Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM ĐẦU CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN PHÙ CỪ (Trang 40 - 42)

II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT

2.3. Hiệu quả kinh tế, xã hội, mơi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất

2.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất

a. Hiệu quả kinh tế:

Sau 10 năm khi thực hiện quy hoạch, với sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo UBND huyện, phịng Tài ngun và mơi trường cơng tác quản lý và sử dụng đất của huyện đã đạt được hiệu quả rõ rệt, đã từng bước đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian qua, cụ thể là:

- Quỹ đất được khai thác sử dụng đạt tỷ lệ khá cao (đạt 99,94%)

- Năng suất và hiệu quả sử dụng đất ngày càng tăng, kinh tế nông nghiệp tiếp tục phát triển toàn diện, bền vững và đúng hướng. Giá trị sản xuất ngành nơng nghiệp tăng trưởng bình quân 4,46%/năm. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch mạnh sang các giống cây, con cho năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật được đẩy mạnh chuyển giao, áp dụng vào trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, cùng với phát huy lợi thế sau dồn thửa đổi ruộng đã thúc đẩy từng bước hình thành các vùng sản xuất nơng nghiệp theo hướng tập trung, chuyên canh, quy mô lớn. Chăn nuôi, thủy sản phát triển theo hướng trang trại chăn ni tập trung khép kín, an tồn sinh học; cơ cấu giống đàn gia súc, gia cầm chuyển dịch theo hướng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và bền vững.

- Đáp ứng được mục tiêu an toàn lương thực.

- Dành quỹ đất đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, chỉnh trang và xây dựng mới các khu dân cư đô thị, nông thôn, quản lý chặt việc chuyển đất sản xuất nông nghiệp sang các mục đích phi nơng nghiệp; Sản xuất cơng nghiệp, xây dựng tăng trưởng khá cao; nghề và làng nghề được duy trì và phát triển. Sản xuất cơng nghiệp – TTCN và xây dựng trên địa bàn tăng trưởng bình quân 20,6%/năm.

b. Hiệu quả xã hội

Thông qua việc phân bố, sử dụng đất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, chuyển quỹ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp đã tạo được nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần ổn định đời sống cho người dân và phát triển kinh tế của địa phương. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,48%/năm. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách cho trên 16.300 lượt người có cơng, 23.430 lượt đối tượng bảo trợ xã hội với tổng số tiền trên 406 tỷ đồng; tổ chức thăm tặng quà, chúc thọ, mừng thọ nhân dịp các ngày lễ, tết, ngày kỷ niệm lớn trong năm cho trên 94.500 lượt người thuộc đối tượng người có cơng, thân nhân người có cơng, bảo trợ xã hội và người nghèo với tổng số tiền trên 26 tỷ đồng; phối hợp hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở cho 94 người có cơng và 191 hộ gia đình nghèo có khó khăn về nhà ở với số tiền trên 10 tỷ đồng.

c. Hiệu quả môi trường:

Việc quy hoạch tập trung các điểm tập kết rác thải tại các xã, thị trấn đã góp phần đáng kể cải thiện môi trường sống tại các khu dân cư.

Tuy nhiên quá trình khai thác sử dụng đất với việc đầu tư tăng thêm lượng phân hóa học, các chất tăng trưởng, thuốc diệt cỏ, phòng trừ sâu bệnh,... đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đất.

UBND huyện Phù Cừ QHSDĐ đến năm 2030 và kế hoạch SDĐ năm đầu của QHSDĐ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM ĐẦU CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN PHÙ CỪ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)