong đất chủ yếu là độ mặn cao và sắt hòa tan khá cao: tổng số muối tan 1,2 - 2,2%; hàm lƣợng Cl- 0,1 - 0,3% và sắt hòa tan rất cao, 23 - 77 mg Fe2+/100g đất, ngồi ra cịn có SO42- nhỏ 0,07 - 0,08%.

Hƣớng sử dụng: hiện nay, đất mặn nhiều (Mn) thƣờng đƣợc sử dụng chủ yếu để nuôi tôm, làm ruộng muối. Một số vùng có đất mặn nhiều có rừng tự nhiên hoặc rừng trồng nằm chủ yếu trong vành đai rừng phịng hộ ven biển, đất thích hợp cho ni tơm theo kiểu quảng canh.

* Đất mặn trung bình và ít (M và Mi) :

Đất mặn trung bình có diện tích 1.570 ha (chiếm 1,94% DTTN), đất mặn ít có diện tích 2.800 ha (chiếm 34,62% DTTN). Phân bố ở các huyện nhƣ Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Đây là vùng đất tƣơng đối ổn định, gần khu dân cƣ, đƣợc cải tạo sử dụng nhiều năm, không bị ảnh hƣởng của thủy triều.

Đất mặn trung bình và ít có TPCG là cát pha, thịt nhẹ (tỷ lệ cát 50 - 76%) nên quá trình giữ nƣớc và chất dinh dƣỡng hạn chế, tỷ lệ sét ở tầng đất 36 - 46%. Đất có phản ứng hơi chua (pHKCl 5,8 - 6,6). Độ dẫn điện cũng có những thay đổi theo độ sâu tƣơng quan với phản ứng đất; ở tầng đất mặt EC 0,07 - 0,28 mS/cm, ở các tầng sâu (>50cm) EC tới 0,4 mS/cm đất, CEC cao (8,98 - 9,94 meq/100g đất); trong đó Mg2+: 0,64 - 1,28 meq/100g đất và Ca2+: 2,08 - 3,2 meq/100g đất; độ bão hòa bazơ từ 55 - 70%. Hàm lƣợng chất hữu cơ, đạm, lân tổng số trong đất từ trung bình khá (OM: 0,59 - 2,24%; N: 0,056 - 0,095% và P205: 0,042 - 0,112%); Kali tổng số trung bình đến khá (1,3 - 1,9% ).

Hƣớng sử dụng: đất mặn trung bình và ít thƣờng sử dụng để nuôi trồng thủy sản, lúa và hoa màu, là loại đất khá tốt có thể sử dụng để trồng trọt, nuôi tôm cá tuỳ thuộc vào việc khống chế và điều tiết nguồn nƣớc, tuy nhiên do thiếu nguồn nƣớc ngọt vào mùa khô nên hiện nay một số diện tích vẫn cịn là một vụ lúa.

c. Nhóm đất phèn

Dải ven biển tỉnh Hà Tĩnh chỉ có đất phèn ít và trung bình, mặn ít (SMi) có diện tích 16.450 ha chiếm 25,47% DTTN vùng nghiên cứu. Đất có phản ứng chua (pHKCl 3,4 - 4,2), độ dẫn điện EC không cao (0,03 - 2,59 mS/cm), Cl-/SO42- 1,5 - 2. Độc Fe lớn với Fe2+ hòa tan 45 - 140 mg/100g đất (phụ lục 2). [4]

Hƣớng sử dụng: loại đất này đƣợc sử dụng nhiều hơn đất phèn trung bình với các loại hình đa dạng nhƣ: lúa, màu... Một số nơi ngƣời dân đã chuyển sang nuôi cá thay bằng việc trồng các loại cây kém hiệu quả.

3.1.1.5. Vấn đề về môi trường

- Nông nghiệp: Dải ven biển Hà Tĩnh có các cây trồng chủ đạo là: lúa, ngô, khoai lang; cây thực phẩm gồm rau, đậu đỗ các loại. Nhóm cây CNNN chủ yếu là lạc, vừng, mía, đậu tƣơng đang có xu hƣớng tăng nhanh cả về diện tích và sản lƣợng. Cây dài ngày, chủ yếu là các loại cây ăn quả nhƣ: cam, chanh...

- Lâm nghiệp: Ở vùng sát bờ biển chủ yếu trồng rừng phòng hộ ven biển (đáng chú ý nhất là vùng ven biển Nam Hà Tĩnh trở vào vì ở đây tình trạng cát bay, cát nhảy thƣờng xuyên xảy ra ảnh hƣởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân). Chủng loại cây trồng đƣợc lựa chọn cho phát triển rừng trồng ngập mặn và rừng chắn sóng, chắn cát chủ yếu là các loại cây: phi lao, sú vẹt, đƣớc. Các giống phi lao mới của Trung Quốc có độ chịu hạn cao và nhanh lớn đƣa vào trồng ở các vùng đất cát ven biển tạo ra hệ thống đai rừng phòng hộ. Theo cục thống kê 1996, Hà Tĩnh đã trồng phục hồi 46ha rừng ngập mặn. Trong giai đoạn 1998-2005, đƣợc tổ chức JRC (Chữ thập đỏ Nhật Bản; DRC: Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch) tài trợ, Hà Tĩnh đã trồng mới đƣợc 650ha RNM trong đó có 89ha diện tích rừng ngập mặn trồng xen (trồng đa dạng các loài cây ngâp mặn nhƣ đƣớc, mắm, bần).[ Nguồn: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Tổ chức ACTMANG, Hồng 2002]

- Vùng nghiên cứu có tiềm năng và thế mạnh trong việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Các loại thuỷ sản đƣợc nuôi trồng chủ yếu là: tôm, cua, cá. Sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu tham gia xuất khẩu nhƣ nuôi tôm ở Thạch Hà, Cẩm Xuyên. Tuy nhiên, trong các mơ hình ni trồng thủy sản ở dải ven biển Hà Tĩnh hiện nay, việc xả nƣớc thải cịn tùy tiện gây ơ nhiễm mơi trƣờng ven bờ biển, gây phú dƣỡng, ảnh hƣởng đến quá trình sinh trƣởng và phát triển của nguồn lợi hải sản tự nhiên. Ngoài việc xả nƣớc thải ra biển, nhiều hộ ni hiện nay cịn xả trực tiếp nƣớc thải và bùn ao nuôi ngay trên khu vực đất cát cạnh bờ đầm nuôi, gây ô nhiễm và mặn hoá nguồn nƣớc ngầm. Vùng cát là nơi có đặc trƣng cố kết địa tầng yếu, nên việc khai thác quá mức nƣớc ngầm cho sản xuất và sinh hoạt nói chung và cho ni tơm trên cát nói riêng sẽ

dẫn đến tình trạng sụt lún địa tầng khu vực, mặn ngấm vào trong lịng đất, gây mặn hố đất và nguồn nƣớc ngầm.

- Chất lƣợng nƣớc:

+ Chất lƣợng nƣớc mặt trong những đợt mƣa lũ ở Hà Tĩnh bị giảm sút nghiêm trọng, do nƣớc lũ cuốn theo và hòa tan chất bẩn tích tụ từ những bãi thu gom, tập kết và xử lý chất thải, hệ thống thoát nƣớc bị phá hủy, phân rác từ các nhà vệ sinh, hệ thống cống rãnh,… Ô nhiễm hữu cơ, vi sinh vật gây bệnh rất cao, lan truyền nhanh và diện rộng sau những đợt mƣa lũ. Chất lƣợng nƣớc mặt vào mùa khô tƣơng đối tốt ở thƣợng lƣu các con sông, tuy nhiên ở hạ lƣu, các cửa sông bị xâm nhập mặn sâu vào đất liền, ảnh hƣởng đến nƣớc tƣới cho cây trồng.

+ Chất lƣợng nƣớc ngầm: Chất lƣợng nƣớc ngầm tƣơng đối tốt, có thể dùng làm nguồn nƣớc phục vụ cho cấp nƣớc sinh hoạt, nhƣng nƣớc ngầm ở một số vùng ven biển bị ơ nhiễm, trong đó có :

 Ơ nhiễm sắt và Asen: huyện Kỳ Anh; huyện Thạch Hà có 2 xã có nguy cơ ơ nhiễm cao (Thạch Bằng, Việt Xuyên), 2 xã có nguy cơ ô nhiễm trung bình (Thạch Kênh, Thạch Đài), 2 xã có nguy cơ ơ nhiễm thấp (Thạch Long, Thạch Sơn).

 Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật: Hiện nay các kho thuốc bảo vệ thực vật (trong đó chứa hàm lƣợng lớn DDT, 666) tồn đọng từ thời kỳ chiến tranh chống Mỹ để lại tại 11 điểm trên địa bàn tỉnh chƣa đƣợc xử lý. Các huyện bị ô nhiễm do thuốc trừ sâu gây ra là: xã Thạch Lựu, Thạch Vĩnh thuộc huyện Thạch Hà; xã Cẩm Mỹ, Cẩm Thành thuộc huyện Cẩm Xuyên.

3.1.2. Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội tác động lên dải ven biển Hà Tĩnh

3.1.2.1 Phát triển kinh tế

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của dải ven biển Hà Tĩnh theo các năm: trong tổng GDP tồn vùng, ngành nơng nghiệp đang có xu hƣớng giảm từ 29,05% năm 2010 còn 25,85% năm 2012. Ngành cơng nghiệp có xu hƣớng tăng từ 31,82% năm 2010 đến 37,88% năm 2012. Ngành dịch vụ - du lịch giảm nhẹ từ 37,9% năm 2010 xuống còn 32,7% năm 2012. (Bảng 8 )

Kinh tế Hà Tĩnh có tốc độ tăng trƣởng khá, tổng sản phẩm GDP tăng hàng năm bình quân đạt 10%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, theo hƣớng tăng tỷ trọng Công nghiệp, giảm tỷ trọng Nông nghiệp, Dịch vụ.

Bảng 8: Chuyển dịch c cấu kinh tế giai oạn 2010-2012

ĐVT: %

Hạng mục 2010 2012

Tổng số 100 100

Nông , lâm , ngƣ 29,05 25,85 Công nghiệp – Xây dựng (CN-XD) 31,82 37,88 Dịch vụ - du lịch 37,9 32,85

[Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2012]

Các thành phần và lĩnh vực kinh tế đều phát triển tạo ra sự phát triển đồng đều và vững chắc của nền kinh tế. Hiện tại, các ngành cơng nghiệp có hàm lƣợng khoa học kỹ thuật cao nhƣ: Công nghệ cao, công nghệ điện tử, công nghiệp nặng, cơ khí đã và đang đƣợc đầu tƣ vào Hà Tĩnh.

Trong những năm qua Hà Tĩnh đã có cơng tác quy hoạch, đầu tƣ xây dựng cơ bản, cùng với việc hồn thiện và ban hành các cơ chế, chính sách thơng thống và hấp dẫn. Hiện tại, Hà Tĩnh có 2 khu kinh tế và các khu cơng nghiệp đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích gần 80.000ha và nhiều cụm cơng nghiệp khác trên địa bàn tỉnh. Trong đó Khu kinh tế Vũng Áng có diện tích 22.781ha thuộc dải ven biển Hà Tĩnh, đã có 90 dự án đầu tƣ với tổng vốn đăng ký 190.000 tỷ đồng; khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo có diện tích tự nhiên 56.000ha, đã có 10 dự án đầu tƣ mới, với tổng vốn đăng ký đầu tƣ là 1.400 tỷ đồng.

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành giảm từ năm 2010 đến năm 2012 là 29,05% xuống cịn 25,85% giảm bình qn là 1,6%/ năm. [12]

0 5 10 15 20 25 30 35 40 2010 2012

Nơng, Lâm. Ngư CN-XD

Dịch vụ

%

Năm

Hình 3: Biểu ồ chuyển dịch c cấu kinh tế giai oạn 2010 – 2012 Bảng 9: Bảng so sánh giá trị sản xuất nông nghiệp 2008 -2010

Hạng mục Giá trị sản xuất triệu ồng Tốc ộ tăng (%/năm)

2008 2010 2012

Trồng trọt 4129531 4429442 5661544 17,53%

Chăn nuôi 1920585 2459431 4043654 46,23%

Dịch vụ và các

hoạt động khác 133285 265837 414349 77,65%

[Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2012] Trong đó, dịch vụ tăng mạnh nhất lên tới 77%, sau đó đến chăn ni và trồng trọt là 46,23% và 17,53%.

Nếu xét về tỷ trọng của các ngành trong nông nghiệp thì trồng trọt tăng ít nhất nhƣng nó vẫn chiếm tới 55,95% GTSX toàn ngành năm 2012. Dịch vụ và các hoạt động khác tuy tăng tới 77,65% nhƣng chỉ chiếm 4, 09 % GTSX tồn ngành 2012. Nhìn chung cơ cấu sản phẩm tƣơng đối ổn định và trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính. (Bảng 10)

Trồng trọt vẫn là trọng tâm trong cơ cấu phát triển nông nghiệp cũng nhƣ phát triển kinh tế dải ven biển. Các huyện thuộc dải ven biển Hà Tĩnh đều có thế mạnh phát triển nông nghiệp trên cả 3 mặt : trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Bảng 10: C cấu sản phẩm nông nghiệp 2008 -2012 Hạng mục C cấu (%) 2008 2010 2012 Trồng trọt 66,78 61,91 55,95 Chăn nuôi 31,06 34,37 39,96 Dịch vụ và các hoạt động khác 2,16 3,72 4,09

[Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2012]

Sản xuất nông nghiệp hiện đang là ngành sản xuất trọng điểm của các dải ven biển. Tuy mức đóng góp của ngành nơng nghiệp trong tổng DGP không lớn chỉ chiếm 25,85% nhƣng hàng năm đã tạo việc làm và đời sống ổn định cho hơn 70% cƣ dân ven biển. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2008 2010 2012 Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ % Năm

Hình 4: C cấu sản phẩm nơng nghiệp 2008 -2012

Các mơ hình sản xuất trong trồng trọt và chăn nuôi đang đƣợc phát triển mạnh ở nhiều địa phƣơng ven biển. Đặc biệt là chăn nuôi và thủy sản tăng và chiếm tỷ trọng cao (39,96% năm 2012) trong giá trị sản xuất nông nghiệp ven biển.

Trồng trọt:

Chủ yếu trồng các cây lúa ngô, lƣơng thực có hạt, cây rau, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm. Thế mạnh của các huyện ven biển Hà Tĩnh là trồng các cây ngắn ngày nhƣ : rau, đậu, lạc, vừng, cói,...Các cây trồng có giá trị sản phẩm hàng hóa ngày càng tăng nhƣ lúa, ngơ, lạc, đậu đen, đậu xanh.

Các công thức luân canh cây trồng cho sản lƣợng trung bình 40-50 tạ /ha nhƣ: Lúa xuân – lúa mùa, lúa mùa – ngô, ngô xuân – đậu tƣơng.

Bảng 11. Năng suất 1 số cây trồng chính ở dải ven biển Hà Tĩnh

ĐVT: Tạ/ha

TT

Cây trồng 2008 2010 2012 Tốc ộ tăng (%/năm)

1 Lúa 46,26 41,86 48,6 3,3 2 Ngô 24,87 34,46 28,95 11,28 3 Khoai lang 61,03 62,44 63,38 1,9 4 Sắn 121,01 116,12 141,02 8,7 5 Đỗ tƣơng 3,71 4,67 7,5 43,23 6 Vừng 3,42 3,39 4,52 16,23 7 Lạc 21,62 21,1 20,98 -1,48 8 Thuốc lá, lào 5,00 5, 00 10,00 50

[Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2012]

Hầu hết các cây trồng chính của vùng đầu có xu hƣớng tăng năng suất hàng năm trong đó có đỗ tƣơng, thuốc lá tăng năng suất cao nhất lần lƣợt là 43,23% và 50%. Diện tích trồng vừng, ngơ, tăng khá là 16,23% và 11,28%. Còn lúa, khoai lang, sắn tăng chậm. Lạc thì có năng suất ổn định và có xu hƣớng giảm 1 chút so với năm trƣớc để kết hợp trồng các cây họ đậu khác.

*) Ngành thủy sản:

Bảng 12: Sản lượng th y sản theo các năm c a vùng nghiên cứu

Hạng mục 2008 2010 2012 Tốc ộ tăng

(%/ năm)

Sản lƣợng thủy sản theo các năm của vùng nghiên cứu (nghìn tấn)

30,2 32,9 37,3 11,15

[Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2012

Các huyện ven biển Hà Tĩnh có diện tích ni trồng thủy sản khá lớn với diện tích 4.582 ha năm 2012 chiếm 1,678% DTTN vùng nghiên cứu. Dựa vào bảng có thể thấy Hà Tĩnh có tiềm năng phát triển thủy sản khi sản lƣợng tăng dần qua các năm với tốc độ tăng 11,15%.

Diện tích rừng hiện có của tỉnh là 295.708ha. Ta thấy, phát triển lâm nghiệp của tỉnh khá là mạnh mẽ, tăng mạnh qua các năm. Chính sách bảo vệ rừng chƣa hợp lý nên khai thác gỗ và lâm sản tăng mạnh nhất tăng tới 53,7%/năm, sau đó là hạng mục thu nhặt các sản phẩm từ rừng không phải gỗ cũng không kém lên tới 49,9%, đây là một tình trạng đáng báo động. Trong khi giá trị lâm nghiệp từ việc ni trồng rừng có tăng nhƣng tăng nhẹ chỉ 11,32%/năm và các dịch vụ lâm nghiệp tăng 38,77 %.

Bảng 13: Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp giai oạn 2008 - 2012 Hạng mục Giá trị sản xuất lâm

nghiệp toàn tỉnh (tỷ ồng) Tăng trưởng (%/năm) C cấu ngành (%) 2008 2010 2012 2008 2010 2012 Tổng số 468,41 505,52 629,28 16,2 100 100 100 Trồng, nuôi rừng 70,13 84,29 86,36 11,32 17,43 16,67 10,36 Khai thác gỗ và lâm sản 301,52 374,65 681,44 53,07 74,95 74,11 81,74 Các sản phẩm thu nhặt từ rừng không phải từ gỗ 21,36 33,71 47,92 49,9 5,31 6,67 5,75 Dịch vụ lâm nghiệp 9,29 12,87 17,89 38,77 2,31 2,55 2,15

[Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2012]

Cơ cấu kinh tế của ngành Lâm nghiệp: GTSX của năm 2012 so với năm 2008 và 2010 là giảm giá trị trồng rừng từ 17, 43% năm 2009 xuống còn 16,67% năm 2010 và còn 10,36% năm 2012. Còn GTSX của khai thác gỗ và lâm sản thì chiếm lớn nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội cho sử dụng và phát triển nông nghiệp bền vững dải ven biển tỉnh hà tĩnh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)